Sau khi kiểm toán viên đã thu thập được đầy đủ các thông tin liên quan đến đơn vị và môi trường của đơn vị, bao gồm các kiểm soát có liên quan, kiểm toán viên sẽ tiến hành đánh giá rủ i ro kết hợp hay rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC dựa trên những thông tin đã thu thập được.
Bảng 3.1 – Mô hình rủi ro kết hợp tại EY
Theo mô hình rủi ro kết hợp nêu trên:
- Rủi ro trọng yếu: là những rủi ro tiềm tàng có khả năng lớn gây ra những sai sót trọng yếu trên BCTC. Do đó, kiểm toán viên cần phải đặc biệt chú ý đến những rủi ro trọng yếu này nhằm đảm bảo các thủ tục kiểm toán được thiết kế phù hợp cho việc đối phó với rủi ro đó. Theo EY GAM, khi xác định rủi ro là trọng yếu thì cho dù kiểm toán viên có tin tưởng vào HTKSNB của đơn vị, kiểm toán viên cũng phải
Trang 41
Khóa luận tố t nghiệp GVHD: Ths.
thực hiện các thử nghiệm cơ bản cũng như tìm hiểu kỹ hơn các kiểm soát liên quan đến rủi ro trọng yếu này.
- Tin tưởng vào HTKSNB: Khi kiểm toán viên đánh giá là tin tưởng vào kiểm soát nội bộ của đơn vị, kiểm toán viên sẽ phải thực hiện thêm các thử nghiệm cơ bản bên cạnh việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát nhằm đối phó với những rủi ro trọng yếu đã xác định.
- Không tin tưởng vào HTKSNB: Khi kiểm toán viên đánh giá là không tin tưởng vào các kiểm soát nội bộ của đơn vị trong việc ngăn ngừa và phát hiện các sai sót tiềm tàng trên BCTC. Lúc này, kiểm toán viên sẽ không mất thời gian thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà đi thẳng vào thiết kế và thực hiện các thử nghiệm cơ bản (kiểm tra chi tiết và phân tích cơ bản). Vì kiểm toán viên cho rằng, việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát cũng không thể giúp kiểm toán viên giảm thiểu khối lượng công việc cho các thử nghiệm cơ bản được thực hiện.
Ýnghĩa của việc đánh giá rủi ro kết hợp theo mô hình trên như sau:
- Rủi ro kết hợp là “tối thiểu” khi kiểm toán viên nhận thấy độ nhạy cảm của các khoản mục và thông tin thuyết minh trọng yếu có khả năng dẫn đến các sai sót trọng yếu trên BCTC ở cấp độ cơ sở dẫn liệu là thấp và kiểm toán viên tin tưởng rằng HTKSNB được thiết kế và vận hành hiệu quả trong việc ngăn ngừa và phát hiện các sai sót xảy ra một cách kịp thời.
- Rủi ro kết hợp là “thấp” khi kiểm toán viên cho rằng mặc dù các khoản mục và thông tin thuyết minh trọng yếu có độ nhạy cảm cao, dễ dẫn đến các sai sót trọng yếu. Tuy nhiên, kiểm toán viên xác định tin tưởng vào kiểm soát nội bộ của đơn vị được thiết kế và vận hành hiệu quả trong việc ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót xảy ra.
- Rủi ro kết hợp là “trung bình” khi kiểm toán viên đánh giá độ nhạy cảm của những khoản mục và thông tin thuyết minh trọng yếu là thấp (rủi ro tiềm tàng là thấp). Tuy nhiên, kiểm toán viên lại không tin tưởng vào các kiểm soát của đơn vị. Do đó, kiểm toán viên không thể kết luận kiểm soát nội bộ của đơn vị sẽ giảm nguy cơ xảy ra rủi ro có sai sót trọng yếu cho các cơ sở dẫn liệu liên quan.
- Rủi ro kết hợp là “cao” khi kiểm toán viên đánh giá rằng độ nhạy cảm của các khoản mục, thông tin thuyết minh trọng yếu là cao, dễ dẫn đến các sai sót trọng yếu trên BCTC ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Trong khi đó, HTKSNB của đơn vị không được thiết kế và vận hành hiệu quả trong việc ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót do đó, kiểm toán viên xác định không tin tưởng vào HTKSNB của đơn vị.
Ảnh hưởng của rủi ro kết hợp được đánh giá tới việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản
Sau khi kiểm toán viên đã thực hiện việc đánh giá rủi ro kết hợp đối với từng cơ sở dẫn liệu, kiểm toán viên sẽ xác định ảnh hưởng của chúng đến việc thiết kế và thực hiện các thử nghiệm cơ bản. Khi kiểm toán viên xác định rủi ro kết hợp có sự gia tăng, kiểm toán viên cần phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp thuyết phục hơn từ việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản để đảm bảo rủi ro kiểm toán sẽ giảm xuống mức thấp có thể chấp nhận được.
Sơ đồ mối quan hệ giữa các “thử nghiệm kiểm soát” và các “thử nghiệm cơ bản” sẽ giúp người đọc hình dung rõ hơn về mối quan hệ này trong việc cung cấp những bằng chứng kiểm toán thuyết phục cho kiểm toán viên để đưa ra kết luận về BCTC của đơn vị.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.
Sơ đồ 3.2 – Rủi ro kết hợp và ảnh hưởng đến việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản
Dưới đây là bảng tổng hợp lại mối quan hệ giữa kết luận về rủi ro kết hợp và ảnh hưởng của nó đến việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản:
Bảng 3.2 – Mối quan hệ giữa rủi ro kết hợp và việc thực hiện thử nghiệm cơ bản
Rủi ro kết hợp
Tối thiểu
Đánh giá rủi ro
Kiểm toán viên nhận thấy rằng độ nhạy cảm của các khoản mục và thông tin thuyết minh trọng yếu là thấp và kiểm toán viên tin tưởng vào HTKSNB của đơn vị trong việc ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót xảy ra.
Ảnh hưởng đến việc thực hiện thử
nghiệm cơ bản
Theo EY GAM, bằng chứng thu thập từ các thử nghiệm cơ bản chỉ nhằm chứng mình các sai sót trọng yêu trong thực tế không xảy ra. Bởi vì, các kiểm soát của đơn vị đã hoạt động hiệu quả trong việc ngăn ngừa hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu.
Thấp
Trung bình
Rủi ro tiềm tàng được đánh giá là cao, các Các thử nghiệm cơ bản được thiết kế khoản mục và thông tin thuyết minh trọngvà thực hiện nhằm chứng minh rằng
yếu có độ nhạy cảm cao, dễ dẫn đến các sai rủi ro gây ra các sai lệch cao (bao gồm sót trọng yếu trên BCTC ở cấp độ cơ sở dẫn cả rủi ro trọng yếu) đã không gây ra liệu. Tuy nhiên, kiểm toán viên có đầy đủcác sai sót trọng yếu trên BCTC do các bằng chứng đáng tin cậy cho việc tin tưởng kiểm soát hữu hiệu của đơn vị. vào HTKSNB của đơn vị trong việc giảm
thiểu khả năng xảy ra các sai sót trên.
Kiểm toán viên không tin tưởng vào Các thử nghiệm cơ bản được thiết kế
HTKSNB của đơn vị trong việc giảm thiểu và thực hiện nhằm nhận diện ra các sai khả năng xảy ra các sai sót trọng yếu trên sót trọng yếu đã không được ngăn BCTC ở cấp độ cơ sở dẫn liệu mặc dù các ngừa hoặc phát hiện và sữa chữa bởi khoản mục và thông tin thuyết minh trọngHTKSNB của đơn vị.
yếu có độ nhạy cảm thấp (rủi ro tiềm tàng
Trang 43
Khóa luận tố t nghiệp
thấp).
Kiểm toán viên xác định rủi ro tiềm tàng của các khoản mục và thuyết minh trọng yếu là cao, dễ dẫn đến sai sót trọng yếu trên BCTC
Cao ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Trong khi đó,
HTKSNB của đơn vị lại không được thiết kế và vận hành hiệu quả trong việc ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót nói trên.
3.2 Vận dụng quy trình đánh giá rủi ro kiểm tcủa công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam tại đơn vị ABC
3.2.1 Sơ lược về khách hàng
Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC HCM
Công ty Cổ phần ABC Thành phố H ồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 0129VN/TCCB-LĐ ngày 4 tháng 3 năm 1995 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn ABC Việt Nam. Công ty được thành lập theo Quyết định số 768 /QĐ9 -BCT của Bộ Công thương ngày 05 tháng 02 năm 2010. Công ty trực thuộc ABC Việt Nam trên cơ sở tái cơ cấu ABC Việt Nam theo cơ cấu tổ chức của công ty mẹ. Hoạt động của Công ty được cấp phép theo Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 0300951119 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 3 tháng 3 năm 2010 và các Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh sửa đổi tiếp theo.
Vốn điều lệ: 7.318.000 tỷ đồng và Nhà nước nắm giữa 100% vốn điều lệ của công ty. Năm tài chính: bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc tại ngày 31 tháng 12 Công ty Cổ phần ABC HCM là mộ t trong những khách hàng kiểm toán năm đầu của EY, BCTC cho năm tài chính 31 tháng 12 năm 2016 của tổng công ty mẹ ABC Việt Nam do công ty kiểm toán Deloitte kiểm toán. Do đây là khách hàng kiểm toán năm đầu của EY nên quy trình đánh giá rủi ro tại công ty này được công ty rất chú trọng. Do đây là khách hàng kiểm toán năm đầu và số liệu kiểm toán lớn nên kiểm toán viên cần có thời gian trong việc tìm hiểu và đánh giá rủi ro tại đơn vị. Sau đây là những hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị và môi trường của đơn vị:
3.2.2 Các bước đánh giá rủi ro tại đơn vị ABC 3.2.2.1 Hiểu biết về đơn vị và môi trường của đơn vị
Mục tiêu: đạt được sự hiểu biết về đặc điểm của đơn vị và môi trường của đơn vị làm cơ sở cho việc đánh giá các rủi ro tồn tại ở khách hàng. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu môi trường kinh doanh tại đơn vị này còn giúp kiểm toán viên xác định được những rủi ro kinh doanh mà đơn vị đang đối mặt, làm có sở cho việc xác định ảnh hưởng của các rủi ro kinh doanh này đến các sai sót tiềm tàng trên BCTC của đơn vị.
Những thông tin kiểm toán viên cần thu thập, bao gồm:
Hiểu biết về bản chất doanh nghiệp
Ngành nghề hoạt động, kinh doanh:
Hoạt động chính của Công ty là bán điện tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ bao gồm xây dựng và nâng cấp mạng lưới điện, lắp đặt điện, sửa chữa và thử nghiệm điện, trạm điện và dịch vụ cho thuê thiết bị điện, dụng cụ nhập khẩu phục vụ cho sản xuất điện, công nghệ thông tin, tài sản cho thuê và văn phòng cho thuê.
Trang 44
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.
Công ty có 24 đơn vị trực thuộc cung cấp điện và các lĩnh vực hoạt động liên quan khác, bao gồm:
- 16 công ty điện lực phụ thuộc;
- Công ty điện lưới điện cao áp;
- Ban Quản lý dự án điện;
- Ban Quản lý Phân phối Điện (chỉ vừa mới thành lập vào cuối năm 2016)
- Công ty Kiểm định Điện;
- Công ty Vận tải và Kho bãi;
- Công ty Công nghệ thông tin;
- Trung tâm chiết nạp năng lượng;
- Trung tâm liên lạc; và
- Ban Quản lý cao ốc văn phòng.
Hình 3.1 – Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các đơn vị trực thuộc ABC
Hoạt động kinh doanh chính trong kỳ hiện tại
- Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện;
- Chỉ huy điều hành hệ thống sải xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
- Xuất nhập khẩu điện năng;
- Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện;
Khóa luận tố t nghiệp GVHD: Ths.
- Quản lý, vận hành, sữa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tại, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây chuyền sản xuất, truyền tải và phân phối
điện, công trình điện;
- Thí nghiệm điện;
- Công nghệ thông tin, và;
- Hoạt động cho thuê văn phòng. Cơ cấu sở hữu và cấu trúc quản trị
Tổng công ty cổ phần ABC HCM có trụ sở chính tại 35 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Theo như yêu cầu của Uỷ Ban thành phố Hồ Chí Minh về cơ sở hạ tầng điện thì tổng công ty cổ phần ABC HCM sẽ được giao cho Tổng công ty – Tập đoàn ABC Việt Nam quản lý.
Loại hình đầu tư (công ty liên kết, liên doanh, hợp nhất, hợp danh hay các doanh nghiệp có mục đích đặc biệt khác)
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2016, cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp bao gồm hai công ty liên kết sau:
Electro Mechanical Company (EMEC) Ho Chi Minh City Electric Power Trading Investment Corporation (“Tradicorp”)
Tổng cộng
Công ty áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu để kế toán cho các khoản đầu tư vào công ty liên kết thay vi phương pháp giá gốc.
Cơ cấu tổ chức và cấu trúc tài
chính Cơ cấu tổ chức:
- Chủ tịch tổng công ty hiện nay là ông Lê Văn Phước
- Các thành viên Ban Tổng giám đốc hiện nay bao gồm các ông (bà) sau đây: Ông Lê Văn Phước Tổng Giám đốc
Ông Nguyễn Văn Lý Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh điện năng Ông Trần Khiêm Tuấn Phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật
Ông Phạm Quốc Bảo Phó Tổng Giám đốc phụ trách xây dựng cơ bản
Ông Tăng Nái Tòng Phó Tổng Giám đốc phụ trách công nghệ thông tin, tài chính
- Kiểm soát viên chuyên trách của Tổng Công ty trong năm và tại ngày lập BCTC là ông Nguyễn Minh Hải.
Cấu trúc tài chính:
Tại ngày 30 tháng 6 năm 2017, cấu trúc tài chính của đơn vị như sau:
Vốn chủ sở hữu: 1.218.000.000 VND Nợ: 579.141.350.229 VND
Tỷ số nợ: 48%
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths.
Bên canh đó, kiểm toán viên cũng tiến hành phỏng vấn các Trưởng bộ phận và các nhân sự chủ chốt trong công ty, những người có thể hỗ trợ kiểm toán viên xác định rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC:
Họ và tênName(s): Chức vụ
Nguyễn Duy Quốc Việt Kế toán trưởng Nguyễn Thị Thanh Hương Ban giám sát
Phan Lương Trung Kế toán tổng hợp
Trần Văn Lê Hà Trưởng bộ phận Kiểm toán nội bộ
Chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị ABC
BCTC của đơn vị được trình bày bằng đồng Việt Nam (VNĐ) và được lập trên nguyên tắc tuân thủ các quy định theo Hệ thống Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam và Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành.
Các tài liệu liên quan đến chính sách kế toán tại đơn vị như:
- Thông tư 195/2012/TT-BTC về việc hướng dẫn kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư;
- Thông tư 45/2013/TT-BTC về việc hướng dẫn sử dụng, quản lý và trích khấu hao tài sản cố định;
- Thông tư 220/2013/TT-BTC về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, hướng dẫn phương pháp lập và trình bày BCTC hợp nhất, và các quy định, chính sách kế toán liên quan khác được đơn vị áp dụng.
Ứng dụng của công nghệ thông tin vào trong công tác kế toán
Tổng công ty Cổ phần ABC HCM áp dụng mới Hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiêp (ERP) vào trong hoạt động kinh doanh của đơn vị mình t ừ năm 2016. Một rủi ro được nhận dạng do sự thay đổi này là việc chuyển dữ liệu từ hệ thống cũ sang hệ thống mới có thể chưa đầy đủ và chính xác.
Quá trình xử lý thông tin, các giao dịch chủ yếu dựa vào hệ thống CMIS và hệ thống ERP. Dữ liệu liên quan đến các giao dịch hằng ngày của đơn vị sẽ được ghi nhận vào trong hệ thống CMIS, POS và các kênh thanh toán của hệ thống ngân hàng và sau đó dữ liệu sẽ được chuyể n sang hệ thống CMIS. Tiếp theo, hệ thống CMIS sẽ tiến hành xử lý và chuyển số tổng của các giao dịch sang hệ thống ERP.
Có thể thấy, đơn vị ABC có ứng dụng công nghệ thông tin một cách mạnh mẽ vào trong hoạt động kinh doanh nói chung, cũng như công tác kế toán tại đơn vị nói riêng. Chính vì lý do đó, kiểm toán viên đặc biệt lưu ý vấn đề này, cũng như tìm hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của việc ứ ng dụ ng hệ thống đến công tác kế toán tại đơn vị. Từ đó, đánh giá rủi ro xảy ra các sai sót trọng yếu trên báo cáo có thể xảy ra từ hệ thống công ty đang sử dụng.
Kết luận: Thông qua tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến đơn vị ABC, kiểm toán viên nhận thấy các rủi ro sau: