Theo kết quả thống kê diện tích đất đai của cả nước Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.123.077 ha, bao gồm: diện tích nhóm đất nông nghiệp là 27.302.206 ha; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 3.697.829 ha; diện tích nhóm đất chưa sử dụng: 2.123.042 ha[Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia, 2015] ;
Diện tích đất bình quân đầu người ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế giới. Ngày nay với áp lực về dân số và tốc độ đô thị hóa diện tích đất đai nước ta ngày càng giảm, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp. Vì vậy, vấn đề đảm bảo lương thực, thực phẩm trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đang là một áp lực rất lớn. Do đó việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nông nghiệp càng trở nên quan trọng đối với nước ta.
Từ những năm 1990 đến nay, viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu đánh giá, đất trên phạm vi toàn quốc với 9 vùng sinh thái và nhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu tư như Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng (1994) với “Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam” hay Nguyên Công Pho (1995) với “Đánh giá khả năng sử dụng đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long”… Tháng 1 năm 1995, viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã tổ chức hội thảo về đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Hội nghị đã tổng kết, đánh giá ứng dụng quy
định đánh giá của FAO vào thực tiễn ở Việt Nam, nêu những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để đưa kết quả đánh giá vào quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả. Thông qua việc đánh giá khả năng thích hợp của đất đai để thấy tiềm năng đa dạng của nông nghiệp, khả năng tăng vụ, lựa chọn hệ thống sử dụng đất, loại hình sử dụng đất phù hợp để tiến tới sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao hơn.
Quy trình đánh giá đất của FAO được vận dụng trong đánh giá đất đai của Việt Nam từ các địa phương đến các vùng, miền của toàn quốc. Những công trình nghiên cứu để triển khai sâu rộng ở một số vùng sinh thái lớn có đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu:
- Vùng đồng bằng sông Hồng với những công trình nghiên cứu có kết quả đã công bố của các tác giả Cao Liêm, Vũ Thị Bình, Quyền Đình Hà(1992, 1993), Phạm Văn Lang(1995). Trong công trình nghiên cứu đã vận dụng phương pháp đánh giá đất của FAO, thực hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/250.000 cho phép đánh giá ở mức độ tổng hợp phục vụ cho quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định vùng đồng bằng sông Hồng có 33 đơn vị đất đai (22 đơn vị đất đai thuộc đồng bằng và 11 đơn vị đất đai thuộc đất đồi núi). Loại hình sử dụng đất của vùng rất phong phú và đa dạng với 3 vụ chính là vụ xuân, vụ mùa và vụ đông.
- Vùng Đông Nam bộ có các công trình nghiên cứu của Trần An Phong, Phạm Quang Khánh, Vũ Cao Thái (1990), nghiên cứu về môi trường tự nhiên kinh tế - xã hội, đặc điểm các đơn vị đất đai, hiện trạng sử dụng đất, các loại hình sử dụng đất, phân tích tài chính, đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường, đánh giá đất thích hợp và lựa chọn các loại hình sử dụng đất bền vững trong nông nghiệp của từng vùng. Trên bản đồ đơn vị đất đai và hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/250.000 đã thể hiện 54 đơn vị đất với 602 khoanh có 7 loại hình sử dụng đất chính, 49 loại hình sử dụng đất chi tiết với 94 hệ thống sử dụng đất trong nông nghiệp, trong đó có 50 hệ thống sử dụng đất được chọn.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã góp phần đặt nền móng cho sự nghiên cứu và sử dụng đất theo quan điểm sinh thái lâu bền, bước đầu hoàn thiện quy trình về đánh giá đất theo FAO và đưa ra những kết quả mang tính khái quát. Tuy
nhiên, các công trình nghiên cứu phần lớn mới chỉ dừng ở mức độ vĩ mô, những nghiên cứu chi tiết còn chưa được thực hiện nhiều. Việc đánh giá đất theo quan điểm sinh thái phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm cho cấp huyện mới chỉ có một số công trình nghiên cứu như: Đỗ Nguyên Hải (2001); Đào Châu Thu, Nguyễn Ích Tân (2004).
Từ những nghiên cứu trên đã nêu ta có thể thấy các các công trình nghiên cứu của các tác tác giả là cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử dụng đất trong thời gian tiếp theo.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU