Một số bài thuốc liên quan được người dân huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc và bài thuốc dân gian của người dân tại huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam. (Trang 74 - 83)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.5. Một số bài thuốc liên quan được người dân huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng

Nam sử dụng

Bảng 3.8. Một số bài thuốc được người dân sử dụng

Nhóm bệnh

Bài

thuốc số Bài thuốc

Các lưu ý khi sử dụng 1. Bệnh về Da

mề đay rượu trắng. Để lắng lấy phần nước uống. Phần xác đắp lên chỗ nổi mề đay. Kết hợp với việc nấu lá Khế tắm, bệnh sẽ thuyên giảm.

2

Dùng que tre thọc vào thân cây Chuối chát, hứng lấy nước thoa vào chỗ nổi giác mề đay. Làm như vậy ngày 2-3 lần bệnh sẽ giảm.

3 Lá Mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, bôi lên vết lở, nổi.

2. Mụn

bọc 4

Dùng 30g gai Bồ kết nấu cùng với 100ml giấm gạo đến khi được hỗn hợp đặc là được. Dùng bông gòn thấm vào dung dịch trên rồi xoa trực tiếp lên nốt mụn bọc, sử dụng kiên trì trong thời gian dài sẽ có tác dụng rõ rệt. Phụ nữ có thai không nên dùng. 3. Mụn nhọt 5

Dùng hạt cây Cam thảo dây giã nhỏ. Trộn với rượu trắng cho sền sệt rồi đắp vào chỗ mụn nhọt. Mụn sẽ vỡ mủ. Hạt cườm cườm có độc. 4. Ngứa ngoài da 6 Lá Muồng trâu sắc đậm đặc dùng để tắm, hoặc đắp thẳng lên da.

5. Bỏng 7

Khi bị bỏng phải lập tức vặt ngay một nắm cả cây, lá, hoa Mười giờ đem giã nhỏ và đắp ngay. Vừa đắp, vừa giở liên tục cho mát. Khi nắm lá không còn mát thì thay ngay nắm khác. Cứ thế tiến hành đến khi hết nóng rát.

6. Mụn

cóc 8

Giã nhuyễn hoa Mười giờ xoa đều đặn ngày 3 lần. Kiên trì mụn cóc sẽ mất.

7. Thủy

đậu 9

Lá Dâu tằm, cỏ Mần trầu, lá Tre tươi, Cam thảo đất. Sắc lấy nước uống.

4. Bệnh về đường Tiêu hóa

8. Giun,

sán 10

Dùng hạt Keo giậu tươi ăn hoặc dùng hạt khô rang lên cho nở, tán bột uống, hoặc thêm đường làm thành bánh. Ngày dùng 10-15g (trẻ em) hoặc 25-50g (người lớn) uống vào sáng sớm lúc đói, liên tục trong 3-5 buổi sáng. Có thể phối hợp với các loại hạt khác như Sử quân tử thì hiệu quả càng cao. Ăn nhiều hạt keo có thể bị rụng tóc. 9. Chướng bụng, đầy hơi 11

Nướng trái Bồ kết khô, để vào cái bô (bô đi tiểu). Sau đó ngồi lên để hơi bồ kết xông vào cơ thể qua hậu môn. Xông khoảng 3-4 phút thì ngưng.

10. Táo bón

12

Lá Mơ lông (lá thúi địt) thái nhuyễn trộn vào một lòng đỏ trứng gà ta. Gói vào lá chuối chưng cách thủy đến khi trứng chín thì lấy ra ăn. Ngày ăn 1 lần, bệnh sẽ giảm.

13

Mè đen rang chín trộn với mật ong. Dùng trong bữa ăn. Kiên trì 2 – 3 ngày sẽ thấy hiệu quả.

11. Trúng thực

14 Lá cây Cức lợn, tép Tỏi giã nhuyễn, thêm một ít rượu trắng. Để lắng sau đó uống.

15

Thọc ổ con dò dò, nướng trong than bếp cho nóng. Sau khoảng 3 phút lấy ra bỏ vào nước lọc. Để lắng và uống.

12. Trĩ 16 Lá Nhiếp cá giã nhuyễn với một ít muối sống. Để lên miếng gạt, đặt trực tiếp vào

hậu môn. Khoảng 1 giờ đồng hồ thì thay. Làm vậy giúp bướu trĩ đỡ sưng đau. Hoặc ăn lá nhiếp cá tươi liên tục trong khoảng hai tuần, bệnh sẽ giảm.

17

Hái khoảng 4 – 5 lá Đu đủ tía. Giã nát cả lá, bọc vào miếng vải mỏng, đắp vào hậu môn ngồi lên đúng 5 phút. Không ngồi lâu hơn 5 phút. Làm liên tục ngày 1 lần trong vòng 1 tuần thì bệnh đỡ hẳn, sau 1 tháng thì khỏi bệnh. 13. Thương hàn 18 Cỏ Mực, rễ Tranh, rễ Bồ ngót, lá Dâu, Mã đề. Sao vàng, sắc uống. 14. Đau dạ dày 19

Bột Nghệ vàng đem trộn đều với mật ong, viên thành từng cục vừa uống. Ngày 5 viên, kiên trì bệnh sẽ hết.

Ăn đúng giờ, ăn chậm, nhai kĩ

20

Chè lá Dung nấu nước uống thường phục thay cho trà. Có thể nấu cùng với Chè vằng: 2 nắm lá Dung, 1 nắm lá Chè vằng. Không dùng cho người huyết áp thấp 2. Bệnh về Hệ tuần hoàn 15. Bẩm móng tay, móng chân 21

Sâm đại hành giã nhuyễn với muối sống, cho vào miếng gạc đắp vào chỗ móng bị bẩm. Kiên trì đắp khoảng 1 tuần thì móng sẽ giảm bị bẩm.

16. Tiểu

đường 22

Rang hạt Mè đen, sau đó giã nhuyễn cho gia vị vào cho vừa ăn. Người dân gọi là muối mè. Nấu cơm bằng gạo Lức. Kiêng trì ăn muối mè với cơm từ gạo lức bệnh sẽ tiến triển tốt.

17. Huyết áp cao

23

Cây Dừa cạn bông màu trắng, Hoa hèo, Lạc tiên, Thảo tuyết Minh. Trộn chung, nấu nước uống.

24

Cả cây cỏ Mần trầu (500g), rửa sạch, băm nhỏ, giã nát, thêm một chén nước đun sôi để nguội, lọc lấy nước cốt, thêm ít đường uống. ngày 2 lần sáng và chiều.

25

Trái Mướp tươi, Chanh, đường phèn vừa đủ. Mướp gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Kiên trì dùng khoảng 10 ngày sẽ thấy tác dụng.

3. Bệnh về đường Hô hấp

18. Ho

26

Bôi vôi trắng vào một trái Chanh. Sau đó lùi vào tro nóng khoảng 5 phút thì lấy trái chanh ra. Cắt đôi vắt nước uống. Uống ngày 2- 3 lần, ho sẽ giảm.

27

Cây Hương nhu tía, Cam thảo đất, Cam thảo dây, Rau má, lá Chanh rừng, vỏ Quýt, rễ Dâu, trộn chung, phơi khô. Sắc uống.

28

Dùng hoa Đu đủ đực và một ít đường phèn cho vào một cái chén. Chưng cách thủy. Đem ra ăn khi còn nóng. Kiên trì ăn ngày 2- 3 lần.

29

Gừng giã nhuyễn với muối sống. Cho vào băng gạt cột chặt vào lòng bàn chân. Đắp trước khi đi ngủ. Để đến sáng tháo gạt. 30 Hoa cây Bướm bạc chưng cách thủy với

đường phèn uống ngày 3 lần. 19. Viêm

xoang 31

Cây Bù xít dã dập vắt nước, nhỏ trực tiếp vào mũi hoặc dùng một nắm nấu nước uống thường xuyên từ 1 tuần đến 10 ngày.

4. Bệnh về Răng

20. Nhứt

răng 32

Khi bị nhứt răng dùng khoảng 2g trái Thầu đâu cứt chuột sắc với khoảng 1 lít nước. Đến khi nước keo đặc lại thì ngưng. Dùng nước đó bôi vào chỗ nhứt răng sẽ đỡ. 21. Giữ vệ sinh răng miệng 33

Lá Trầu không hái tươi. Đun sôi lá trong nước.Dùng nước súc miệng hằng ngày có tác dụng bảo vệ răng và hơi thở thơm mát.

5. Bệnh về hệ Thần kinh

22. Mất

ngủ 34

Hành tây cắt đôi bỏ vào gối ngủ. Làm như vậy vài đêm sẽ thấy hiệu quả.

23. Đau đầu, mất ngủ

35

Hái: dây Lạc tiên, rễ Tranh, rễ cây Trinh nữ, tim Sen. Bằm nhỏ phơi khô. Nấu nước uống thường phục. Bệnh sẽ thuyên giảm

Tốt nhất là hái vào buổi sáng

24. Đau đầu kinh niên

36

Lá Mãn cầu, Cam thảo dây, củ Gấu, rễ Đinh lăng, Củ Bạch chỉ, lá Dâu non. Băm nhuyễn trộn đều các vị thuốc, nấu nước uống hằng ngày.

6. Bệnh về đường Tiết niệu

25. Sỏi

thận 37

Lựa trái Thơm chín mọng. Để nguyên lùi vào tro nóng khoảng 10 phút. Lấy ra vắt lấy nước uống. Ngày làm 1-2 lần. Kiêng trì bệnh sẽ giảm.

38

Dùng 1 nắm Ngò gai đem hơ qua lửa cho héo lại sau đó sắc cùng với 3 chén nước, sắc cho đến khi còn 2/3 nước nữa thì được. Nam giới nên uống liên tục trong vòng 7 ngày còn với nữ giời nên uống liên tục trong 9 ngày sẽ phát huy hiệu quả. 26. Lợi

tiểu 39

Râu Bắp phơi khô, lá Mã để. Mỗi lần nấu một nắm nhỏ, uống thường xuyên.

27. Phù

thận 40

Cây Chuối chát chặt ngang thân cách mặt đất khoảng 10 cm, khoắt 1 lỗ chính giữa, bỏ vào cục đường, cách 1 đêm, sáng ngày lấy nước uống.

28. Đái

gắt 40

Củ Chuối, củ Thơm, rau Bắp. Sắc nước uống.

29. Đái

đêm 41

Lá Trinh nữ hoàng cung, cây Mã đề, Cam thảo dây. Sắc uống ngày 2-3 lần trong ngày.

30. Viêm

thận 42

Dứa quả, rễ cỏ Tranh tươi, sắc uống thường phục.

7. Bệnh về Xương, Khớp

31. Gai cột sống

43

Dền gai, Ngũ sắc, Ngà voi, Ngải cứu, Bù xít, Lá lót. Bằm nhuyễn phơi khô. Nấu nước uống thường xuyên.

Cắt vào buổi sáng sớm.

44 Rễ Gai, rễ cây Mắc ó, rễ cây Khỉ, rễ Dâu trộn chung phơi khô. Sắc uống hằng ngày.

32. Đau

khớp 45

Trầu vấp (lá ở sát gốc), Đu đủ tía, Ngải cứu, Hành tím, Rau răm giã nhuyễn với muối sống. Sau đó bỏ hỗn hợp đã giã vào gạt bó vào khớp bị đau. Kiên trì làm bệnh

sẽ giảm.

46 Củ Trinh nữ hoàng cung nướng cho nóng, đập dập, băng đắp nơi sưng đau.

33. Đau lưng

47

Rễ cây Ngũ sắc, rễ cây Đại bi, lá Lốt rừng, Cỏ gấu, Dây kim cang, Ngũ trẩu, rễ cây Nhàu vàng. Hái về bằm nhuyễn, phơi khô, nấu nước uống hằng ngày thay cho trà.

Cắt các vị thuốc vào buổi sáng

48

Lá lốt và lá Ngải cứu, liều lượng bằng nhau, giã nát, chế thêm giấm, chưng nóng đắp, chườm ngày 2 lần để giảm đau lưng.

49

Dùng Gừng tươi, Hành củ bằm nhuyễn trộn với bột mỳ sao nóng rồi đáp nên chỗ đau.

8. Bệnh về Gan

34. Xơ

gan 50

Vỏ Gáo, Cỏ sữa lớn lá, Cỏ xước toàn cây. Ba vị bằng nhau, mỗi vị 10g. Sắc uống trong ngày. Dùng liền trong 10 - 15 ngày

35. Viêm

gan B 51

Hái cả cây Chó đẻ răng cưa rửa sạch phơi khô, nấu nước uống hằng ngày.

36. Gan nhiễm mỡ

52 Cây Chè vằng. Cắt cả dây về nấu nước uống như trà.

9. Bệnh phụ nữ

37. Máu

trắng 53

Hoa cây Dậy trắng, bông Trang trắng, vỏ Xoài tượng, trễ Tranh, trễ Trinh nữ. Bằm nhuyễn phơi khô nấu nước uống thường phục.

38. Lùi ngày hành

54

9 hạt Đậu xanh nhai sống sẽ lùi được ngày hành kinh.

kinh 39. Kinh nguyệt không đều 55

Lấy cây rau Diếp cá tươi cùng với lá Ngãi cứu giã nhỏ rồi lọc lấy nước uống hàng ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

56

Lá Mò hoa đỏ, Hương phụ, Ích mẫu, Ngải cứu. Hái tươi, sắc uống 2 – 3 lần ngày. Uống liên tục trong 2 – 3 tuần lễ.

Uống sau khi sạch kinh 5 – 7 ngày. 40. Bị cảm khi đang có thai 57

Dùng mỗi loại 1 nắm lá Tía tô và Kinh giới sau đó sắc lấy 1 bát nước uống khi còn ấm.

41. Lợi

sữa 58

Hái lá Chè vằng nấu nước uống thường phục hằng ngày như trà. 42. Thông kinh nguyệt 59

Dùng Cỏ roi ngựa, Ích mẫu, cỏ Tháp bút, Ngải cứu. Tất cả đem sắc với nước uống ngày 2 lần Uống trước khi hành kinh 10 ngày. 43. Ngứa đau bộ phận sinh dục 60

Lấy 1 nắm to hạt Mã đề nấu lấy nước ngâm rửa ngày 2 lần sáng, tối.

10.Bệnh cảm, sốt

45. Cảm cúm

61

Lá Tre, lá Sả, lá Bưởi, Ngải cứu, Hương nhu, Bạc hà, Tía tô mỗi thứ một nắm to. Nấu nước xông.

62

Lá Tía tô 1 nắm, vỏ Quýt khô lâu năm 1 cái, gừng 3 lát. Đun nước sôi rồi cho 3 thứ vào, đun lại cho sôi, uống nóng. Nếu khó uống cho ít đường phèn.

63

Lá Bưởi, lá Sả, lá Hương nhu, lá Tre. Tất cả cho vào nồi, lấy lá chuối bịt kín miệng nồi, đun sôi 5 phút rồi đem xông.

46. Sốt

cao 64

Cỏ mực, Sài đất, củ Sắn dây mỗi vị 20g, 16g Cam thảo đất, 16g cây Cối xay, 12g Ké đầu ngựa, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang. 11.Bệnh ở trẻ em 47. Trôm sảy ở trẻ em 65

Sài đất rửa sạch,vò nát, pha nước tắm cho trẻ.

48. Chốc

đầu 66

Bồ kết đốt thành than, tán nhỏ. Bôi vào chổ có nổi chốc. 49. Ra mồ hôi tay, chân 67 Dùng 2 lá Lược vàng và 7 lá Mồng tơi (nam) hoặc 9 lá Mồng tơi (nữ) giã nhuyễn vắt lấy nước uống vào buổi tối sau khi ăn. Uống liên tục trong 5 – 10 ngày.

50. Ho 68

Rau diếp cá rửa sạch, cho vào cối giã thật nhuyễn, sau đó, đun sôi và giảm nhỏ lửa. Lọc lấy nước cho bé uống. Có thể cho thêm chút đường vào để bé dễ uống. Mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần, uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ.

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc và bài thuốc dân gian của người dân tại huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam. (Trang 74 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)