Kết quả điều tra về thái độ của người dân huyện Duy Xuyên với nguồn tà

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc và bài thuốc dân gian của người dân tại huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam. (Trang 85 - 86)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.6.3. Kết quả điều tra về thái độ của người dân huyện Duy Xuyên với nguồn tà

3.6.3. Kết quả điều tra về thái độ của người dân huyện Duy Xuyên với nguồn tài nguyên cây thuốc tài nguyên cây thuốc

Bảng 4.2. Thái độ của người dân Duy Xuyên đối với nguồn tài nguyên cây thuốc

STT Thái độ của người dân

Số

người Tỷ lệ %

Độ tuổi (đơn vị tuổi)

80 20 - 40 41 - 55 56 – 70 71 trở lên

1 Có quan tâm

nhưng ít 17 21,25 9 5 3 0

2 Quan tâm nhiều 42 52,5 5 11 17 9

3 Quan tâm rất

nhiều 14 17,5 3 3 7 1

4 Không quan tâm 7 8,75 5 1 1 0

Qua bảng điều tra cho thấy tỷ lệ người dân quan tâm đến cây thuốc rất cao, có 73 người trong tổng số 80 người điều tra (chiếm 91,25%). Điều này rất thuận lợi cho công tác bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc. Trong quá trình điều tra chúng tôi đi sâu hơn về thái độ của người dân trong từng độ tuổi khác nhau. Kết quả điều tra được như sau:

- Trong 17 người có ý kiến “Có quan tâm nhưng ít” thì độ tuổi 20 – 40 chiếm 53%, độ tuổi 41 – 55 chiếm 29,4%, độ tuổi 56 – 70 chiếm 17,6%.

- Trong 42 người có ý kiến “Quan tâm nhiều” thì độ tuổi 20 – 40 chiếm 12%, độ tuổi 41 – 55 chiếm 26,2%, độ tuổi 56 – 70 chiếm 40,5%, độ tuổi 70 trở lên chiếm 21,4%.

- Trong 14 người có ý kiến “Quan tâm rất nhiều” thì độ tuổi 20 – 40 chiếm 21,4%, độ tuổi 41 – 55 chiếm 21,4%, độ tuổi 56 – 70 chiếm 50%, độ tuổi 70 trở lên chiếm 7,14%.

- Đối với 7 người có ý kiến “Không quan tâm” đa phần là những người trẻ tuổi 20 – 40 chiếm 71,4%, độ tuổi từ 41 – 55 và 56 – 70 chiếm 14,3%.

Như vậy người dân nơi đây có quan tâm đến nguồn tài nguyên cây thuốc nhưng hầu hết kiến thức và sự quan tâm tập trung chủ yếu ở người lớn tuổi. Đây là những người rất có kinh nghiệm trong việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh nhưng để truyền lại những kinh nghiệm đó cho lớp trẻ thì rất khó vì đa số người trẻ còn thờ ơ đối với nguồn tài nguyên cây thuốc. Bên cạnh đó những phương thuốc hay, thuốc quý thường được họ giấu kín và rất ít khi truyền ra ngoài. Chính những điều này đã làm mai mọt dần nguồn tri thức quí về thuốc nam và chính chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm ra những cây thuốc và bài thuốc quí.

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc và bài thuốc dân gian của người dân tại huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam. (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)