Xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc và bài thuốc dân gian của người dân tại huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam. (Trang 86)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.7. xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc

3.7.1. Khai thác hợp lý

Cây thuốc cũng chính là nguồn tài nguyên thực vật có thể tái sinh được nhưng hiện nay đang bị khai thác quá mức mà không có khái niệm trồng, phục hồi. Nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên thuốc có thể bị suy thoái không thể tái tạo lại. Chính vì vậy cần tuyên truyền, hướng dẫn các lang y, người dân tại địa phương khai thác hợp lý để có thể bảo vệ, tái phục hồi các loài thuốc quý. Tránh làm cạn kiệt nguồn cây thuốc để có thể tiếp tục khai thác trong tương lai.

Khoanh vùng, nắm được trữ lượng đối tượng khai thác:

1. Khu vực khai thác ngay: Cây mọc tập trung, phần lớn là cây trưởng thành. 2. Khu vực chọn lọc: Chỉ chọn những cây lơn, số lượng nhiều, bảo vệ cây còn nhỏ. 3. Khu vực bảo vệ: Đa số cây còn nhỏ, rất ít cây lớn.

- Chỉ thu hái các bộ phận làm thuốc, tránh chặt phá cả cây. - Chỉ thu hái các cây thuốc đã trưởng thành.

- Chú ý lưu trữ các cây gieo giống.

- Thu hái theo thời vụ, điều này giúp ích cho việc thu được dược liệu có hàm lượng hoạt tính cao mang lại giá trị về kinh tế.

3.7.2. Tư liệu hóa các bài thuốc dân tộc

Cây thuốc dân tộc và tri thức bản địa về sử dụng cây cỏ làm thuốc của các dân tộc ở Việt Nam là nguồn tài nguyên vô giá, có giá trị khoa học và có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Việc tư liệu hóa lại các bài thuốc dân tộc góp phận vào công cuộc phát triển cây thuốc cổ truyền dân tộc nói chung và tri thức y học bản địa của người dân huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam nói riêng.

Để có thể tư liệu hóa các bài thuốc chữa bệnh cần phải có sự hỗ trợ nhiệt tình của người dân địa phương, những người già có kinh nghiệm. Cùng với đó là những cán bộ có trình độ, thân thiện, quan hệ tốt với người dân địa phương. Đồng thời cần nâng cao kiến thức của người dân về ý thức bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc, xóa bỏ quan niệm bảo thủ là điều rất cần thiết trong công tác bảo tồn và phát triển. Tìm hiểu thông tin đầy đủ về cây thuốc như tên thuốc, công dụng, phân bố bộ phận sử dụng, các bài thuốc kết hợp. Ghi chép đầy đủ, đóng thành tập có đầy đủ thông tin, hình ảnh đem lưu trữ cẩn thận. Có như vậy nguồn tri thức bản địa về tài nguyên cây thuốc của người dân huyện Duy Xuyên mới mong được lưu truyền.

3.7.3. Công tác bảo tồn

Nguồn tri thức bản địa về cây thuốc, bài thuốc của người dân địa phương là rất phong phú nhưng nếu không được bảo tồn đúng cách thì sẽ dần mai mọt và mất đi. Trước tiên phải nâng cao ý thức của người dân về giá trị to lớn mà nguồn tài nguyên này mang lại thì khi đó công tác bảo tồn mới thực sự đạt kết quả cao.

Có biện pháp hợp lý để lưu trữ những cây thuốc quý, có số lượng ít và nghiên cứu điều kiện sinh thái của từng loại cây để có thể đưa vào trồng ở các vườn thuốc nam ở trung tâm y tế.

Huy động sự tham gia của người dân địa phương, đặc biệt là người am hiểu về cây thuốc là vô cùng quý báu giúp cho hoạt động bảo tồn đem lại nhiều kết quả hơn. Có biện pháp xử lý mạnh đối với những trường hợp khai thác sai quy định, lạm dụng quá mức nguồn tài nguyên cây thuốc. Khuyến khích người dân trồng và phát triển các mô hình trồng cây thuốc tại nhà.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình điều tra chúng tôi đã thu được một số kết quả sau: - Điều tra, thu thập được 124 loài thuộc 114 chi, 48 họ.

- Liệt kê được 78 hình ảnh các cây thuốc được sử dụng ở huyện Duy Xuyên.

- Xác định được 3 loài cây thuốc nằm trong sách đỏ Việt Nam.

- Kết quả phân tích về sự đa dạng cây thuốc được thể hiện trong bảng 3.1, các loài thực vật thuộc 3 ngành là ngành Dương Xỉ, ngành Hạt trần, ngành Hạt kín, đa số cây thuốc thuộc ngành Hạt kín.

 Ngành Dương Xỉ (Polypodiophyta) có 2 loài (chiếm 1,61%) thuộc 2 chi, 2 họ.

 Ngành Hạt Trần (Gymnospermae) có duy nhất 1 loài (chiếm 0,81%) thuộc 1 chi, 1 họ.

 Ngành Hạt Kín (Angiospermatophyta) với 121 loài (chiếm đến 97,58%) thuộc 111 chi, 45 họ.

- Các cây thuốc phân bố không đồng đều trên các sinh cảnh khác nhau, trong đó sinh cảnh rừng tự nhiên, sinh cảnh trảng bụi, trảng cỏ và sinh cảnh vườn thuốc nam chiếm ưu thế cao nhất. Sinh cảnh rừng trồng có sự phân bố của cây thuốc rất thấp.

- Các bộ phận được sử dụng làm thuốc rất đa dạng, trong đó bộ phận thường được dùng nhiều nhất là rễ và lá cây.

- Thống kê được 17 nhóm bệnh khác nhau và số lượng các cây thuốc ở mỗi nhóm bệnh. Đây là những bệnh thường gặp trong đời sống của người dân huyện Duy Xuyên.

- Sưu tầm được 68 bài thuốc hay được người dân huyện Duy Xuyên sử dụng chữa các bệnh như: mẩn ngứa ngoài da, mụn nhọt, đau lưng, gai cột sống, táo bón, đau đầu, mất ngủ, gan nhiễm mỡ, đau răng, mề đay, huyết trắng, ho…Đây là

các bài thuốc được điều tra từ người dân trong huyện, họ đã sử dụng và có hiệu quả rất cao trong việc chữa bệnh.

- Đánh giá thái độ của người dân đối với nguồn tài nguyên cây thuốc.

2. Kiến nghị

- Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc trồng và bảo vệ nguồn tài nguyên cây thuốc, nâng cao nhận thức trong việc truyền lại kinh nghiệm sử dụng cây thuốc và bài thuốc dân gian.

- Đầu tư thêm về số lượng cây và quy mô của các vườn thuốc Nam ở các xã của huyện để phục vụ cho công tác bảo tồn và nhu cầu sử dụng của người dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt.

[1] Báo cáo tham luận hội Đông y huyện Duy Xuyên - năm 2015, Chuyên đề:

“Bảo tồn cây thuốc quý và thừa kế bài thuốc hay”

[2] Nguyễn Tiến Bân (2001 – 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam. NXB Giáo dục

[3] Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương (1980), Sổ tay cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản y dược Hà Nội.

[4] Tài liệu Điền dã tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

[5] Võ Văn Chi (1999), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập 1. NXB Y học Hà Nội. [6] Nguyễn Thúy Dần (2007), Giáo trình dược liệu. NXB Hà Nội.

[7] Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, tập 1. NXB trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. [8] Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 2. NXB trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. [9] Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 3. NXB trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. [10] Đỗ Tất Lợi (2000), Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học Hà Nội. [11] Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. NXB

nông nghiệp Hà Nội.

[12] Tuệ Tĩnh (1996), Nam thần dược liệu ( bản dịch, tái bản lần thứ tư). NXB Y dược, Hà Nội.

[13] Lý Thời Trân (1963), Bản thảo cương mục. NXB Y học Hà Nội. (1963) [14] Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Bộ Y tế, Viện Dược liệu (2005), Dược điển Việt

Nam, Giáo trình sau Đại học, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

[15] Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Bộ Y tế, Viện Dược liệu (2005), Nghiên cứu thuốc từ thảo dược, Giáo trình sau Đại học, NXB Khoa học và ỹ thuật, Hà Nội. [16] Khoa học và Công nghệ, Viện hoa học và Công nghệ Việt Nam ( 2007), Sách

Đỏ Việt Nam, phần II – Thực vật. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

Tài liệu nước ngoài.

[17] Brummitt R. K (1992). Vascular plant Fammilies and Genera, Kew, Great Britain, Royal Botanic Garden.

[18] Dioscorides . De material Medica, Hy Lạp.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của người dân huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

PHIẾU ĐIỀU TRA, THU THẬP CÂY THUỐC

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Số thu thập:………...

2. Ngày, tháng, năm thu thập:……….

3. Tên người cung cấp:……….

4. Nơi thu thập:……….

Thôn (Bản):……….. Xã (Phường):………...

Huyện (Quận):………. Tỉnh (Thánh phố):………

Kinh độ (E/W):……… Độ cao so với mặt biển (m):……….

6. Tên thông thường của cây trồng:………

7. Tên khoa học:………

8.Phiên âm tiếng Việt tên địa phương của giống cây thu thập Nghĩa được dịch sang tiếng Việt: ………..

9. Tên – tuổi người thu thập:………...

10. Đơn vị:……….

II. THÔNG TIN SỬ DỤNG, BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN VÀ ĐỂ GIỐNG 11. Phần của cây được thu hoạch, sử dụng chính: 1-Hạt 2-Qủa 3-Lá 4-Cành 5-Hoa 6-Vỏ 7-Thân 8-Thân rễ 9-Củ 10-Rễ 11-Nhựa 11-Khác (ghi cụ thể) ……… 12. Tác dụng chữa bệnh: ……… ……… ………

13. Bài thuốc phối hợp: ……… ……… ……… 14. Liều lượng sử dụng: ……… ……… 15. Phương thức chế biến sử dụng

1- Phơi, sấy khô 2- Rang vàng, hạ thổ 3- Sao tẩm, phơi, sấy, khô 4- Ngâm rượu

5- Chưng cất 6- Khác

I. THÔNG TIN ĐỐI VỚI MẪU THU THẬP 16. Nguồn mẫu thu thập:

1-Ruộng, trũng, ao, đầm… 2- Ruộng vàn 3- Khu trồng cây lưu niên 4- Vườn gia đình 5-Kho đựng giống, sân phơi 6- Chậu cảnh

7- Ruộng để hoang hóa 8- Đồng cỏ, bãi chăn thả gia súc 9-Thung lũng miền núi 10- Trong rừng

11- Đồi núi 12- Chợ tỉnh/Thành phố

13- Chợ ven đô 14- Chợ phiên, chợ quê

15- Chợ dọc đường, bán rong 16- Khác (ghi cụ thể):

……….

17. Dạng mẫu được thu thập:

1- Quả, bông 2- Hạt

3- Thân củ 4- Củ khí sinh

5- Thân hành 6- Rễ củ

7- Hom, cành, dây… 8- Cành chiết

9- Cành/mắt ghép 10- Cây con

………

18. Phương thức sinh sản:

1- Bằng hạt, tự thụ phấn 2- Bằng hạt, giao phấn tự nhiên 3- Bằng hạt, giao phấn cưỡng thể 4- Sinh dưỡng củ

5- Sinh dưỡng chồi 6- Khác

19. Thời gian tồn tại của giống, loài tại nơi thu thập:

1- Dưới 2 năm 2- Từ 2 đến 10 năm 3- Trên 10 năm

20. Ước lượng mức độ phổ biến cuả giống tại nơi thu thập:

1- Nhiều 2- Vừa phải 3- Ít 4- Hiếm

21. Ảnh chụp

1- Có 2- Không

22. Lấy mẫu tiêu bản:

1- Có 2- Không

23. Tên loại bản đồ và tài liệu tham khảo:

………

IV.THÔNG TIN NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÂY THUỐC 24. Anh chị có quan tâm nhiều đến tài nguyên cây thuốc không?

1. Không quan tâm 3. Quan tâm nhiều

2. Có quan tâm nhưng ít 4. Quan tâm rất nhiều

25. Anh (chị) tìm kiếm cây thuốc để làm gì?

1. Để chữa bệnh bồi bổ sức khỏe 4. Đem về nhà trồng 2. Nghiên cứu dược tính của nó 6. Mục đích khác

3. Bán lại cho người khác 5. Một phần dùng làm thuốc chữa bệnh và một phần dùng để trồng

26. Anh chị thường dùng cây thuốc từ nguồn nào?

1. Thu hái từ rừng 3. Trong vườn nhà 2. Mua ở tiệm thuốc Nam, thuốc Bắc 4. Ý kiến khác

27. Thái độ của anh (chị) về việc bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc?

1. Tán đồng kế hoạch bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc 2. Không tán đồng kế hoạch bảo tồn vì cho là không quan trọng 3. Không tán đồng kế hoạch bảo tồn vì cho là không lien quan 4. Không quan tâm

…..Ngày…..tháng…..năm Cán bộ điều tra

Phụ lục 2: Một số hình ảnh quá trình điều tra nghiên cứu

Sinh cảnh rừng trồng Sinh cảnh ven suối

Vườn thuốc Nam tại trạm Y tế xã Duy Sơn

Người dân dẫn đi thu mẫu cây thuốc

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc và bài thuốc dân gian của người dân tại huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam. (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)