3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
3.6.2. Kết quả điều tra về mục đích sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc của ngườ
thu hái từ rừng chiếm 63,75%, cây thuốc thu hái trong vườn chiếm 27,5%, cây thuốc mua ở tiệm thuốc Nam, thuốc Bắc chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Đa số cây thuốc quý có giá trị cao trong việc chữa bệnh cho người dân đều tập trung ở rừng núi- nơi có địa hình cao hiểm trở. Vấn đề đặt ra ở đây là ý thức khai thác tài nguyên cây thuốc của người dân còn hạn chế. Việc khai thác mang tính tận diệt, các cây thuốc quý có giá trị không được bảo tồn. Đây là áp lực rất lớn đến nguồn tài nguyên cây thuốc.
3.6.2. Kết quả điều tra về mục đích sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc của người dân Duy Xuyên. người dân Duy Xuyên.
Bảng 4.1. Mục đích sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc của người dân
STT Mục đích sử dụng Số người Tỷ lệ %
1 Để chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe 55 68,75%
2 Bán lại cho người khác làm thuốc 13 16,25%
3 Nghiên cứu dược tính của cây thuốc 0 0
4 Một phần để chữa bệnh, một phần để trồng 10 12,5%
5 Đem về nhà trồng 2 2,5%
6 Mục đích khác 0 0
Qua kết quả điều tra cho thấy đa phần người dân sử dụng cây thuốc cho mục đích chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe chiếm 68,75% và bán lại cho người khác làm thuốc 16,25%. Số người dân sử dụng cây thuốc để chữa bệnh sau đó đem về nhà trồng chiếm 12,5%. Trong khi đó số người dân có suy nghĩ đem cây thuốc về nhà trồng để dùng khi cần thiết thì lại chiếm tỷ lệ vô cùng thấp 2,5%. Một phần do đặc tính của một số cây thuốc khi thay đổi môi trường sống thì không sinh trưởng phát triển được, một phần người dân ở đây chưa có ý thức trong việc trồng cây thuốc cho mục đích bảo tồn.
Như vậy, người dân ở đây hầu như chỉ khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc mà không trồng lại. Đây là một nguyên nhân khiến nguồn tài nguyên này đang ngày
càng cạn kiệt. Vì vậy, việc nâng cao ý thức người dân trong vấn đề trồng và bảo vệ