Phản ứng của chính quyền HerbertHoover trước Đại khủng Hoảng kinh tế

Một phần của tài liệu Đóng góp của Franklin D.Roosevelt đối với công cuộc khôi phục Hoa Kỳ trong đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933). (Trang 29 - 31)

8. Bố cục của đề tài

1.1.2.3. Phản ứng của chính quyền HerbertHoover trước Đại khủng Hoảng kinh tế

nổ mẫu thuẫn giữa nhân dân với chính phủ, giữa những tầng lớp chính trị, đảng phái mâu thuẫn với nhau trong xã hội Hoa Kỳ trở nên quyết liệt hơn. Đại khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) diễn ra đúng vào nhiệm kỳ tổng thống của Herbert Clark Hoover. Để khắc phục hậu quả của cuộc Đại khủng hoảng ông đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp. Tuy nhiên, những giải pháp của ông không mang lại kết quả mà lại góp phần làm cho cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng trọng hơn. Hậu quả nặng nề của khủng hoảng khiến đại bộ phận nhân dân Hoa Kỳ đổ lỗi cho Hoover. Nhiều người cho rằng cuộc sống người Mỹ trở nên khó khăn, đói khổ là vì Hoover. Dẫn đến mâu thuẫn giữa nhân dân với chính phủ Hoa Kỳ trong nhiệm kì của Hoover ngày càng trở nên gay gắt hơn. Mặt khác, tình trạng nhập cư của người da đen ở Hoa Kỳ đầu thế kỉ XX đã tạo nên những xáo trộn trong xã hội Hoa Kỳ, dẫn đến mâu thuẫn giữa những người mới và người cũ trong xã hội Hoa Kỳ trở nên trầm trọng hơn. Ở Hoa Kỳ, đầu thế kỉ XX đã chứng kiến dòng chảy của người nhập cư một cách ồ ạt. Sự khẳng định mình của người da đen ở thời kỳ này được coi như một điều phù phiếm. Bởi trong mắt của người da trắng Hoa Kỳ, họ đang phải tiếp nhận những con người không có lấy một chút giá trị về văn hóa. Sự coi thường của người da trắng đối với người da đen lên đến đỉnh điểm. Sự phân biệt chủng tộc lúc bấy giờ bùng phát mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đại khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đã dẫn đến sự nổi loạn của các nghệ sĩ, mâu thuẫn chồng chéo trong lòng xã hội Hoa Kỳ được biểu hiện trên các mặt. Trong đó có sự tấn công vào các giá trị văn hóa truyền thống. Các thành phố lớn, đặc biệt là New York đã trở thành thiên đường của những kẻ ngụy biện, họ thể hiện tư tưởng tự do mới mẻ của mình bằng việc uống rượu mạnh và có cuộc sống thoải mái.Như vậy, dưới tác động của Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933), mâu thuẫn xã hội ở Hoa Kỳ ngày càng trầm trọng. Đặc biệt là sự mâu thuẫn giữa nhân dân với chính phủ Hoa Kỳ trở nên quyết liệt hơn bao giờ hết.

1.1.2.3. Phản ứng của chính quyền Herbert Hoover trước Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) kinh tế thế giới (1929-1933)

Phản ứng đầu tiên của chính quyền Hoover trước khủng hoảng là tìm cách khôi phục lòng tin của nhân dân vào nền kinh tế. Hoover đã tổ chức hàng loạt cuộc hội họp ở Nhà trắng với sự tham dự của lãnh đạo các doanh nghiệp, các tổ chức lao động và nông nghiệp để động viên họ cùng tham gia vào nỗ lực chung phục hồi nền kinh tế. Hoover cố gắng thuyết phục nhân dân (và cả bản thân cá nhân ông) rằng cuộc khủng hoảng không đến mức tệ hại như mọi người vẫn nghĩ.

Tuy nhiên những nỗ lực phục hồi lòng tin cho nhân dân không thành công. Vì vậy Hoover từng bước áp dụng các giải pháp cụ thể để ứng phó với khủng hoảng. Từ mùa thu năm 1931, nỗ lực của ông là duy trì chế độ bản vị vàng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vàng vẫn tiếp tục “chảy” ra khỏi Hoa Kỳ trong khi chế độ bản vị vàng lại không thể tự động điều tiết trong vòng xoay mậu dịch quốc nội và quốc tế khiến khủng hoảng trầm trọng thêm [5:618].

Thành lập cơ quan tái thiết tài chính:

Tháng 12 năm 1931, Hoover yêu cầu Quốc hội cho phép thành lập Cơ quan

tái thiết tài chính. Cơ quan này sau đó trở thành công cụ chủ yếu để chống khủng

hoảng của Hoover. Với số vốn là 500 triệu USD và có quyền vay chứng khoán miễn thuế, mà số lượng có thể đạt 1,5 tỷ USD. Cơ quan tái thiết tài chính thành lập văn phòng đại diện tại 30 thành phố trong nước và lập tức cho các ngành ngân hàng, đường sắt, kiến trúc vay tiền, 5 tháng đầu tiên sau khi thành lập công ty đã cho vay tổng cộng là 1 tỷ USD. Phương pháp can thiệp này mặc dù có những tác dụng tích cực nào đó, về căn bản làm nhẹ được cuộc khủng hoảng[23:927].

Ban hành đạo luật kiến thiết và cứu trợ khẩn cấp:

Vào ngày 21-7-1932, Hoover ban hành Đạo luật kiến thiết và cứu trợ khẩn cấp

hỗ trợ 300 triệu USD cho ngân sách cứu trợ ở các bang. Bên cạnh đó, Hoover còn đưa ra các khoản hỗ trợ việc xây dựng đường xá, cầu cống và các tòa nhà công cộng. Trong đó, kinh phí để xây dựng đường xá tăng từ 105 triệu lên 260 triệu USD, và số lượng công nhân trong các ngành này tăng từ 110 ngàn lên 280 ngàn người hằng năm[31:44].

xã hội Hoa Kỳ:

Những chủ trương và giải pháp Hoover đưa ra không đủ sức ứng phó với cuộc Đại khủng hoảng khiến tình hình Hoa Kỳ trở nên nghiêm trọng hơn. Nhân dân Hoa Kỳ dần mất tín nhiệm vào vị Tổng thống, Chính phủ.Dẫu vậy,Hoover vẫn được xem là vị tổng thống giàu năng lực và sáng tạo hơn bất cứ vị tổng thống tiền nhiệm của ông trong việc kiến tạo chương trình ứng phó với khủng hoảng kinh tế.

Một phần của tài liệu Đóng góp của Franklin D.Roosevelt đối với công cuộc khôi phục Hoa Kỳ trong đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933). (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)