8. Bố cục của đề tài
2.4.2. Tuyên bố chính sách láng giềng thân thiện với các nước Mỹ Latinh (1934 )
(1934)
Đối với khu vực Mĩ Latinh, Roosevelt thay thế “chính sách chiếc gậy lớn” can thiệp vũ trang thô bạo trước đó bằng “chính sách láng giềng thân thiện” mềm dẻo hơn. Trên tinh thần đó, năm 1934, Roosevelt đã thương lượng với Cuba và kí
hiệp ước hủy bỏ tu chính án Platt chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang vào Cuba, Haiti; kí với Panama hiệp ước về kênh đào hạn chế sự kiểm soát của Mĩ đối với kênh đào này, ký hiệp ước thương mại với các nước Mĩ- Latinh, hứa hẹn trao trả nền độc lập. Một điển hình đó là chính sách đối với Mexico, chính phủ nước này quốc hữu hóa các công ti dầu lửa của Hoa Kỳ. Thay vì đem quân can thiệp như trước đây, Roosevelt chỉ đề nghị Mexico một khoản bồi thường tượng trưng. Tuy Hoa Kỳ có thiệt thòi về tài chính, song đổi lại họ có được sự ủng hộ của các nước láng giềng. Như vậy, Chính sách láng giềng thân thiện của Roosevelt đã đặt nền tảng cho thái độ chống đối của Tây bán cầu với các cường quốc thuộc trụ Berlin- Roma-Tokyo trong chiến tranh thế giới thứ hai[35:281].
2.4.3. Giữ thái độ trung lập đối với tình hình chính trị thế giới lúc bấy giờ
Ngoài ra giai đoạn này cùng với âm mưu buôn bán vũ khí thì Mĩ muốn giữ vai trò trung lập, hòng tránh một cuộc chiến tranh lan tới nước Mĩ. Tính trung lập của Hoa Kỳ trong quan hệ quốc tế lúc bấy giờ được thể hiện ở Đạo luật Trung lập. Theo đó, Hoa Kỳ không ủng hộ hay chống đối hoạt động của các quốc gia tham chiến dưới bất cứ hình thức nào, không để công dân của mình đi lại trên các phương tiện của các nước tham chiến. Như vậy, với chính sách ngoại giaogiữ thái độ trung lập đối với tình hình chính trị thế giới lúc bấy giờ, có thể thấy Rooseveltrất khôn khéo trước một cuộc chiến tranh thế giới sắp nổ ra không tránh khỏi, nó mang lại cho Hoa Kỳ những món lợi khống lồ[31:282].
Như vậy, với chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Roosevelt đối với Liên Xô và các nước khu vực Mỹ Latinh là tương đối mềm dẻo và linh hoạt so với các đời Tổng thống tiền nhiệm. Điều này xuất phát từ chính lợi ích của Hoa Kỳ. Còn đối với sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít đã làm mờ dần đi chủ nghĩa biệt lập đã tồn tại ở nước Mỹ từ thời lập quốc. Chính những mối quan tâm về chiến tranh đã làm làm khắc phục tất cả những thiếu sót của Chính sách mới, và cũng nhờ những thành tựu của Chính sách mới của Roosevelt đã tăng cường tiềm lực để Hoa Kỳ tham gia tích cực vào cuộc Chiến tranh Thế giới sau này.
2.5.Một số nhận xét và đánh giá vai trò của Franklin D. Roosevelt 2.5.1. Mặt tích cực
Nhìn vào đóng góp của ông đối với nhân dân Hoa Kỳ và đối với nhân dân thế giới, các nhà sử học đều cho rằng Tổng Thống Roosevelt là vị tổng thống Hoa Kỳ được cả nhân dân Hoa Kỳ và nhân dân thế giới kính phục và mến thương nhất ngọai trừ những nhóm thiểu số phản động phong kiến và Vatican. Dù là sự phán xét của lịch sử như thế nào đi nữa, thì nhân dân Hoa Kỳ vẫn còn nhớ đến ông và coi như là một nhà lãnh đạo tài giỏi và đầy lòng nhân ái vì những công lao to lớn sau:
Thứ nhất, Roosevelt đưa đất nước Hoa Kỳ từng bước thoát ra khỏi cuộc
khủng hoảng kinh tế: Khi nhậm chức vào ngày 4 tháng 3 năm 1933, ông phải đứng
trước một tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhất trong lịch sử: Hàng triệu người thất nghiệp, mất nhà, mất ruộng đất. Các nhà ngân hàng ở khắp nơi trong nước đều đóng cửa vì người ta hoảng hốt rút tiền ra. Đứng trước tình hình đó, Franklin D. Roosevelt đã lãnh đạo nhân dân Mỹ vượt qua cuộc “Đại khủng hoảng” tồi tệ nhất trong lịch sử. Thông qua việc triển khai một loạt các đường lối, giải pháp, Roosevelt đã đưa Hoa Kỳ vượt qua Đại khủng hoảng kinh tế thế giới, từng bước tạo cơ sở vật chất vững chắc đểHoa Kỳ ổn định và phát triển, mà người ta thường gọi là
“Chính sách mới – New Deal”.
Thứ hai, Roosevelt đã giúp cho dân nghèo, những phế nhân hay người bất hạnh bị tàn tật không thể mưu sinh được bảo đảm khỏi phải sống trong cảnh điêu
linh khốn khổ thiếu cơm thiếu áo. Thông qua việc ban hành Luật an sinh xã hộivào
ngày 14-8-1935. Chương trình nàycủa Roosevelt đã cung cấp phần quỹ Liên bang cho những bang hỗ trợ họ trong việc chăm sóc những người mù, những kẻ phạm pháp bị tàn tật và những đứa trẻ không gia đình, cùng với việc thiết lập chương trình sức khỏe cộng đồng chăm sóc bà mẹ và các dịch vụ phục hồi hướng nghiệp.
Thứ ba, Roosevelt giúp cho người dân lao động trút được gánh nặng lo âu vào những khi thất nghiệp, không có công ăn việc làm hay vào khi đau ốm và già yếu: Để giải quyết nạn thất nghiệp, Roosevelt đã cố gắng tìm công ăn việc làm cho những người thất nghiệp bằng cách đưa ra những dự án xây nhà, xây đập nước, làm đường xá và thiết lập các công viên. Các đoàn quân bảo vệ dân sự được thành lập để phân phối công việc làm cho những người không thể kiếm được việc làm. Bởi
vậy, thông qua việc thực thi một lọat giải pháp của Roosevelt đề ra, đã mang lại những cơ hội việc làm cho hàng triệu người thất nghiệp, giúp cho tình trạng mất cân bằng trong kinh tế và mất cân bằng trong xã hội được cải thiện. Cùng một lúc với việc bảo đảm cho người nghèo, người thất nghiệp có mức sống tối thiểu, có lợi cho sự ổn định xã hội của Hoa Kỳ trong những năm khủng hoảng, giúp Hoa Kỳ tránh khỏi những cuộc xáo trộn dữ dội về mặt xã hội trong những năm kinh tế khủng hoảng.
Thứ ba, Roosevelt đã tạo cơ hội cho các nhóm yếu thế trong xã hội Hoa Kỳ
phát huy vai trò và đóng góp của mình: Thông qua thực hiện một số giải pháp,
Roosevelt đã nâng cao địa vị cho những người dễ bị tổn thương trong xã hội như công nhân, người da đen và phụ nữ.Roosevelt đã bổ nhiệm vị nữ Bộ trưởng đầu tiên của nước Mỹ, Bộ trưởng bộ Lao động Francis Perkin. Phu nhân Elanor Roosevelt là người rất nhiệt tình với các hoạt động xã hội, đồng tình với người lao động, dựng lên một hình tượng mới về Đệ nhất Phu nhân, được sự đồng tình và tôn trọng của công chúng. Nhiều chương trình trợ cấp dễ dàng được mô tả một cách đặc biệt là
“tạo việc làm”,“lãng phí thời gian” và tồi tệ nhưng kế hoạch của các chương trình
này là trao cho những người nhận trợ cấp sự nhận thức về phẩm giá và lòng tự trọng. Những chương trình trợ cấp này hữu ích với những con người tầm thường nhất như những người đi cào lá rụng, hay đối với những con người tốt đẹp hơn như diễn viên, nhạc sĩ, các học giả, những người đi phục vụ xã hội chỉ với một đồng lương còm cõi. Ở tất cả các cấp độ, nỗ lực khắp nơi này chỉ nhằm một mục đích duy nhất là chuyển tải tới những nạn nhân của cuộc Đại suy thoái một thông điệp rằng chí ít thì chính quyền Liên bang còn quan tâm đến họ.
Thứ năm,Roosevelt góp phần phục hồi tinh thần lạc quan cho nhân dân Hoa
Kỳ sau cơn tuyệt vọng để nhân dân tin tưởng vào chế độ.Đối diện với những cảnh
tượng chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ, đó là cảnh số người thất nghiệp, cảnh tượng xếp hàng chờ phát đồ cứu tế, “con đường bánh mì” ngày càng dài ra, cảnh dựa vào sự cứu tế của Nhà nướcđể sống qua ngày. Việc đề ra vàthực thi đường lối Chính sách mới của Rooseveltkhông những làm dịu bớt tác hại của cuộc khủng hoảng, ổn định xã hội, không còn lý do để cho những người công dân phá sản tuyệt vọng phải nhảy qua cửa sổ nhà cao tầng nữa mà còn có tác dụng quan trọng khôi
phục lòng tin của dân chúng đối với chế độ và tương lai của nước Mỹ, thoát khỏi sự uy hiếp của chủ nghĩa phát xít đối với chế độ dân chủ, tạo nền tảng chính trị kinh tế để Hoa Kỳ tham gia vào cuộc chiến tranh chống phát xít sau này.
Thứ sáu, Roosevelt đã đặt nền tảng cho nhà nước phúc lợi: Hàng loạt chương
trình an sinh và phúc lợi xã hội của Chính sách mới của Roosevelt dựa trên Luật an
sinh xã hội (1935) đã trao cho chính phủ trách nhiệm đảm bảo mức độ hạnh phúc
tối thiểu cho mọi người dân Hoa Kỳ. Chính sách mới đã thiết lập chất lượng điều kiện làm việc tối thiểu cho hoạt động lao động và lợi ích công, giúp đỡ tầng lớp bình dân trong xã hội duy trì được những khoản tiết kiệm, nhà cửa và trang trại của mình.
Thứ bảy, trên phương diện đối ngoại: Rooseveltgóp phần tạo dựng cơ sở cho việc chống lại chế độ phát xít.
Việc Hoa Kỳ công nhận Liên Xô (1933)của Roosevelt đãgóp phần tạo sự liên minh giữa hai quốc gia đứng đầu hai hệ thống chính trị - xã hội trong cuộc chiến chống lại thế lực phát xít.Roosevelt đã lèo lái con thuyền Hoa Kỳ trong suốt thời kỳ chiến tranh và cùng Đông Minh chiến đấu đánh bại thế lực phát xít, khiến cho những thế lực phong kiến phản động và bọn lưu manh độc quyền phải chùng bước trước các phong trào đấu tranh của các dân tộc nằm dưới ách thống trị của các đế quốc thực dân xâm lược Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ.
Như vậy, với những đóng góp tích cực trong suốt thời gian đương nhiệm tổng thống, Franklin D. Roosevelt để lại trong lòng người dân Mỹ lòng kính mến, yêu thương và biết ơn. Trong các cuộc thăm dò ý kiến nhân dân của Hội sử học Mỹ, ông luôn được nhân dân Mỹ bình chọn là một trong ba tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
2.5.2. Mặt hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực thì bản thân Roosevelt trong việc ứng phó với cuộc Đại khủng hoảng vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định:
Thứ nhất, Roosevelt đã không thực hiện được trọn vẹn sứ mệnh của mình trong việc ứng phó với Đại khủng hoảng.
Roosevelt được đánh giá là không mấy thành công trong kế hoạch khôi phục tăng trưởng kinh tế. Niềm tin của giới kinh doanh vẫn ở mức thấp. Đại khủng hoảng tiếp tục kéo dài bất chấp hàng loạt biện pháp trong kế hoạch mang tên New Deal của Tổng thống Roosevelt đã được triển khai. Tổng sản lượng của nền kinh tế tăng gấp đôi trong suốt chiến tranh. Tỷ lệ thất nghiệp gần như bằng không khi phụ nữ và những người da đen buộc phải đi làm thay thế cho hàng triệu người đã gia nhập quân đội. Khi cuộc khủng hoảng lên đến đỉnh điểm, Mỹ đã phải vay nợ hơn một nửa số tiền trang trải chiến phí. Nửa còn lại được gây dựng từ các khoản đóng thuế của người dân. Chính sách mới phần nào đẩy lùi khủng hoảng, nhưng khủng hoảng kinh tế vẫn kéo dài đến tận 1939.
Thứ hai, nhiều giải pháp của Roosevelt chỉ tập trung dành cho người da trắng và đại địa chủ, trong khi quyền lợi của tá điền và người gốc Phi không được đảm bảo.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, các đạo luật được ban hành chỉ có lợi cho những trang trại lớn và những người tương đối phát đạt. Những người kinh doanh nhỏ (Share
Cropper) ở các bang miền Nam, những người công nhân nông nghiệp, người da đen và
ngườiMexico không được lợi lộc gì. Nhiều người thậm chí còn khó khăn hơn, đặc biệt là những người da đen ở miền Nam Carolina, Alabama và Mississippi, do giảm bớt việc trồng trọt một số nông sản hàng hoá. Bởi vì, trong quá trình giảm canh, nhiều nông dân canh tác ăn chia sản phẩm buộc phải rời bỏ ruộng đất. Khi hàng trăm triệu người không đủ no thì một số lượng lớn sản phẩm nông nghiệp lại bị đem đi phá huỷ.
Đối với một bộ phận khác trong dân cư – đó là người da đỏ, có khoảng 300.000 người – tình hình lại không được như vậy. Quy chế của họ đã được định đoạt từ năm 1887 cho phép Tổng thống được phép lấy bớt đất của họ. Mỗi người chủ bộ lạc da đỏ được khoảng 70 hécta, số còn lại phải bán đi. Năm 1924, tất cả những người da đỏ đã trở thành công dân Mỹ. Nhưng cố gắng đã đưa họ tới chỗ chia sẻ lối sống của toàn thể dân cư trong nước không đem lại kết quả. Một số lớn chủ bộ lạc đã bán đất của họ - nhất là khi biết dưới lòng đất có dầu lửa. Phần lớn, nhất là ở Arizona và New Mexico người da đỏ không chịu rời bỏ cuộc sống bộ lạc truyền thống và tổ chức cộng đồng của mình. Dần dần chính quyền mới hiểu ra rằng không có gì tốt đẹp cho
người da đỏ nếu tìm cách cho họ chấp nhận “Lối sống Mỹ”. Tới năm 1934, đạo luật về tổ chức lại đời sống người da đỏđã khôn ngoan trả họ về với đời sống bộ lạc, cho phép họ giữ hệ thống văn hoá và phương pháp canh tác chăn thả cộng đồng của họ.
Thứ ba, một trong những hạn chế của Roosevelt đó là việc cải cách Toà án
Tối cao. Để cải cách tòa án tối cao, tổng thống đề nghị là các chánh án nên về hưu
khi đến 70 tuổi, nếu có một vị chánh án nào đủ 70 tuổi mà không chịu về hưu thì Tổng thống sẽ bổ nhiệm thêm một vị chánh án khác tới khi nào đủ 15 người. Dư luận nhân dân nhìn chung không ủng hộ đề nghị này của Tổng thống. Nhiều người e ngại rằng hệ thống quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp cân đối với nhau và kiểm soát lẫn nhau sẽ bị đề nghị của Tổng thống làm tổn hại và mất thăng bằng.
2.6. Những bài học rút ra từ biện pháp ứng phó Đại khủng hoảng của Franklin D. Roosevelt D. Roosevelt
Thứ nhất, củng cố lòng tin nhân dân vào chính quyền Liên bang:Thực tế cuộc
Đại khủng hoảng (1929 - 1933) cho thấy, những tác động của khủng hoảng kinh tế là một cuộc tấn công mạnh mẽ đối với niềm tin của người dân Hoa Kỳ vào chế độ và tương lai của đất nước, làm lay chuyển lòng tin về quan niệm và giá trị của họ.Đứng trước tình hình đó, thì biện pháp đầu tiên mà Roosevelt thực hiện đó là đề ra và thực thi Chính sách mới, từ đó làm dịu bớt tác hại của cuộc khủng hoảng, ổn định xã hội, không còn lý do để cho những người công dân phá sản tuyệt vọng phải nhảy qua cửa sổ tầng thứ mười hai nữa mà còn có tác dụng quan trọng khôi phục lòng tin của dân chúng đối với chế độ và tương lai của nước Mỹ. Bởi vậy, khi khủng hoảng diễn ra, bằng mọi cách phải đảm bảo trật tự ổn định trong xã hội, phòng chống việc các thế lực thù địch xúi giục, gây chia rẽ trong nội bộ chính quyền và giữa chính quyền với nhân dân.
Thứ hai, khôi phục kinh tế đi đôi tăng cường ổn định xã hội – chính trị: Khi
khủng hoảng kinh tế diễn ra, một mặt phải luôn coi trọng ổn định kinh tế nền kinh tế, bảo đảm các cân đốilớn của nền kinh tế và an toàn của hệ thống tài chính, ngân hàng, mặt khác phải tăng cường ổn định xã hội và chính trị. Cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã chỉ ra rằng: thị trường tài chính, ngân hàng và nền
kinh tế các nước có liên hệ mật thiết, vì thế những vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực này sẽ ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác, nhất là đối với lĩnh vực xã hội, chính trị. Cho nên, để ứng phó với khủng hoảng thì nhà nước phải có những chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phù hợp, đảm bảo sự ổn định của thị trường và phát huy vai trò quản lí của nhà nước nhằm khắc phục những sai sót của thị trường.Khôi phục kinh tế đi đôi tăng cường ổn định xã hội – chính trị.
Thứ ba, không theo chủ nghĩa bảo hộ: Theo Joseph Martin, thuộc khoa Lịch
sử Kinh doanh Canada tại Trường Quản lý Rotman, Toronto (Canada), sai lầm lớn