Đôi nét về tiểu sử

Một phần của tài liệu Đóng góp của Franklin D.Roosevelt đối với công cuộc khôi phục Hoa Kỳ trong đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933). (Trang 31 - 33)

8. Bố cục của đề tài

1.2.1. Đôi nét về tiểu sử

Franklin Delano Roosevelt được sinh ra vào ngày 30/1/1882 taị thị trấn Hyde Park yên bình nằm ẩn mình trong thung lũng sông Hudson thuộc tiểu bang New York. Cả cha và mẹ của cậu bé Franklin là ông James Roosevelt, Sr. và bà Sara Ann Delano đều xuất thân từ những gia đình giàu có lâu đời. Tên họ Roosevelt có nguồn gốc từ tiếng Hà Lan và mang ý nghĩa rất đẹp - "cánh đồng hoa hồng". Franklin là con một trong nhà và được cả gia đình yêu thương, chiều chuộng.

Khi nhắc đến tuổi thơ của Franklin Roosevelt, người ta ít nhắc đến ông Roosevelt cha, bởi khi cậu bé Franklin trào đời, ông đã 54 tuổi. Tuổi tác dường như tạo nên khoảng cách đáng kể giữa hai thế hệ. Trên thực tế, ông Roosevelt là người mà cậu bé Franklin hết mực kính yêu. Song tuổi thơ và cả cuộc đời sau này của cậu mang nét ảnh hưởng sâu sắc từ người mẹ độc đoán - bà Sara Roosevelt. Hồi nhỏ, bà để Franklin mặc chiếc váy Kilt truyền thống của các nam giới quý tộc bấy giờ, với mái tóc xoăn dài. Năm 5 tuổi, dù bà đã cắt ngắn bớt mái tóc, nhưng việc mặc váy vẫn được Franklin duy trì cho đến mãi sau này.

những đứa trẻ đồng trang lứa mà được cha mẹ dạy dỗ ở nhà. Họ thuê các giáo viên có tiếng chuyên giảng dạy tại gia cho con em quý tộc đến kèm cặp Franklin. Cưỡi ngựa, bắn súng, chèo thuyền, chơi polo hay tennis trên sân cỏ sớm trở thành những sở thích cá nhân cũng như sở trường của cậu bé. Hai vợ chồng ông bà Roosevelt thường xuyên đi du lịch xuyên châu Âu và hay đưa Franklin đi cùng.

Với trí nhớ tuyệt vời và sự ham học hỏi, cậu nhanh chóng thành thạo tiếng Đức và tiếng Pháp - điều đó hỗ trợ Franklin rất nhiều trong sự nghiệp Tổng thống sau này. Các chuyến du lịch cao cấp dành cho giới quý tộc ấy cũng mang đến cho cậu bé cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau, tích luỹ vốn hiểu biết phong phú về nhiều lĩnh vực từ nghệ thuật tới kinh tế xã hội.

Năm 1896, Franklin 14 tuổi và bắt đầu theo học tại trường Groton - một ngôi trường danh tiếng tại bang Massachusetts - kinh đô của giáo dục Mỹ. Tại đây, cậu bé đã có được những bài học đầu tiên về trách nhiệm xã hội của một công dân Mỹ. Franklin chịu ảnh hưởng sâu sắc từthầy hiệu trưởng Endicott Peabody. Thầy giúp cậu thấm nhuần tinh thần đạo lý rằng “nghĩa vụ của người tín hữu Cơ Đốc là giúp

đỡ người kém may mắn”. Thầy cũng khuyến khích Franklin tích cực tham gia và

đóng góp sực lực nhỏ bé của mình cho các hoạt động cộng đồng.

Quãng thời gian học tập tại trường Groton không phải là một mốc son thành tích trong cuộc đời Franklin Roosevelt. Cậu bé Franklin ngày ấy không có kết quả học tập xuất sắc hay khả năng chơi các môn thể thao vượt trội. Tuy nhiên, với một đứa trẻ luôn được bao bọc bởi cha mẹ giàu có như Franklin thì những đóng góp đáng kể cho các hoạt động xã hội cũng đủ để nhiều người biết đến. Sau này, Tổng thống Franklin Roosevelt tiết lộ rằng, trường Groton đã dạy cho ông khả năng làm chủ bản thân mình ở mọi tình huống, nuôi dưỡng trong ông bài học đạo lý “trẻ em

thuộc tầng lớp quý tộc cần có trách nhiệm hơn với cộng đồng”.

Năm 1900, Franklin Roosevelt học tại Đại học Harvard như nhiều Tổng thống Mỹ khác. Tuy vậy, ông cũng không phải là một sinh viên nổi bật và tỏ ra không mấy yêu thích việc học hành theo kiểu mọt sách. Ông chỉ mất ba năm để có được tấm bằng cử nhân, và cũng từng giữ chức vụ biên tập cho tờ báo Havard Crimson. Trong thời gian này, người anh họ năm đời của Franklin là ông Theodore

đắc cử Tổng thống. Với phong thái lãnh đạo cương quyết và lòng tâm huyết cho sự nghiệp cải cách xã hội Mỹ, vị Tổng thống này trở thành tấm gương sáng để Franklin học tập, noi theo.

Một phần của tài liệu Đóng góp của Franklin D.Roosevelt đối với công cuộc khôi phục Hoa Kỳ trong đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933). (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)