PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của quá trình xâm nhập mặn trên sông Vĩnh Điện đến đời sống và hoạt động sản xuất của nhân dân khu vực Điện Nam - Điện Ngọc. (Trang 29)

20

- Phƣơng pháp này dựa trên nguồn thông tin thu thập đƣợc những tài liệu tham khảo có sẵn (sách, luận văn, ….) để xây dựng cơ sở nội dung.

- Phƣơng pháp thống kê, kế thừa (Thu thập, tổng hợp các thông tin có liên quan về sông và sông bị nhiễm mặn).

- Phƣơng pháp lấy mẫu-phân tích (Lấy mẫu nƣớc sông để xác định các thông số ô nhiễm...).

- Phƣơng pháp xử lý số liệu;

2.3.2. Khảo sát thực địa

Tiến hành khảo sát, lấy mẫu đo đạc để kiểm chứng mức độ nhiễm mặn trên sông Vĩnh Điện

2.3.3. Phỏng vấn trực tiếp và lấy ý kiến ngƣời dân

Thực hiện điều tra tại 4 xã Điện Ngọc, Điện Nam Bắc, Điện Nam Trung, Điện Nam Đông bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu câu hỏi có cấu trúc với 100 ngƣời dân (mẫu phiếu điều tra ở phụ lục 1) và danh sách các cá nhân đƣợc phỏng vấn ở phụ lục 2)

2.3.4. Phƣơng pháp khảo sát, lấy mẫu và phân tích mẫu

Sử dụng phƣơng pháp thủ công trong quá trình lấy mẫu.

Chọn địa điểm lấy mẫu và bảo quản mẫu, mẫu lấy tại nơi lấy mẫu phải đảm bảo tính chất mang tính đại diện cho toàn bộ chất lƣợng nƣớc trên sông. Thể tích mẫu cần phải đủ để tiến hành đo nồng độ mặn. Tiêu chuẩn áp dụng.

- TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1: 2006) - Chất lƣợng nƣớc- Lấy mẫu. Phần 1: Hƣớng dẫn lập chƣơng trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu.

- TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) - Chất lƣợng nƣớc- Lấy mẫu. Hƣớng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

- TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) - Chất lƣợng nƣớc - Lấy mẫu. Hƣớng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.

21

- TCVN 6194-1996 (ISO 9297-1989) - Chất lƣợng nƣớc – Xác định Clorua. Phƣơng pháp chuẩn độ bạc nitrat với chỉ thị cromat (phƣơng pháp MO).

2.3.5. Tổng hợp tài liệu và viết báo cáo

Dựa trên các tài liệu thu thập đƣợc đồng thời kết hợp với các số liệu đo đƣợc để nêu lên những nhận xét, đánh giá về tình hình nhiễm mặn trên sông Vĩnh Điện.

Báo Cáo đƣợc viết và xử lí số liệu dựa trên phần mềm Microsoft word và Microsoft Excel.

22

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ RÌNH XÂM NHẬP MẶN TRÊN SÔNG VĨNH ĐIỆN XÂM NHẬP MẶN TRÊN SÔNG VĨNH ĐIỆN

3.1.1. Tình hình nƣớc mặn xâm nhập trên sông Vĩnh Điện

Trong các nhánh sông vùng hạ lƣu Thu Bồn bị nhiễm mặn, sông Vĩnh Điện chịu ảnh hƣởng nghiêm trọng nhất. Nhiều năm qua độ mặn trên sông đo đƣợc tại bể hút trạm bơm Tứ Câu có lúc đã đạt đến 16‰, tại trạm bơm Vĩnh Điện xấp xĩ đến 6‰. Đây là nguồn nƣớc duy nhất phục vụ bơm tƣới, tạo nguồn cho khu tƣới hơn 2.150ha những trạm bơm trên sông Vĩnh Điện (kể cả diện tích phải cấp nƣớc tạo nguồn các trạm bơm Hà Châu, Cẩm Thanh, thành phố Hội An trong vụ Hè Thu hằng năm).

Biểu hiện xâm nhập mặn đƣợc đo tại các trạm trên sông Vĩnh Điện cho thấy mặn chủ yếu xuất hiện vào mùa nắng nóng, xâm nhập chủ yếu vào vùng cửa sông và đi sâu vào nội đồng. Độ mặn xâm nhập vào hệ thống sông ngòi có diễn biến bất thƣờng và phức tạp từ năm này qua năm khác, có cả sự thay đổi về thời gian, phạm vi và nồng độ mặn.

Bảng 3.1: Độ mặn cao nhất ghi đƣợc tại trạm bơm Tứ Câu (Điện Ngọc) trong giai đoạn 2001 – 2012

Năm Ngày xuất hiện có mặn sớm nhất

Ngày xuất hiện dộ mặn cao nhất Nồng độ mặn cao nhất (‰) 2001 3/7 18/7 9,7 2002 9/5 24/5 14,5 2003 7/3 26/7 2,9 2004 23/3 27/6 2,4 2005 19/2 1/7 7,85

23 2006 15/5 18/7 7,7 2007 17/3 27/5 4,3 2008 20/4 26/7 8,9 2009 23/6 2/8 8,0 2010 11/2 4/6 7,8 2011 14/2 9/8 10,3 2012 5/3 16/8 16,0

Nhận xét: Dựa vào kết quả trong bảng 3.1 cho thấy thời điểm nƣớc mặn xuất hiện tại bể hút trạm bơm điện Tứ Câu ngay trong vụ Đông Xuân chiếm đến 50%. Nồng độ mặn cao nhất đo đƣợc đều xuất hiện ở Vụ Hè Thu, tháng 5 chiếm 17% ; tháng 6 chiếm 17%; tháng 7 chiếm 41%; tháng 8 chiếm 25%. Độ mặn xấp xĩ 10 - 16% chiếm hơn 33%.

Ngoài trạm bơm Tứ Câu ra, thì các trạm bơm khác lấy nguồn nƣớc của sông Vĩnh Điện cũng bị nhiễm mặn nghiêm trọng, nhƣ trạm bơm Thanh Quýt, trạm bơm Cẩm Sa và trạm bơm Vĩnh Điện.

Bảng 3.2 : Độ mặn cao nhất năm qua từng năm tại các vị trí đo

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Độ mặn cao nhất (‰) Tứ Câu 8,0 7,8 10,3 16,0 10,0 6,2 Cẩm Sa 4,8 7,5 5,6 5,5 4,0 3,5 Thanh quýt 8,9 1,8 6,5 11,6 9,7 6,3 Vĩnh Điện 5,2 4,2 4,8 4,7 4,2 0,6

24

Hình 3.1: So sánh độ mặn cao nhất năm qua từng năm tại các vị trí đo

Nhận xét

Qua bảng 3.2 và hình 3.1 cho thấy độ mặn cao nhất tại các vị trí đo qua từng năm tăng. Đến năm 2013 và 2014, đập ngăn mặn tạm thời trên sông Vĩnh Điện tại Tứ Câu đƣợc thực hiện thì độ mặn cao nhất tại các trạm đo đều đã giảm rõ rệt so với những năm trƣớc, góp phần cung cấp nguồn nƣớc tƣới đều đặn phục vụ sản xuất nông nghiệp.

3.1.2. Nguyên nhân thiếu nguồn nƣớc và nƣớc mặn xâm nhập ở sông Vĩnh Điện Vĩnh Điện

- Rừng đầu nguồn bị tàn phá nghiêm trọng là nguyên nhân chính làm dòng chảy về mùa khô bị suy giảm, làm khô nguồn nƣớc ngọt trên sông;

- Việc khai thác cát, sỏi trên các dòng sông làm độ dốc lòng sông biến động, gây nên tình trạng bờ sông bị xói lở và nƣớc mặn xâm nhập sâu;

- Do địa hình lòng sông luôn biến động lớn sau mùa lũ, tại nơi phân lƣu dòng chảy lũ đã gây bồi lấp lớn tại Vòm Cẩm Đồng, ngã ba sông chính Thu

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Đ ộ m ặn cao nhấ t (0 /0 0)

25

Bồn - sông Vĩnh Điện làm thiếu hụt dòng chảy cơ bản về sông Vĩnh Điện trong mùa khô;

- Từ năm 2010 đến nay, nhà máy thuỷ điện Sông Tranh 2, Đắc Mi 4 đi vào hoạt động nhƣng do chƣa có quy trình vận hành vào mùa khô nên các thuỷ điện vận hành không đồng bộ với yêu cầu cấp nƣớc cho sinh hoạt cũng nhƣ sản xuất nông nghiệp của nhân dân vùng hạ du;

- Biến đổi khí hậu làm nƣớc mặn xâm nhập mạnh và ngày càng sâu vào các sông hạ lƣu Thu Bồn.

Nhận xét: Tình hình xâm nhập mặn tại sông Vĩnh Điện với nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu không có biện pháp kịp thời từ chính quyền địa phƣơng, và ý thức bảo vệ môi trƣờng của con ngƣời thì tình hình xâm nhập mặn trên sông sẽ ngày càng lấn sâu vào nội đồng, gây nhiều khó khăn cho nhân dân khu vực ven sông cũng nhƣ kinh tế nông nghệp của vùng.

3.1.3 Tác động của quá trình xâm nhập mặn trên sông Vĩnh Điện

Từ năm 2001 đến nay, các trạm bơm điện: Tứ Câu (Điện Ngọc), Thanh Quýt (Điện Thắng Trung), Cẩm Sa (Điện Nam Bắc), Vĩnh Điện trên sông Vĩnh Điện liên tục phải vận hành lách triều ngay từ vụ Đông Xuân và nhất là vụ hè thu. Vụ hè thu 2005 do thiếu nƣớc vì nhiễm mặn nên cả khu tƣới trạm bơm Tứ Câu phải bỏ vụ sản xuất. Ngay cả các trạm bơm ở thƣợng nguồn sông Vĩnh Điện nhƣ: Điện An 1, Lâm Thái (Điện Minh 2) hay Ngọc Tam (Điện An 2), Vĩnh Điện phải dừng vận hành trong vụ Hè Thu. Năm 2012, hơn 100 hecta lúa hè thu ở xã Điện Ngọc gặp tình trạng khô hạn. Khoảng 30 hecta lúa ở xã Điệm Nam Bắc và hàng ngàn hecta lúa ở Điện Phƣơng, Điện Minh, Điện Nam Bắc, Điện Nam Đông cũng không có nƣớc tƣới tiêu, đứng trƣớc nguy cơ hạn hán và nguồn nƣớc bị nhiễm mặn nghiêm trọng.

Bên cạnh đó cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của ngƣời dân cũng bị xáo trộn, nguồn nƣớc uống của ngƣời dân bị nhiễm mặn nghiêm trọng, nƣớc mặn

26

nhƣ nƣớc muối khiến ngƣời dân phải chở nƣớc từ nơi khác về để sinh hoạt vì nƣớc bị nhiễm mặn nên tắm rửa giặt giũ có cảm giác rất khó chịu, còn nấu nƣớng và ăn uống thì phải mua nƣớc bình về dùng. Tình trạng nƣớc bị nhiễm mặn lan rộng trên nhiều địa bàn thuộc phía Bắc huyện Điện Bàn. Ngay tại thị trấn Vĩnh Điện, trung tâm huyện, nƣớc cũng bị miễm mặn, chị Lê Thị Hiền, chủ một quán nƣớc giải khát ở khối phố 3, thị trấn Vĩnh Điện cho biết vào những ngày nắng nóng thì không có nƣớc máy nấu nƣớc pha trà cho khách phải dùng nƣớc bình thay thế.

Hình 3.2: Người dân dùng nước bình Hình 3.3: Lúa chết khô vì nước mặn

Để cứu lúa, ở trạm bơm Tứ Câu đã cho huy động toàn bộ lực lƣợng lấy nƣớc ở các hồ tích trữ nƣớc chống hạn để bơm nƣớc vào ruộng. Nhƣng nguồn nƣớc dự trữ ở một số hồ cũng không đủ cung cấp nguồn nƣớc tƣới cho khu vực. Cho đến năm 2013 và 2014, đập ngăn mặn tạm trên sông Vĩnh Điện tại Tứ Câu đã thực sự phát huy hiệu quả tích cực, góp phần trong công tác cấp nƣớc phục vụ sản xuất nông nghiệp an toàn trong những vụ Hè Thu.

27

Hình 3.4: Đập ngăn mặn trên Sông Vĩnh Điện

3.2. DIỄN BIẾN XÂM NHẬP MẶN TRÊN SÔNG VĨNH ĐIỆN TRONG ĐẦU NĂM 2015 ĐẦU NĂM 2015

3.2.1. Diễn biến xâm nhập mặn vào thời gian chƣa đắp đập ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện mặn trên sông Vĩnh Điện

Kết quả đo đạc về nồng độ mặn của sông Vĩnh Điện vào thời gian chƣa đắp đập ngăn mặn đƣợc thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3.3: Kết quả nồng độ mặn đo đƣợc vào thời gian chƣa đắp đập ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện

Thông số Nồng độ mặn (‰) Đợt Vị trí 1 (18/2/2015) Tứ Câu 2.7 Cẩm Sa 0.9 2 (20/2/2015) Tứ Câu 1.5 Cẩm Sa 0.2

28 3 (22/2/2015) Tứ Câu 0.6 Cẩm Sa 0.1 4 (28/2/2015) Tứ Câu 5.0 Cẩm Sa 0.5

Giới hạn chịu mặn của cây lúa 0.8

Nồng độ mặn đƣợc biểu thị qua đồ thị:

Hình 3.5: Độ mặn đo được tại 2 trạm bơm lúc chưa đắp đập ngăn mặn

Nhận xét

Qua hình 3.5 cho thấy nồng độ mặn đo đƣợc tại hai trạm bơm thay đổi thất thƣờng và phức tạp. Tại trạm bơm Cẩm Sa do cách xa cửa biển nên nồng độ mặn thấp hơn so với trạm bơm Tứ Câu và hầu hết dƣới mức giới hạn chịu mặn của cây lúa. Ở trạm bơm Tứ Câu thì nồng độ mặn rất cao hầu hết trên giới hạn chịu mặn của cây lúa. Dẫn đến những khu vực dùng nguồn nƣớc tƣới tiêu từ trạm bơm Tứ Câu thì năng suất lúa thu hoạch thấp hơn ở những vùng

0 1 2 3 4 5 6 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 N ồng độ m ặn

29

khác, thậm chí có những năm mất mùa phải bỏ hoang ruộng đồng. Ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh tế của ngƣời dân tại địa phƣơng.

3.2.2. Những hiệu quả đáng kể từ đập ngăn mặn

Sau khi công trình đập ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện hoàn thành vào ngày 10/3/2015 thì nồng độ mặn tại 2 vị trí đo đã giảm nhanh, kết quả đo đạc về nồng độ mặn của sông Vĩnh Điện thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả nồng độ mặn đo đƣợc vào những ngày sau khi đập ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện hoàn thành.

Thông số Nồng độ mặn (‰) Đợt Vị trí 5 (12/3/2015) Tứ Câu 0.5 Cẩm Sa 0.0 6 (14/3/2015) Tứ Câu 0.4 Cẩm Sa 0.0 7 (16/3/2015) Tứ Câu 0.3 Cẩm Sa 0.0 8 (19/3/2015) Tứ Câu 0.3 Cẩm Sa 0.0

Giới hạn chịu mặn của cây lúa 0.8

30

Hình 3.6: Nồng độ mặn đo được tại 2 trạm bơm vào những ngày sau khi đập ngăn mặn hoàn thành

Nhận xét

Sau khi đắp đập ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện nồng độ mặn tại 2 trạm bơm giảm nhanh, các thông số đo đƣợc tại trạm bơm Tứ Câu đã dƣới mức giới hạn chịu mặn của cây lúa, còn ở trạm bơm Cẩm Sa thì không còn xuất hiện mặn.

3.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN NGƢỜI DÂN

3.3.1. Quan điểm và biện pháp ứng phó xâm nhập mặn ở các xã Điện Nam Nam

Tổng số ngƣời đƣợc chọn ngẫu nhiên phỏng vấn ở Điên Nam là 50 ngƣời ở 50 hộ khác nhau, tỉ lệ ngƣời trả lời là 54% nam, 46% nữ. Độ tuổi tham gia phỏng vấn phổ biến nhất là 51 - 60 tuổi (32%), 41 - 50 tuổi (28%), tỉ lệ thấp nhất rơi vào nhóm tuổi 30 tuổi (2%). Độ tuổi trả lời phỏng vấn sẽ lí tƣởng vì đáp ứng yếu tố kinh nghiệm trong cuộc sống.

Nguồn nƣớc của ngƣời dân sử dụng đa dạng, kết quả ở hình 3.7, trong đó nƣớc giếng đƣợc sử dụng cao nhất. Có đến 54% ngƣời dân cho rằng vấn đề

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 Đợt 5 Đợt 6 Đợt 7 Đợt 8 N ồng độ m ặn

31

chất lƣợng nƣớc trên sông là nhiễm mặn, 34% ngƣời dân cho biết là nguồn nƣớc vừa nhiễm mặn vừa nhiễm phèn, và 12% cho rằng chỉ nhiễm phèn.

Hình 3.7: Tỉ lệ nguồn nước được sử dụng sinh hoạt ở các xã Điện Nam

Tất cả ngƣời dân đều đánh giá nƣớc sông rạch bi nhiễm mặn theo tháng. Tuy nhiên đa số ngƣời dân không xác định đƣợc độ mặn của nƣớc, chỉ có khoảng 18% ngƣời dân biết đƣợc độ mặn nhờ có nuôi tôm, cá nƣớc ngọt hoặc là cán bộ kĩ thuật.

Thời gian nƣớc sông bị nhiễm mặn ở đây đƣợc hầu hết mọi ngƣời cho biết là bắt đầu từ đầu mùa khô và kết thúc là đầu mùa mƣa khoảng tháng 2 đến tháng 9, và tháng có độ mặn cao nhất là tháng 4 và tháng 5

Liên quan đến câu hỏi các tác động của sự xâm nhập mặn vào địa bàn, việc lựa chọn câu trả lời của ngƣời dân khá phong phú hình 3.8. Tỉ lệ cho nƣớc mặn ảnh hƣởng cao nhất (46%) là giảm năng suất nông nghiệp, khó trồng lúa cho tốt đƣợc. Kế đến 32% cho là ảnh hƣởng đến ăn uống và năng suất cây trồng, 8% thì cho rằng vừa ảnh hƣởng đến năng suất cây trồng vừa hạn chế ăn uống và nuôi cá bị ảnh hƣởng.

38% 10% 26% 14% 6% 6% Nƣớc giếng Nƣớc sông, ao hồ và mua nƣớc bình để uống Nƣớc giếng và mua nƣớc bình để uống Nƣớc sông, ao hồ, Chở nƣớc từ nơi khác về, và mua nƣớc bình về uống Nƣớc giếng và chở nƣớc từ nơi khác về, và mua nƣớc bình về uống Nƣớc giếng và chở nƣớc từ nơi khác về

32

Hình 3.8: Tỉ lệ người dân xác định các hạn chế do sự nhiễm mặn trên sông gây ra

Khi phỏng vấn về vấn đề nƣớc mặn có đem lại điều lợi gì cho nhóm ngƣời đƣợc phỏng vấn thì 88 % cho rằng không có lợi gì cả, 12 % cho rằng nƣớc mặn có lợi cho nuôi tôm.

Cách đối phó với xâm nhập mặn của ngƣời dân trong khu vực có vẻ thụ động vì đa số ở đây ngƣời ta dùng nƣớc giếng nên không bị nhiễm mặn, chỉ riêng những vùng ở Điện Nam Trung không bắt đƣợc giếng nên mới sử dụng nƣớc sông nên vào những ngày khô hạn nƣớc sông bị mặn thì họ lấy nƣớc từ Điện Nam Đông hoặc mua nƣớc bình để uống, và lúc con nƣớc không mặn thì lấy nƣớc trữ để dành sinh hoạt (hình 3.9).

8% 46% 32% 6% 8% Hạn chế ăn uống

Giảm năng suất cây trồng, khó trồng lúa

Hạn chế ăn uống và Giảm năng suất cây trồng

Giảm năng suất cây trồng và nuôi cá bị ảnh hƣởng

Giảm năng suất cây trồng, hạn chế ăn uống, nuôi cá bị ảnh hƣởng.

33

Hình 3.9: Tỉ lệ người dân trả lời cách ứng phó khi nước sông nhiễm mặn

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của quá trình xâm nhập mặn trên sông Vĩnh Điện đến đời sống và hoạt động sản xuất của nhân dân khu vực Điện Nam - Điện Ngọc. (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)