Từ năm 2001 đến nay, các trạm bơm điện: Tứ Câu (Điện Ngọc), Thanh Quýt (Điện Thắng Trung), Cẩm Sa (Điện Nam Bắc), Vĩnh Điện trên sông Vĩnh Điện liên tục phải vận hành lách triều ngay từ vụ Đông Xuân và nhất là vụ hè thu. Vụ hè thu 2005 do thiếu nƣớc vì nhiễm mặn nên cả khu tƣới trạm bơm Tứ Câu phải bỏ vụ sản xuất. Ngay cả các trạm bơm ở thƣợng nguồn sông Vĩnh Điện nhƣ: Điện An 1, Lâm Thái (Điện Minh 2) hay Ngọc Tam (Điện An 2), Vĩnh Điện phải dừng vận hành trong vụ Hè Thu. Năm 2012, hơn 100 hecta lúa hè thu ở xã Điện Ngọc gặp tình trạng khô hạn. Khoảng 30 hecta lúa ở xã Điệm Nam Bắc và hàng ngàn hecta lúa ở Điện Phƣơng, Điện Minh, Điện Nam Bắc, Điện Nam Đông cũng không có nƣớc tƣới tiêu, đứng trƣớc nguy cơ hạn hán và nguồn nƣớc bị nhiễm mặn nghiêm trọng.
Bên cạnh đó cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của ngƣời dân cũng bị xáo trộn, nguồn nƣớc uống của ngƣời dân bị nhiễm mặn nghiêm trọng, nƣớc mặn
26
nhƣ nƣớc muối khiến ngƣời dân phải chở nƣớc từ nơi khác về để sinh hoạt vì nƣớc bị nhiễm mặn nên tắm rửa giặt giũ có cảm giác rất khó chịu, còn nấu nƣớng và ăn uống thì phải mua nƣớc bình về dùng. Tình trạng nƣớc bị nhiễm mặn lan rộng trên nhiều địa bàn thuộc phía Bắc huyện Điện Bàn. Ngay tại thị trấn Vĩnh Điện, trung tâm huyện, nƣớc cũng bị miễm mặn, chị Lê Thị Hiền, chủ một quán nƣớc giải khát ở khối phố 3, thị trấn Vĩnh Điện cho biết vào những ngày nắng nóng thì không có nƣớc máy nấu nƣớc pha trà cho khách phải dùng nƣớc bình thay thế.
Hình 3.2: Người dân dùng nước bình Hình 3.3: Lúa chết khô vì nước mặn
Để cứu lúa, ở trạm bơm Tứ Câu đã cho huy động toàn bộ lực lƣợng lấy nƣớc ở các hồ tích trữ nƣớc chống hạn để bơm nƣớc vào ruộng. Nhƣng nguồn nƣớc dự trữ ở một số hồ cũng không đủ cung cấp nguồn nƣớc tƣới cho khu vực. Cho đến năm 2013 và 2014, đập ngăn mặn tạm trên sông Vĩnh Điện tại Tứ Câu đã thực sự phát huy hiệu quả tích cực, góp phần trong công tác cấp nƣớc phục vụ sản xuất nông nghiệp an toàn trong những vụ Hè Thu.
27
Hình 3.4: Đập ngăn mặn trên Sông Vĩnh Điện