CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. Tình hình nghiên cứu về sức khỏe hệ sinh thái ở Việt Nam
NAM
Ở Việt Nam, lĩnh vực sức khỏe hệ sinh thái còn rất mới mẻ với chỉ 2 nghiên cứu là nghiên cứu tổng quan “Đo lường sức khỏe hệ sinh thái biển bằng chỉ số sức khỏe đại dương - cách tiếp cận mới trong quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên” của Dư Văn Toán và Phạm Lê Duy Anh - Viện Nghiên cứu Quản lý Biển và Hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và một nghiên cứu ứng dụng “Kết quả bước đầu sử dụng chỉ số EHI đánh giá sức khỏe hệ sinh thái khu vực cửa sông thuộc thành phố Đà Nẵng” của Võ Văn Minh và cộng sự (2014) [60]. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đề xuất một chỉ số EHI tích hợp số liệu quan trắc về các thơng số lí hóa và phù
Lựa chọn indicator Tính tốn các subEHI Xác định trọng số của các subEHI Tính tốn chỉ số EHI tổng hợp Đánh giá sức khỏe HST
hợp với điều kiện Việt Nam. Nhóm tác giả đã kết luận rằng khu vực cửa sông Hàn và cửa sông Cu Đê vẫn đang ở tình trạng sức khỏe tốt (loại B), trong khi khu vực cửa sơng Phú Lộc đang ở tình trạng xấu (loại D). Tác giả cũng đã chứng minh được kết quả này đã phản ánh khá rõ thực trạng môi trường và HST tại các khu vực kể trên.
Điều này cho thấy khoảng trống trong lĩnh vực sức khỏe hệ sinh thái là rất lớn trong khi những thách thức đối với việc quản lý hiệu quả nguồn nước ngọt ở Việt Nam là không hề nhỏ trước bối cảnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang ngày càng nghiêm trọng.