CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.4. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.4.1. Vị trí khu vực nghiên cứu
Hồ chứa nước Đồng Nghệ nằm trong địa phận xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Hồ được xây dựng từ năm 1993 đến năm 1995 thì hồn thành và đưa vào khai thác sử dụng. Hơ chứa nằm về phía Tây Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 25km. Hồ có diện tích lưu vực khoảng 28.5 km2, làm nhiệm vụ cung cấp nước tưới tiêu cho 1500 hecta đất canh tác thuộc các xã Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Phú huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng và một phần diện tích của xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ngồi ra, hồ cịn cung cấp nguồn nước sinh hoạt và điều tiết lũ cho vùng hạ du [61].
1.4.2. Địa hình, địa mạo
Lưu vực hồ chứa nằm bên sườn phía Bắc của núi Sơn Gà, cách Quốc lộ 14B khoảng 5 km về phía Tây. Lưu vực dài, hẹp, nghiêng theo hướng Tây Nam – Đông Bắc (hướng chảy của sơng). Lịng sông cắt sâu hai bên dốc đứng với độ dốc lưu vực đạt 31.9%, độ dốc lịng sơng 4.3%.
Đất đai trên lưu vực bao gồm đất sét pha nhẹ đến pha nặng lẫn dăm sạn ở trên mặt, phía dưới là granodiorite bị phong hóa mạnh mẽ thành đất á sét – á cát lẫn lộn, dưới cùng là đá granite bị phong hóa nhẹ đến hoàn toàn.
Thảm phủ trên lưu vực chủ yếu là rừng cây tái sinh, rừng gai bụi xen kẽ cây ăn trái, cây trồng như lúa, múa, sắn của người dân.
Với đặc điểm địa hình dốc, thảm phủ không đầy cộng với vị trí lưu vực nằm trong vùng mưa lớn với cường độ mưa cao, lũ trong sơng lên xuống nhanh nên sự xói mịn lưu vực diễn ra mạnh mẽ [61].
1.4.3. Đặc điểm khí hậu, khí tượng, thủy văn khu vực
Lưu vực sơng Vu Gia – Thu Bồn nói chung và lưu vực hồ Đồng Nghệ nói riêng nằm bên sườn phía Đơng của dãy Trường Sơn, địa hình toàn khu vực dốc đứng theo hai hướng Bắc-Nam và Đông Tây - hướng chảy ra biển rất thuận lợi cho gió mùa Đơng Nam mang hơi ẩm vào lưu vực này. Do vậy, đây là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa có những tác động lớn bởi các yếu tố từ biển Đông. Mặt khác, dãy Trường Sơn chắn gió đã tạo ra những biến đổi sâu sắc về khí hậu trong vùng mà đặc biệt là sự biến đổi của mưa theo khơng gian dẫn đến sự phân hóa sâu sắc chế độ dòng chảy theo mùa của các hệ thống sơng ngịi trong vùng.
Trong năm, khí hậu chia làm hai mùa: đông và hè. Giữa hai mùa khơng có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ khơng khí nhưng lại có sự tương phản sâu sắc trong chế độ mưa. Lượng mưa trung bình năm trên khu vực dao động trong khoảng 2000 mm đến 5000 mm, nhưng lại có sự biến đổi lớn theo không gian và độ cao lưu vực.
Vào mùa đơng, hướng gió thình hành là gió mùa Đơng Bắc, mang khối khơng khí ẩm tạo ra thời tiết mát ẩm, kết hợp với các nhiễu thời tiết (áp thấp nhiệt đới, bão, xốy…) cùng sự chắn gió của dãy Trường Sơn là nguyên nhân gây mưa lớn đến rất lớn trên toàn lưu vực. Vào mùa hè, hướng gió thịnh hành là gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ dương thổi tới, sau khi vượt dãy Trường Sơn trở nên khơ, nóng tạo ra hiện tượng gió Lào và gây khô hạn kéo dài cho miền Trung Việt Nam.
Như vậy, khí hậu khu vực nghiên cứu mang đậm nét khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa khơ nóng, ít mưa kéo dài và một mùa mưa liên tiếp với những trận mưa có cường độ lớn trên diện rộng [61].