CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2. Phương pháp phân tích mẫu
Xác định sinh khối động vật nổi: Mẫu nước chứa động vật nổi cô đặc được lọc chân không qua giấy lọc sợi thủy tinh GF/C sau khi loại bỏ thủ công các mảnh vụn. Giấy lọc sau đó được sấy khơ ở nhiệt độ 60oC trong tủ sấy trong vòng 24h. Tiếp đến, giấy lọc chứa động vật phù du được cân trên cân điện tử. Sinh khối động vật phù du được tính bằng cách lấy hiệu khối lượng giấy lọc chứa mẫu sau khi sấy và giấy lọc đã được sấy khô và xác định khối lượng trước khi được dùng để lọc mẫu [16].
Xác định sinh khối thực vật nổi: Sinh khối thực vật nổi được tính thơng qua hàm lượng chlorophyll-a (mg/l) trong mẫu nước theo TCVN 6662:2000. Lắc để trộn kỹ mẫu, lọc chân khơng một thể tích mẫu xác định qua giấy lọc sợi thủy tinh GF/F. Lấy giấy lọc chứa mẫu đặt vào bình chiết để tiến hành chiết sắc tố bằng etanol nóng. Lấy chính xác 20ml etanol 90% cho vào bình chiết ngập hết giấy lọc, đóng nắp để tránh bay hơi, lắc nhẹ để ổn định phần cặn. Đun cách thủy trong vịng 5 phút, sau đó lấy ra và để nguội ở nhiệt độ phòng trong 15 phút. Dung dịch được chiết sau đó đem ly tâm để lấy phần trong mang đi đo quang.
Dùng pipet chuyển một phần chiết trong vào cuvet của máy đo phổ UV-VIS, để lại một ít đủ cho bước axit hóa. Đo độ hấp thụ ở bước sóng 665nm và 750nm so với etanol (mẫu trắng). Axit hóa phần chiết cịn lại (10ml) bằng 0.01 ml HCl 0.3M, lắc và đo độ hấp phụ ở 665nm và 750nm sau 5 đến 30 phút.
Nồng độ Chlorophyll-a (mg/l) được tính bằng công thức: ρc = (A−Aa)
Kc x R−1 R x 103Ve
Vsd
Trong đó:
+ A = A665 – A750 là độ hấp thụ của phần chiết trước axit hóa;
+ As = A665 – A750 là độ hấp thụ của phần chiết sau axit hóa;
+ Ve là thể tích phần chiết, tính bằng mililit;
+ Vs là thể tích mẫu đã lọc, tính bằng lit;
+ Kc = 82 l/μg.cm là hệ số hấp thụ phổ đặc trưng cho chlorophyll-a;
+ R = 1.7 là tỷ số A/Aa, cho dung dịch chlorophyll – a;
+ d là chiều dài quang của cuvet, tính bằng centimet;
+ 103 là hệ thập phân số của Ve.
Đối với thực vật phù du, sắc tố diệp lục chiếm khoảng 1-2% khối lượng khơ (trung bình là 1.5%). Do đó, sinh khối của thực vật phù du được tính bằng cách lấy tích của hàm lượng chlorophyll-a và hệ số 67 [8].