Sinh khối động vật phù du (BZ)

Một phần của tài liệu Đánh giá sức khỏe hệ sinh thái hồ Đồng Nghệ bằng chỉ số EHI. (Trang 44 - 45)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Giá trị các indicator

3.1.2. Sinh khối động vật phù du (BZ)

So với trong môi trường sống ở biển và đại dương, động vật phù du trong các thủy vực nước ngọt kém đa dạng hơn rất nhiều. Tuy vậy, chúng vẫn đóng một vai trị rất quan trọng trong hệ sinh thái thủy sinh bởi chức năng sử dụng Carbon hữu cơ và góp phần vào chu trình dinh dưỡng [47]. Trong chuỗi thức ăn, động vật phù du là mắt xích liên kết sinh vật sản xuất đến với các bậc dinh dưỡng cao hơn [28], do đó, hoạt động tiêu thụ thực vật phù du của nó là một cơ chế quan trọng, ảnh hưởng đến sự cân bằng của các thành phần sinh học trong hệ sinh thái.

Kết quả xác định sinh khối của động vật phù du tại hồ Đồng Nghệ được thể hiện trong bảng 3.2 và hình 3.4

Bảng 3.2. Sinh khối động vật phù du qua các đợt thu mẫu

Hình 3.4. Sinh khối động vật phù du qua các đợt thu mẫu

Vị trí thu mẫu Sinh khối đợt 1 (mg/l) Sinh khối đợt 2 (mg/l) DN1 - 0.220 DN2 0.160 0.150 DN3 0.100 0.350 DN4 - 0.283 DN5 - 0.353 DN6 0.140 0.497 DN7 0.787 0.947 DN8 0.613 0.357 DN9 0.293 0.300 DN10 0.313 1.600 Trung bình 0.344 ± 0.241 0.506 ± 0.420

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy, sinh khối của động vật phù du qua hai đợt thu mẫu chênh lệch không quá lớn. Giá trị sinh khối của động vật phù du trong đợt 1 dao động trong khoảng 0.1 - 0.787 mg/l, trung bình 0.344 ± 0.241 mg/l cịn đợt 2 là 0.150 – 1.6 mg/l, trung bình 0.506 ± 0.420 mg/l.

Nhìn chung trong cả 2 đợt thu mẫu, sinh khối động vật phù du ở các vị trí ở phía thượng nguồn cho kết quả cao hơn so với các vị trí ở phía gần đập chắn. Khảo sát thực địa trong quá trình thu mẫu cho thấy, càng về phía thượng nguồn (độ sâu

của nước càng giảm) thì sự xuất hiện của các lồi thực vật thủy sinh cỡ lớn (họ rong mái chèo) càng nhiều, đây có thể là một trong những lý do quan trọng dẫn đến sự sai khác về kết quả giữa các khu vực thu mẫu. Những ảnh hưởng của thực vật thủy sinh cỡ lớn đến cấu trúc sinh học của hệ sinh thái hồ đã được nhấn mạnh bởi nhiều nghiên cứu, ví dụ các cơng trình của Van Donk và cộng sự (1989) [45], Li (1998) [30] đã chỉ ra rằng thực vật thủy sinh cỡ lớn làm suy giảm sinh khối của thực vật phù du và làm tăng sinh khối của động vật phù du và cá (đặc biệt là cá ăn thực vật) bằng cách cung cấp nơi trú ngụ, nguồn thức ăn và nơi sinh sản cho những sinh vật tiêu thụ này (Moss và cộng sự (1988), Gulati (1989), Grim (1989), Van Donk và cộng sự (1989)) [56].

Một phần của tài liệu Đánh giá sức khỏe hệ sinh thái hồ Đồng Nghệ bằng chỉ số EHI. (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)