Phương pháp đánh giá rủi ro sinh thái của các kim loại nặng

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro sinh thái của Chì và Asen trong trầm tích mặt tại hồ Xanh phường Hòa Thọ Tây quận Cẩm Lệ TP. Đà Nẵng. (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Phương pháp nghiê nc ứu

2.3.4. Phương pháp đánh giá rủi ro sinh thái của các kim loại nặng

Trong nghiên cứu này, rủi ro sinh thái của các KLN trong trầm tích mặt tại khu vực nghiên cứu được đánh giá theo hướng dẫn của Hakanson (1980) [47]:

a. Đánh giá mức độ ô nhiễm theo chỉ số Cd

Đánh giá mức độ ô nhiễm của các KLN trong trầm tích theo chỉ số Cd, chỉ số này được tính như sau (công thức (1); (2)):

𝐶𝑓𝑖 = 𝐶𝐷𝑖

𝐶𝑛𝑖 (1) 𝐶𝑑 = ∑𝑛𝑖=1𝐶𝑓𝑖 (2) Trong đó:

- 𝐶𝐷𝑖: hàm lượng KLN trung bình đo được trong trầm tích tại khu vực nghiên cứu (mg/kg);

- 𝐶𝑛𝑖: giá trị nền tham khảo của KLN thời tiền công nghiệp (mg/kg). Theo Hakanson (1980) thì 𝐶𝑛𝑖 của Pb = 70 và As = 15 [47].

- 𝐶𝑓𝑖: yếu tố ô nhiễm của từng kim loại (contamination factor); - Cd: mức độ ô nhiễm của KLN (the degree of contamination).

Bảng 2.1. Yếu tố ô nhiễm của từng KLN

𝑪𝒇𝒊 Mức độ ô nhiễm

𝐶𝑓𝑖 < 1 Yếu tố ô nhiễm thấp 1 ≤ 𝐶𝑓𝑖 < 3 Yếu tố ô nhiễm vừa phải 3 ≤ 𝐶𝑓𝑖 < 6 Yếu tố ô nhiễm đáng quan tâm

𝐶𝑓𝑖 ≥ 6 Yếu tố ô nhiễm cao

Mức độ ô nhiễm KLN trong trầm tích được đánh giá như trong bảng 2.2.

Bảng 2.2. Mức độ ô nhiễm KLN theo chỉ số Cd

Cd Mức độ ô nhiễm

Cd < 8 Mức độ ô nhiễm thấp 8 ≤ Cd ≤ 16 Mức độ ô nhiễm vừa phải 16 ≤ Cd ≤ 32 Mức độ ô nhiễm đáng quan tâm

Cd ≥ 32 Mức độ ô nhiễm cao

(Nguồn: Hakanson và cộng sự (1980) [47])

b. Đánh giá rủi ro sinh thái các kim loại nặng theo chỉ số PERI (potential

ecological risk index)

Đánh giá rủi ro sinh thái các KLN trong trầm tích thông qua chỉ số PERI, chỉ số này được tính như sau (công thức 3; 4):

𝐸𝑟𝑖 = 𝐶𝑓𝑖. 𝑇𝑟𝑖 (3) 𝑅𝐼 = ∑𝑛𝑖=1𝐸𝑟𝑖 (4) Trong đó:

- 𝐸𝑟𝑖 : yếu tố rủi ro sinh thái của từng KLN (ecological risk factor);

- 𝑇𝑟𝑖 : yếu tố đáp ứng độc hại của KLN (the toxic-respond factor). Theo Hakanson thì 𝑇𝑟𝑖 của Pb = 5 và As = 10.

Yếu tố rủi ro sinh thái (𝐸𝑟𝑖) của từng KLN được đánh giá như trong bảng 2.3.

Bảng 2.3. Mức độ rủi ro sinh thái của từng KLN theo 𝐸𝑟𝑖

𝑬𝒓𝒊 Mức độ rủi ro sinh thái của KLN

𝐸𝑟𝑖 < 40 Rủi ro sinh thái thấp

40 ≤ 𝐸𝑟𝑖 < 80 Rủi ro sinh thái vừa phải

80 ≤ 𝐸𝑟𝑖 < 160 Rủi ro sinh thái đáng quan tâm

160 ≤ 𝐸𝑟𝑖 < 320 Rủi ro sinh thái cao

𝐸𝑟𝑖 ≥ 320 Rủi ro sinh thái rất cao

Rủi ro sinh thái các KLN trong trầm tích được đánh giá thông qua chỉ số PERI như bảng 2.4.

Bảng 2.4. Rủi ro sinh thái các KLN bằng chỉ số PERI

PERI Mức độ rủi ro sinh thái của KLN

PERI < 110 Rủi ro sinh thái thấp 110 ≤ PERI < 220 Rủi ro sinh thái vừa phải 220 ≤ PERI < 440 Rủi ro sinh thái đáng quan tâm PERI ≥ 440 Rủi ro sinh thái rất cao

(Nguồn: Hakanson và cộng sự 1980 [47])

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro sinh thái của Chì và Asen trong trầm tích mặt tại hồ Xanh phường Hòa Thọ Tây quận Cẩm Lệ TP. Đà Nẵng. (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)