4. Cấu trúc khóa luận tốt nghiệp
3.2. MỨC ĐỘ Ô NHIỄM CỦA Pb và As TRONG TRẦM TÍCH
Asen và Chì được công nhận là một trong những chất gây ô nhiễm độc hại [66], do đó ô nhiễm Pb và As trong môi trường nước và trầm tích là mối quan tâm hiện nay bởi độc tính và sự tích lũy của chúng trong môi trường [42]. Vì thế nên việc xác định mức độ ô nhiễm của 2 kim loại này là rất cần thiết, bởi vì đối với môi trường thủy sinh, trầm tích có vai trò quan trọng trong sự hấp thụ các KLN bởi sự lắng đọng của các hạt lơ lửng. Sự tích tụ KLN sẽ gây ảnh hưởng không những đến đời sống của các sinh vật thủy sinh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người [83].
Sau khi đã xác định được hàm lượng của từng KLN trong trầm tích mặt tại khu vực nghiên cứu như ở trên, chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ ô nhiễm của các KLN theo chỉ số Cd. Kết quả về mức độ ô nhiễm của từng KLN tại các vị trí lấy mẫu được trình bày trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. Mức độ ô nhiễm theo chỉ số Cd của các KLN trong trầm tích tại Hồ Xanh
STT Vị trí lấy mẫu 𝑪𝒇𝒊 Cd Mức độ ô nhiễm Pb As 1 HX1 0.434 5.569 6.003 Mức độ ô nhiễm thấp 2 HX2 0.514 5.033 5.548 Mức độ ô nhiễm thấp 3 HX3 0.550 5.909 6.460 Mức độ ô nhiễm thấp 4 HX4 0.533 4.914 5.447 Mức độ ô nhiễm thấp 5 HX5 3.252 1.676 4.928 Mức độ ô nhiễm thấp 6 HX6 0.261 3.859 4.121 Mức độ ô nhiễm thấp 7 HX7 0.358 2.979 3.337 Mức độ ô nhiễm thấp 8 HX8 0.370 3.824 4.194 Mức độ ô nhiễm thấp 9 HX9 0.498 4.195 4.693 Mức độ ô nhiễm thấp 10 HX10 1.575 9.903 11.478 Mức độ ô nhiễm vừa phải 11 HX11 0.159 1.567 1.726 Mức độ ô nhiễm thấp 12 HX12 0.367 0.650 1.017 Mức độ ô nhiễm thấp
13 HX13 0.342 0.000 0.342 Mức độ ô nhiễm thấp 14 HX14 0.138 2.955 3.093 Mức độ ô nhiễm thấp 15 HX15 0.329 3.426 3.755 Mức độ ô nhiễm thấp 16 HX16 0.105 0.453 0.558 Mức độ ô nhiễm thấp 17 HX17 0.162 0.319 0.481 Mức độ ô nhiễm thấp 18 HX18 0.165 0.000 0.165 Mức độ ô nhiễm thấp 19 HX19 0.190 1.964 2.154 Mức độ ô nhiễm thấp
Kết quả ở bảng 3.3 kết hợp với thang đánh giá 𝐶𝑓𝑖 của Hakanson (1980) cho thấy, yếu tố ô nhiễm của Pb và As lần lượt là 𝐶𝑓𝑖(Pb): 0,105 – 3,252 và 𝐶𝑓𝑖(As): 0,165 – 11,478. Như vậy As là kim loại có yếu tố ô nhiễm (𝐶𝑓𝑖) lớn hơn so với Pb trong khu vực nghiên cứu.
Đối với Pb, ngoài hai vị trí HX10 được đánh giá có yếu tố ô nhiễm vừa phải (1 ≤ 𝐶𝑓𝑖(Pb) < 3) và HX5 đáng quan tâm (3 ≤𝐶𝑓𝑖 < 6), ở các vị trí lấy mẫu còn lại Pb là kim loại có yếu tố ô nhiễm thấp. Đối với As, các vị trí HX12, HX16, HX17 có yếu tố ô nhiễm thấp (𝐶𝑓𝑖(As) < 1), các vị trí HX5, HX7, HX11, HX14, HX19 có yếu tố ô nhiễm vừa phải (1 ≤𝐶𝑓𝑖(As) < 3), vị trí HX10 có yếu tố ô nhiễm rất cao (𝐶𝑓𝑖(Pb) ≥ 6), và ở các vị trí còn lại As được đánh giá là kim loại có yếu tố ô nhiễm đáng quan tâm (3 ≤𝐶𝑓𝑖(Pb) < 6).
Về đánh giá yếu tố ô nhiễm của Pb và As, hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện, và dưới đây là một số nghiên cứu cụ thể:
Theo nghiên cứu của Wan Hee Cheng (2015) về đánh giá rủi ro sinh thái trong trầm tích bán đảo Malaysia, yếu tố ô nhiễm của As từ 1,45 – 3,97 và của chì là 0,36 – 2,47. Tác giả nhận xét rằng As là kim loại yếu tố ô nhiễm thấp, ngoại trừ tại KSMelayu (𝐶𝑓𝑖 = 3,97) – As là yếu tố ô nhiễm đáng quan tâm; và đối với tất cả các vị trí nghiên cứu thì Pb là kim loại có yếu tố ô nhiễm thấp [80].
Nghiên cứu của Ntakirutimana T. và cộng sự (2013) về đánh giá rủi ro sinh thái của KLN trong trầm tích tại hồ Donghu cho thấy, yếu tố ô nhiễm của As từ 2,94 – 4,06 và của Pb là từ 0,20 – 0,30. Như vậy yếu tố ô nhiễm của As ở mức độ đáng quan
tâm, chỉ trừ tại Quian Zhuang cun là ở mức vừa phải. Đối với Pb thì yếu tố ô nhiễm của nó tại tất cả khu vực nghiên cứu đều ở mức thấp [62].
Hình 3.2. Yếu tố ô nhiễm (𝑪𝒇𝒊) của Pb và As
Kết quả ở bảng 3.3 kết hợp với thang đánh giá ở bảng 2.2 cho thấy, khi đánh giá theo Cd thì mức độ ô nhiễm ở các vị trí nghiên cứu theo trình tự: Cd(HX10) > Cd(HX3) > Cd(HX1) > Cd(HX2) > Cd(HX4) > Cd(HX6) > Cd(HX9) > Cd(HX8) > Cd(HX6) > Cd(HX15) > Cd(HX7) > Cd(HX14) > Cd(HX19) > Cd(HX11) > Cd(HX12) > Cd(HX16) > Cd(HX17) > Cd(HX13) > Cd(HX18). Như vậy, mức độ ô nhiễm KLN trong trầm tích mặt tại vị trí HX10 ở mức độ vừa phải (Cd = 9,946), còn tại các vị trí còn lại, mức độ ô nhiễm ở mức thấp với giá trị Cd < 8 (hình 3.4). Điều này có thể được giải thích do vị trí này là một trong những địa điểm tiếp nhận nguồn thải từ các cống thải và là nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất từ nguồn thải có chứa kin loại Pb.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn đánh giá mức độ ô nhiễm của Pb và As trong trầm tích, nhưng trên thực tế, hồ này còn có thể tiếp nhận thêm nguồn ô nhiễm KLN khác từ nhiều nguồn khác nhau. Khi đó, mức độ ô nhiễm Cd do KLN có thể lớn hơn so với giá trị Cd trong nghiên cứu này.
0.000 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 Pb As
Hình 3.3. Mức độ ô nhiễm (Cd) của các KLN tại các vị trí lấy mẫu