Mức độ ô nhiễm (Cd) của các KLN tại các vị trí lấy mẫu

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro sinh thái của Chì và Asen trong trầm tích mặt tại hồ Xanh phường Hòa Thọ Tây quận Cẩm Lệ TP. Đà Nẵng. (Trang 47 - 50)

3.3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO SINH THÁI CÁC KLN TRONG TRẦM TÍCH

HỒ XANH BẰNG CHỈ SỐ PERI

Đánh giá rủi ro sinh thái bằng chỉ số rủi ro sinh thái tiềm năng PERI được đề xuất bởi Hakanson (1980), với mục đích nhằm tiếp cận với một trong nhiều phương pháp dùng để đánh giá rủi ro sinh thái như một công cụ chuẩn đoán, kiểm soát ô nhiễm môi trường nước. Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều nhà nghiên cứu sử dụng chỉ số PERI trong đánh giá rủi ro sinh thái của các KLN trong trầm tích [58],[ 72],[ 81].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng sử dụng chỉ số PERI trong đánh giá rủi ro sinh thái, kết quả đánh giá rủi ro sinh thái của các KLN theo chỉ số PERI được trình bày trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Rủi ro sinh thái của các KLN trong trầm tích mặt tại Hồ Xanh

STT Vị trí

lấy mẫu

𝑬𝒓𝒊

PERI Mức độ rủi ro

Pb As

1 HX1 2.169 55.693 57.862 Rủi ro sinh thái thấp

2 HX2 2.572 50.333 52.905 Rủi ro sinh thái thấp

3 HX3 2.751 59.093 61.845 Rủi ro sinh thái thấp

4 HX4 2.666 49.140 51.806 Rủi ro sinh thái thấp

5 HX5 16.258 16.760 33.018 Rủi ro sinh thái thấp

0.000 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 Cd

6 HX6 1.306 38.593 39.900 Rủi ro sinh thái thấp

7 HX7 1.791 29.787 31.577 Rủi ro sinh thái thấp

8 HX8 1.850 38.240 40.090 Rủi ro sinh thái thấp

9 HX9 2.490 41.953 44.443 Rủi ro sinh thái thấp

10 HX10 7.876 99.027 106.902 Rủi ro sinh thái thấp

11 HX11 0.797 15.667 16.464 Rủi ro sinh thái thấp

12 HX12 1.836 6.500 8.336 Rủi ro sinh thái thấp

13 HX13 1.710 0.000 1.710 Rủi ro sinh thái thấp

14 HX14 0.692 29.547 30.239 Rủi ro sinh thái thấp

15 HX15 1.646 34.260 35.906 Rủi ro sinh thái thấp

16 HX16 0.526 4.527 5.053 Rủi ro sinh thái thấp

17 HX17 0.808 3.193 4.001 Rủi ro sinh thái thấp

18 HX18 0.827 0.000 0.827 Rủi ro sinh thái thấp

19 HX19 0.951 19.640 20.591 Rủi ro sinh thái thấp

Trung bình 2.712 31.155 33.867 Rủi ro sinh thái thấp

Kết quả ở bảng 3.4 kết hợp với thang đánh giá ở bảng 2.3 cho thấy, yếu tố rủi ro sinh thái (𝐸𝑟𝑖) của Pb dao động từ 0,69 – 16,26 và của As dao động từ 3.19 – 99,03. Như vậy, yếu tố rủi ro sinh thái trung bình của As (𝐸𝑟𝑖As = 31,155) lớn hơn so với yếu tố rủi ro sinh thái trung bình của Pb (𝐸𝑟𝑖Pb = 2,712) và lớn hơn gấp 11,5 lần. Từ đó có thể thấy, As là yếu tố rủi ro sinh thái chính trong trầm tích mặt tại khu vực nghiên cứu.

Như vậy, theo phương pháp đánh giá rủi ro sinh thái của Hakanson thì Pb và As trong trầm tích mặt tại khu vực nghiên cứu là những yếu tố rủi ro thấp.

Hiện nay, việc đánh giá yếu tố rủi ro sinh thái của từng KLN ngày càng được quan tâm nghiên cứu, một số nghiên cứu về vấn đề này được trình bày cụ thể tại bảng 3.5.

Bảng 3.5. So sánh yếu tố rủi ro của Pb và As với các nghiên cứu có liên quan

Nghiên cứu 𝑬𝒓𝒊

Khu vực nghiên cứu

Pb As Hangxin Cheng và cộng sự (2015) [48] 3,1 – 11,2 6,6 – 47,6 Các hồ nước ngọt tại Trung Quốc Yunqian Wang và cộng sự (2015) [88] 9,73 – 13,77 25,6 – 51,33

Hồ Dongping, Sơn Đông, Trung Quốc

Wan Hee Cheng và

Ntakirutimana T. và cộng sự (2013) [62] 1,0 – 1,5 29,4 – 40,6 Hồ Donghu Mohamed Maaman và cộng sự (2014) [58] 2,29 – 81,56 - đầm phá Nador, Morocco Jingling Liu và cộng sự (2009) [57] 1,60 – 9,93 1,27 – 5,63 Sông Luân Cicek A. và cộng sự (2013) [35] 1,19 – 68,98 3,87 – 91,82

Lưu vực sông Sakarya, Turkey

Kết quả thống kê ở bảng 3.5 cho thấy, việc đánh giá yếu tố rủi ro của Pb và As được quan tâm tại nhiều nơi trên thế giới, và qua đó, yếu tố rủi ro của Pb và As được xác định cụ thể.

Theo nghiên cứu của Hangxin Cheng và cộng sự (2015) về đánh giá rủi ro sinh thái tròn các trầm tích ở các hồ nước ngọt tại Trung Quốc, yếu tố rủi ro sinh thái của các kim loại trong khu vực nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự Hg (63,2) > Cd (60,1) > As (12,0) > Pb (5,9) > Cu (5,8) > Ni = Cr (2,0) > Zn (1,1). Gi ải thích cho sự sắp xếp này, nhóm tác giả cho rằng nguyên nhân chính là do lượng lớn khí thải từ các hoạt động của con người ở Trung Quốc, đặc biệt là khí thải từ việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch [48]. Tian và cộng sự (2010) ước tính rằng ở Trung Quốc, khí thải As từ việc đốt than đật 635,57 tấn năm 1998 và 2.205,50 tấn trong năm 2007, gây ô nhiễm môi trường và dẫn đến việc lắng động và tích lũy của các KLN trong trầm tích hồ [76]. Nhìn chung As và Pb đều có giá trị 𝐸𝑟𝑖 < 40, được đánh giá có rủi ro sinh thái thấp, ngoại trừ hồ Qilu có mức độ rủi ro sinh thái vừa phải đối với As [48].

Theo nghiên cứu của Jingling Liu và cộng sự (2009) về đánh giá rủi ro sinh thái cả KLN trong trầm tích sông Luân, cả Pb và As đều có giá trị 𝐸𝑟𝑖 < 40, do đó Pb và As được đánh giá là những kim loại có yếu tố rủi ro thấp [57].

Kết quả nghiên cứu của Wan Hee Cheng và cộng sự (2015) về đánh giá rủi ro sinh thái các KLN trong trầm tích tại bán đảo Malaysia cho ta thấy, giá trị 𝐸𝑟𝑖 của Pb, As trong tất cả các mẫu đều nhỏ hơn 40 nên Pb và As được đánh giá là những KLN có yếu tố rủi ro sinh thái thấp [80].

Nghiên cứu của Ntakirutimana T. và cộng sự (2013) về đánh giá rủi ro sinh thái của KLN trong trầm tích tại hồ Donghu cho thấy As trong khu vực nghiên cứu có rủi ro sinh thái thấp và riêng vịnh Guozheng có rủi ro sinh thái vừa phải. Và chì có rủi ro sinh thái thấp [62].

Hay Theo nghiên cứu của Cicek A. và cộng sự (2013), kết quả đánh giá rủi ro sinh thái của từng KLN 𝐸𝑟𝑖 cho thấy, As là kim loại có yếu tố rủi ro sinh thái vừa phải và đáng kể tại các vị trí F2 và F3 với giá trị 𝐸𝑟𝑖 lớn nhất của As tại 2 vị trí này là 𝐸𝑟𝑖(F2) = 90,40 và 𝐸𝑟𝑖(F3) = 91,82. Pb cũng được đánh giá là kim loại có yếu tố rủi ro sinh thái vừa phải tại vị trí F2 trong mùa mưa với 𝐸𝑟𝑖(F2) = 68,98 và vị trí F6 với 𝐸𝑟𝑖(F6) = 66,83. Yếu tố rủi ro sinh thái của Pb và As theo thứ tự là 𝐸𝑟𝑖(As) > 𝐸𝑟𝑖(Pb) [35].

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro sinh thái của Chì và Asen trong trầm tích mặt tại hồ Xanh phường Hòa Thọ Tây quận Cẩm Lệ TP. Đà Nẵng. (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)