Dự báo về số phận thất bại của Mỹ trong tương lai khi tham gia chiến tranh tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Yếu tố tiên tri kỳ diệu trong tiểu thuyết “Người Mỹ trầm lặng” của Graham Greene. (Trang 32 - 38)

chiến tranh tại Việt Nam

Từ năm 1950, Mỹ tiến thêm một bước là trực tiếp can thiệp nước ta. Cho nên ta đã có “một kẻ địch chính là giặc Pháp lại thêm một kẻ địch nữa là bọn can thiệp Mỹ”. Trong thời kỳ này, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chú ý

phân tích cục diện chiến tranh và những hoạt động của Mỹ trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa nhằm làm rõ âm mưu, bản chất thủ đoạn của đế quốc Mỹ. Chỉ ra những điểm yếu, những mâu thuẫn trong nội bộ của chúng ta nhằm đánh tan tư tưởng phục Mỹ, sợ Mỹ còn rơi rớt trong nội bộ nhân dân ta. Việc Liên Xô, nước Trung Hoa mới và các nước dân chủ công nhận Chính Phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nâng lên đến mức cao nhất niềm phấn khởi của nhân dân Việt Nam. Đối với nhân dân Việt Nam, đó là một thắng lợi lớn về chính trị.

Mở đầu là hình ảnh Pailơ với cái xác chết bị vứt xuống sông Sài Gòn. Cái chết của Pailơ có lẽ đã kích thích sự tò mò ở người đọc rằng : “Pailơ là ai? Hắn ta có mặt ở Việt Nam làm gì và vì sao hắn bị giết?”. Theo dòng hồi tưởng của Phulơ, bạn của Pailơ, người đọc có thể hiểu rõ nguyên do của mọi vấn đề. Câu chuyện đi từ thực tại, đó chính là cái chết của Pailơ, nhà văn lại hồi tưởng về quá khứ, rồi sau đó quay trở về thực tại. Nhân vật Phulơ trong tiểu thuyết chính là hiện thân của chính tác giả. Phulơ được thanh tra mật thám Pháp mời lên để hỏi về mối quan hệ giữa ông và Pailơ - bác sĩ trong phái đoàn viện trợ kinh tế Mỹ vừa bị giết chết, xác nổi trên sông... Phulơ khai báo với cơ quan điều tra thông tin ông có và cảm nhận của mình về nạn nhân xấu số. Đó là một người Mỹ trầm lặng, dễ mến, tốt bụng, đến đất nước này vì ý nguyện nhân đạo, giữa ông và Pailơ đã hình thành mối quan hệ bằng hữu...Thâm tâm ông nghĩ khác lời ông nói nhưng đâu thể bộc lộ cho điều tra viên...

Pailơ là hình ảnh đại diện cho nước Mĩ, một chàng trai với vẻ bên ngoài lịch lãm, ba mươi hai tuổi, tùy viên của phái đoàn viện trợ kinh tế, quốc tịch Hoa Kỳ. “Với bộ giò lênh khênh đung đưa, với mái tóc cắt theo kiểu lính thủy, với cặp mắt quen nhìn những khoảng không rộng lớn của các

khu học xá Hoa Kỳ, hắn có vẻ hoàn toàn vô hại” [12, tr.18]. Hắn luôn mơ tưởng đến những lực lượng thứ ba, đến cách áp dụng lý thuyết của Yóok Hácđinh về Viễn Đông nhằm để giúp Việt Nam, hoàn thiện Việt Nam. Đi đến đâu Pailơ cũng có vẻ trầm lặng, “ Pailơ lặng lẽ, hắn có vẻ khiêm tốn, đôi lúc trong ngày đầu tiên đó, tôi phải cúi xuống mới nghe rõ hắn nói gì. Và hắn nghiêm trang, rất nghiêm trang…” [12, tr.28]. Với vẻ ngoài lặng lẽ của mình, Pailơ luôn đưa lại cho người khác sự thân thiện, cảm giác hắn là kẻ hiền lành, ít nói và hoàn toàn vô hại. Nhưng Pailơ lại cuồng tín đến mù quáng với học thuyết của Yóok, Pailơ nói: “cần phải có ở phương Đông là một Lực lượng thứ ba” [12, tr.31]. Đằng sau câu nói của hắn là cả một âm mưu thủ đoạn, hắn phản ứng mau lẹ trước những công thức đã được thừa nhận, hay trước ma lực của những số thứ tự như Đội quân thứ năm, Lực lượng thứ ba, Ngày thứ bảy ... Khi được hỏi về nguyên nhân cái chết của Pailơ mặc dù biết rõ sự thật về con người Pailơ nhưng Phulơ đã che dấu và trả lời: “người ta giết hắn vì hắn ngây thơ quá, không sống nổi. Hắn còn trẻ , dốt nát, dại dột và hắn đã dính vào những việc không có gì liên qua n đến mình” [12, tr.43]. Hắn không hiểu những gì đang diễn ra ở đây nhưng người Mỹ lại cho hắn ít tiền, sách của Yóok Hácdinh và bảo hắn ôm mộng tới

“giác ngộ phương Đông về nền dân chủ” [12, tr.43]. Hắn nào thấy gì về những điều hắn đã được nghe tả tại một phòng diễn thuyết, và những người viết sách, những người lên diễn thuyết đã lừa bịp hắn .

Những tội ác mà Pailơ gây ra đã đến lúc phải trả giá, số phận của Pailơ đã không thoát khỏi bàn tay của Cộng sản, những ai đến gây đau thương cho đất nước này đều sẽ bị trừng trị đích đáng. Và điều đó đã không thành hiện thực, cái chết đã đến với người Mỹ, Pailơ đã phải chết để trả giá cho những hành động mà hắn và đồng sự của hắn đã gây ra, hắn chết vì một

lý tưởng không thực, vì quá tin vào một lực lượng thứ ba, đó là nước Mĩ. Pailơ chết một cách đáng thương “họ lôi xác Pailơ ra giống như người ta kéo một ngăn nước đá, và tôi nhìn. Những vết thương đã đóng băng nom lạnh lùng vô tri giác” [12, tr.23]. Pailơ đã đánh đổi cả cuộc đời của mình để theo đuổi những học thuyết của Yóok Đinh, phục vụ cho nước Mỹ hùng mạnh nhưng đổi lại là cái chết không nguyên vẹn, một cái chết thật thảm thương. “Pailơ có vẻ lạc lỏng hơn bao giờ hết, có lẽ hắn nên ở nhà thì hơn”

[12, tr.24]. Nhưng Pailơ chết không phải bởi những vết thương kia, Vigô nói

“vừa chỉ vào vết đâm nơi ngực – Hắn bị dìm chết trong bùn. Chúng tôi đã tìm thấy bùn trong hai lá phổi hắn” [12, tr.24]. Pailơ đã phải trả giá cho những tội ác mà hắn đã gây ra cho dân tộc Việt Nam, cho những con người vô tội, quanh năm chỉ biết ruộng vườn. Nợ máu phải được trả bằng máu, không ai hết ngoài Việt Minh đã trừ khử được một tên ác độc, trả thù cho nhân dân vô tội. Nếu để cho Pailơ sống, hắn lại tiếp tục gây ra những tội ác, dìm dân tộc ta trong bể máu và tang tóc. Cái chết của Pailơ như là một dự đoán tương lai cho nước Mỹ sau này khi bước chân vào Việt Nam rồi cũng sẽ nhận được những thất bại thảm hại. Phulơ quan sát cục diện hiện thực của cuộc chiến và có những suy nghĩ, những tiên đoán chính xác về Mỹ đang từng bước cố hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương nhằm thay Mỹ vào vị trí đó và dự đoán vào một tương lai không xa Mỹ cũng sẽ thất bại ở Việt Nam như Pháp kia.

Bộ mặt thật của những “người Mỹ trầm lặng” ít nói, hiền lành đã bị lật tẩy. Đằng sau bộ mặt trầm lặng, thân thiện của gã người Mỹ kia thấp thoáng một kế hoạch can thiệp đen tối. Hắn bất chấp mọi thủ đoạn đê tiện, kể cả gây tội ác dã man để đạt được mục đích, đến nỗi sau này danh từ “người trầm lặng” đã trở thành phổ biến để ám chỉ những kẻ mượn lốt hòa bình che giấu chân tướng chuyên gia kích động, lật đổ. Tướng Thế là con bài đầu tiên

trong kế hoạch của CIA và bộ máy quân sự Mỹ, ông ta bị đào thải khi không còn đắc dụng, nhường chỗ cho một nhân vật bóng bẩy hơn, nhiều khả năng và có ảnh hưởng hơn. Hành vi Pailơ cướp người tình của Phulơ như biểu tượng của sự thay thế cái cũ già nua, lỗi thời (chủ nghĩa thực dân cũ) bằng cái mới tinh vi, xảo quyệt (chủ nghĩa đế quốc mới)… nhưng rồi cả hai đều thất bại tai chính đất nước này. Phải chăng chính Pailơ cũng là một nạn nhân trong cuộc chiến tàn khốc này? hắn đã bị chính nền dân chủ của hắn, chính những lý tưởng siêu tưởng của hắn đánh lừa khi họ chỉ dùng hắn như một công cụ của chiến tranh, một tay sai đắc lực để chúng thực hiện một âm mưu to lớn. Âm mưu của một nước đế quốc sẽ thay bọn thực dân thống trị, giày xéo nhân dân Việt Nam. Đổi lại là cái chết thảm hại của Pailơ khi hắn chưa kịp hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình, đó phải chăng là cái giá cho sự ngây thơ mù quáng của hắn .

Động thái cuối cùng của Phulơ không mang tính cách trả thù cá nhân, ông chỉ thực thi lương tâm trước tội ác không thể dung thứ. Vì khi tình cờ Phulơ biết được Pailơ là kẻ đứng sau những vụ khủng bố, gây bao nhiêu chết chóc cho người dân vô tội thì từ kẻ tình địch đã trở thành kẻ thù của lương tri. Như lời của ông Heng, một cán bộ Việt Minh nói với Phulơ: con người ta phải chọn đứng về một phía nào chứ. Và Phulơ đã lựa chọn: theo lời dặn của Heng, Phulơ đã hẹn Pailơ ở quán ăn Cối Xay cổ để người Việt Minh hạ sát, trừ khử kẻ gieo tai họa cho đất nước này. Phulơ đã hành động theo tiếng gọi của lương tri chứ không xuất phát từ lòng hận thù cá nhân, muốn loại bỏ tình địch. Pailơ bị giết bởi người Việt Nam điều đó càng khẳng định thêm một lần nữa sự thất bại của quân Mỹ và sự thắng lợi của nhân dân Việt Nam. Càng về sau, lịch sử chống đế quốc Mỹ đã kiểm nghiệm cho những lời tiên tri của Graham Greene là hoàn toàn đúng. Tất cả đều phải trở về với cái ban đầu của nó. Nhân dân Việt Nam đã đứng lên kiên quyết đấu tranh và họ đã

giành được thắng lợi, chiến thắng được kẻ thù – một đế quốc hùng mạnh. Pháp thất bại, Mỹ bị hạ gục, Việt Nam đứng trên nền chiến thắng cho thấy quy luật tất yếu của cộc sống và sự tiên đoán của nhà văn về thất bại của Mỹ đã được chứng minh. Tất cả đã diễn ra như những gì mà nhà văn mong đợi và dự báo trước.

Đế quốc Mỹ không thể không thất bại khi khí thế chiến đấu của nhân dân ta đang hừng hực ngọn lửa căm hờn, muốn thiêu đốt chúng, nợ máu phải trả bằng máu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Để giành lại nền độc lập dân tộc và sự thống nhất đất nước của mình, nhân dân Việt Nam sẵn sàng đấu tranh 10 năm, 20 năm hoặc hơn nữa, nếu cần thiết”. Và Người nói thêm: “càng gần đến thắng lợi, chúng ta càng gặp nhiều khó khăn. Nhưng chúng ta đã quyết tâm khắc phục tất cả những khó khăn và chịu đựng mọi hi sinh để đạt được mục đích của mình: Đánh đuổi tất cả bọn xâm lược và giải phóng Tổ Quốc của chúng ta”. Quyết tâm bền bỉ đó, niềm tin tưởng không gì lay chuyển nổi đó của một dân tộc là sự đảm bảo vững chắc của thắng lợi cuối cùng. Và nhà văn như thấy được quyết tâm đó và Pháp là một dẫn chứng hùng hồn, cụ thể về sự thất bại cùng với cái chết của Pailơ chính là điều báo hiệu, sự tiên đoán của tác giả về sự thất bại của Mỹ trong tương lai. Và sự thất đúng là như vậy, dân tộc Việt Nam đã chiến thắng, chiến thắng một cách vẻ vang. Trái với tất cả những sự tính toán của lực lượng phản động quốc tế, đứng đầu là bọn phản động Pháp – Mỹ đang muốn biến Việt Nam thành cái hàng rào chống Cộng sản ở Đông Nam Á, nước Việt Nam dũng cảm đang trở thành một tiền đồn vững chắc của mặt trận quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc ở khu vực này của thế giới.

Có thể khẳng định rằng, yếu tố hiện thực của cuộc chiến tranh đã giúp nhà văn rất nhiều trong việc tiên đoán những điều có thể xảy ra. Ông đã không bằng lòng với sự có mặt của chủ nghĩa thực dân và những người Mỹ

trầm lặng trên đất nước Việt Nam. Tuy trong tác phẩm, ông không có một dòng nào, đoạn nào trực tiếp nói về tính cách nham hiểm ác độc của Pailơ nhưng qua những chi tiết, sự việc trong tác phẩm nhưng người đọc có thể hiểu được và bóc dần lớp vỏ của sự giả dối bên ngoài để thấy rõ bộ mặt thật bên trong. Điểm nổi bật nhất của tiểu thuyết là sự phát hiện một mưu đồ, tiên đoán một thế cuộc tương lai, cảnh báo ngay từ buổi đầu về sự dính líu ngày càng sâu rộng của Mỹ vào bàn cờ chính trị ở Việt Nam sau này. Bước chân đầu tiên của những kẻ giả danh sứ mệnh cứu người đã mở đường cho đội quân nửa triệu lính viễn chinh Mỹ ồ ạt kéo vào Việt Nam không lâu sau đó, gây ra cuộc chiến bạo tàn ghê tởm, trở thành bài học cay đắng và đắt giá nhất trong lịch sử nước Mỹ, làm nên cuộc kháng chiến thần thánh của cả dân tộc Việt Nam…

Câu chuyện mở ra và kết thúc đều là cái chết của Pailơ. Đây là một cái chết tất yếu, không thể tránh khỏi. Đó là một sự trả giá xứng đáng so với những gì mà hắn đã gây ra. Cái chết của Pailơ như dự báo trước một điều rằng những âm mưu của Mỹ sẽ bị nhân dân Việt Nam đập tan. Cái chết của Pailơ hay là sự thất bại của người Mỹ trước nhân dân Việt Nam chứng tỏ lời tiên tri của nhà văn đã linh nghiệm. Thật như những gì mà ông đã từng nói:

“không có cuộc đời ai được một phép màu che chở mãi”[12, tr.287]. Pailơ đã gặp may ở Phát Diệm và trên đường đi Tây Ninh, nhưng cái số đỏ không được bền mãi, và chỉ trong hai giờ nữa, người ta sẽ biết phép hết màu rồi. Và sự thật Pailơ đã chết như những gì mà nhà văn đã tiên đoán. Người Mỹ trầm lặng đã thật sự thất bại hoàn toàn tại Việt Nam. Sự thật đế quốc Mỹ đã thất bại ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Yếu tố tiên tri kỳ diệu trong tiểu thuyết “Người Mỹ trầm lặng” của Graham Greene. (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)