“Người Mỹ trầm lặng” 3.1 Ngôn ngữ trần thuật
3.3 Không gian và thời gian nghệ thuật
Không gian và thời gian nghệ thật là hình thức nội tại bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Với không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quảng, nối tiếp, cao, thấp, xa , gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn tri trật tự. Không gian nghệ thuật có thể mang tính địa điểm, tính phân giới – dùng để mô hình hóa các phạm trù thời gian như bước đường đời, con đường cách mạng. Không gian nghệ thật có thể mang tính cản trở , để mô hình hóa các kiểu tính cách của con người [5, tr.160]. Theo tác giả Phương Lựu trong “Lý luận văn học” (Nxb Giáo dục, 2006) không gian nghệ thuật được xem là “mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình trong đó. Không gian nghệ thuật gắn liền với quan niệm về con người và góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy [8, tr.339].
Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái nhìn trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều kích thước khác
nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác,…tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Như vậy, thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật. Khi nào ngòi bút của người nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào dừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian chậm lại. [5, tr.322].
Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới.
Không gian chiến tranh
Tiểu thuyết “Người Mỹ trầm lặng” là một tiểu thuyết viết về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Đây là một tiểu thuyết chính luận – trữ tình, vừa tái hiện chân thực bối cảnh Việt Nam những năm 50 – 60 của thế kỷ trước, vừa thể hiện được thái độ phản đối Mỹ, chống chiến tranh, nói lên sự bất lực của tôn giáo trước những cuộc chiến của con người. Câu chuyện kể về cuộc chiến tranh phi nghĩa của chế độ thực dân Pháp ở nước ta đang vào những năm cuối của sự suy tàn, sụp đỗ với những thất bại nặng nề về của cải vật chất cũng như tinh thần. Hơn lúc nào chết, với sự chiến đấu ngoan cường của nhân dân Việt Nam, thực dân pháp đang rã rời và không còn sức để chống đỡ, thất bại đang đến thật gần với chúng. Không gian chiến tranh hiện lên trong tác phẩm chủ yếu là không gian đầy đau thương, mất mát của người dân Việt Nam cũng như những trận chiến của dân tộc ta với kẻ thù được nhà văn kể lại qua nhân vật của mình là nhà báo Phulơ.
Là người trực tiếp đến Việt Nam, nhà văn Graham Green chứng kiến cuộc chiến tranh đau thương này nên những gì về hiện thực chiến tranh luôn in đậm trong tâm trí ông, được ông thể hiện qua những trang viết của mình. Với giọng văn giản dị, ngôn từ trong sáng, tác giả đã giúp người đọc tiếp cận
với không gian chiến tranh gắn liền với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và những âm mưu đàn áp dân ta của đế quốc Mỹ. Qua từng hồi tưởng, lời tường thuật về cuộc chiến của Phulơ, một người ngoài cuộc với cách nhìn khách quan của mình đã cho thấy cả một cuộc chiến đầy đau thương và tang tóc. Rồi máu, rồi mất mát, những thứ kinh điển của chiến tranh đã len vào từng câu chữ, qua từng lời tường thuật bình dị và chân thật, đầy khách quan của nhà văn.
Không gian chiến tranh được nhà văn kể lại qua những gì ông nhìn thấy, nghe thấy, qua lăng kính, góc nhìn của một nhà báo luôn cố gắng giữ vững sự trung lập của mình. Bằng những chuyến đi thực tế và sự quan sát tinh tế, phán đoán sâu sắc, tình hình chiến tranh được nhà báo Phulơ khắc họa với những gì tàn khốc nhất của nó : “Đây là một cuộc chiến tranh giữa nơi rừng núi và ruộng lầy, những nơi người ta lội nước đến tận vai, và quân thù bỗng biến mất, chôn vũ khí và khoác bộ áo nông dân vào người… Nhưng họ có thể chết mục giữa những tiện nghi đầy đủ trong sự ẩm ướt của Hà N ội. Họ không thả bom xuống đó, trời cũng không hiểu tại sao. Người ta có thể nói đó là một kiểu chiến tranh chính quy” [12, tr.30]. Tuy Phulơ không trực tiếp tham gia vào những trận đánh, cũng như không có mặt tại chiến trường nhưng lại là người luôn nắm bắt mọi thông tin, về tình hình chiến sự và phân tích nó một cách sâu sắc nhất. Ngay từ khi bước tới Việt Nam, Phulơ đã chứng kiến những cuộc đàn áp, tàn sát nhân dân ta của thực dân Pháp với những vũ khí tối tân, phương tiện hiện đại: “Trong khi những người xe đạp đưa chúng ta trên con đường ngoại ô dài tới cái thành phố Hoa kiều, một đoàn xe cơ giới Pháp vượt lên, trên mỗi xe cơ giới có một khẩu đại bác vươn cổ lên như một sĩ quan bất động và im lặng hệt một pho tượng bằng gỗ sau những chiếc tàu dưới vòm trời đen sẫm, khum khum, nhẵn nhụi, giát đầy sao.”[12, tr.52]. Qua góc nhìn của Phulơ chiến tranh sẽ kết thúc, người Pháp
sớm muộn cũng sẽ phải rời khỏi Việt Nam: “ Chiến trường khi nhìn từ gác chuông nhà thờ xuống thì chỉ thấy vẻ ngoạn mục, bất động như một bức tranh toàn cảnh vẽ về cuộc chiến tranh của người Boe trong một tờ báo Tin ảnh – Luân Đôn cũ. Một máy bay thả dù tiếp tế lương thực cho một đồn bị cô lập giữa vùng núi đá vôi…Từ xa nhìn vào, chiến tranh thật sạch sẽ và được sắp xếp có ngăn nắp từng li từng tí” [12, tr.67].
Không gian chiến tranh còn được nhà văn khắc họa trong một lần Phulơ đi thực tế ở Phát Diệm, lần này ông đã trực tiếp tham gia vào một trận đi càn của thực dân Pháp: “Khúc sông đầy những tử thi. Bây giờ tôi lại nhớ như hình ảnh của món rau ragu nấu với quá nhiều thịt. Những xác người đè lên nhau; một cái đầu, màu xám như da con hải cẩu, vô danh như một đầu tù nhân tóc bị cạo trọc, nhoi nhoi khỏi mặt nước như một cái phao. Không trông thấy máu: tôi đoán rằng dòng máu đã trôi hết từ lâu. Tôi không ước lượng được con số những người chết đó; chắc họ đã bị lọt bất ngờ vào giữa hai làn đạn trong khi tìm cách rút” [12, tr.77]. Đó là những cái chết của quân Pháp trong một trận đi càn đã bị quân Việt minh đánh du kích, và theo như lời Phulơ nói thì chúng đã phải ăn miếng trả miếng. Với những phương tiện chiến tranh hiện đại cùng những dã tâm độc ác của chúng, thực dân Pháp đã tàn sát, dìm dân tộc ta trong bể máu. Một lần nữa không gian chiến tranh lại hiện lên đầy đau thương, khốc liệt. Bao trùm lên tất cả là cái chết, những cái chết đáng thương của những người dân vô tội: “Sáu người chúng tôi xuống, và người lính chống sào sang bờ bên kia, nhưng một lớp xác người đông đặc giữ chặt đò lại. Người lính lấy con sào đẩy đi, con sào ngập trong đám bùn đất thịt người đó; một cái xác bổng nổi lên nằm dọc theo thuyền, như một người đang nằm phơi nắng trên bãi biển” [12, tr.78]. Không gian chiến tranh hiện ra trước mắt bạn đọc với những cái chết bi thảm, tác giả xót thương và đồng cảm “…một người đàn bà và một đứa trẻ
con, họ đã chết rồi: một cục máu nhỏ nằm gọn giữa trán người đàn bà, đứa bé nằm như đang ngủ. Nó chừng sáu tuổi, và nằm co hai chân khẳng khiu lên sát nằm như cái bào thai trong dạ mẹ.” [12, tr.80].
Và thất bại đang đến thật gần với chúng, chúng đã và đang thực hiện cuộc chiến tranh phi nghĩa được đổi bằng máu. “Tướng Đờ Cát đang ngắc ngoải ở Pari, người Pháp sắp tháo chạy khỏi Hòa Bình, miền Bắc Việt Nam chưa bao giờ đứng trước một nguy cơ lớn như vậy” [12, tr.107]. Cuộc chiến giữa một dân tộc nhỏ bé và một nước thực dân giàu mạnh là một cuộc chiến không cân sức. Một dân tộc Việt Nam vốn nhỏ bé về tầm vóc nhưng có sức mạnh về tinh thần và ý chí, họ lao vào cuộc chiến tranh với niềm tin tất thắng: “Không ai để ý đến những người của Việt Minh đã trà trộn vào đám rước, đến tiểu đoàn quân chủ lực của Cộng Sản vượt qua các đèo của dãy núi đá vôi đột nhập vào đồng bằng, dưới mắt của những tốp quân Pháp bất lực gác ở các đồn điền tiêu đặt trên núi: Đêm hôm đó, lính trinh sát của Việt Minh đã đánh vào Phát Diệm [12, tr.70]. Việt Minh luôn dồn quân địch vào thế áp đảo và đạt được mục đích đặt ra khiến cho quân địch phải chạy trốn trong sự hoang mang đến tột độ “có lẽ một đội tuần tra hay là quân Việt Minh hoàn thành mục đích hạ ba chiếc tháp canh như thường lệ. Tiếng súng trùm lấy tiếng chân chạy trốn chầm chậm và ngượng ngịu của chúng tôi”[12, tr.174]. Với lối đánh du kích cùng với tinh thần yêu nước, mỗi khi nói đến lịch sử Việt Nam thì các nước đều khiếp sợ và không thể lý giải nổi, vì sao những con người nhỏ bé kia có thể thắng được những kẻ thù giàu mạnh cách họ hơn nữa vòng trái đất.
Kẻ thù nối tiếp kẻ thù, chúng ta đang cố đuổi được bọn thực dân cút về nước thì một kẻ thù mới xuất hiện một cách âm thầm và lặng lẽ. Một kẻ thù mới, nguy hiểm và độc ác, tàn bạo, dã man hơn, chúng biến thực dân Pháp thành bàn đạp và Việt Nam là miếng mồi thơm ngon không thể bỏ qua được.
Đó không ai khác chính là bọn đế quốc Mỹ cùng với sự xuất hiện của những người Mỹ trầm lặng, đến đất nước này với những mục đích nhân đạo. Chúng chữa bệnh “đau mắt hột” cho nhân dân ta bằng những thùng thuốc nổ và khai hóa dân ta bằng những học thuyết viễn vông, mơ hồ và tắm dân tộc ta trong bể máu . Lúc này đây, không gian chiến tranh lại được mở ra với những khung cảnh mới, không phải là tin tức chiến trận ngoài chiến trường nữa mà xảy ra hằng ngày, trong thành phố và vũ khí ở đây là những chiếc bơm xe đạp. Và với học thuyết của mình, Pailơ tiếp tục những mưu đồ của hắn với những thảm họa chết chóc. Khi Phulơ đến phố Gacsnie, nhìn thấy những đám khói nặng nề bốc lên, thì “tôi hiểu lần này không phải là một chuyện đùa nữa. Khói bóc ra từ những chiếc xe đang cháy dở tại bãi chứa xe trước nhà hát Quốc gia; những mảnh xe vở ngổn ngang khắp quảng trường và một người bị cụt chân nằm ở bồn cây cảnh giật nẩy lên từng cơn. Đám đông xô lại từ phố Catina và đại lộ Bona. Tiếng cảnh binh, xe cứu thương kéo chuông liên hồi, xe cứu hỏa dội vào cái đôi tai còn ù đặc của tôi” [12, tr.255]. Pailơ đã cùng Tướng Thế gây ra vụ nổ bom trên phố với những cái chết oan uổng của phụ nữ và trẻ con, phố ngập tràn máu và máu bắn tung tóe, những xác người không được nguyên vẹn. “Một người đàn bà ngồi xệp trên mặt đất, để trên đùi mình phần còn lại của đứa con nhỏ của bà… bà ta ngồi không động đậy, không một lời nói”. Bên rìa công viên “thân người cụt chân vẩn nây lên như một con gà bị chặt đầu. Đoán theo chiếc áo anh ta đang mặc thì anh ta là một người kéo xe tay” [12, tr.257]. Hắn biện minh cho vụ đánh bom này do có sự nhầm lẫn “đáng lẽ phải đánh vào một cuộc diễu binh”. Và hắn là kẻ qua ngây thơ chăng ? những kẻ ngây thơ thì không chịu tội với lương tâm họ. Ngây thơ một cách điên rồ.
Ở đây ta thấy rằng, nhà văn Graham Greene đã khu biệt hóa vùng không gian chiến tranh để “nhìn ngắm” nhân vật của mình dịch chuyển. Tiểu thuyết
đã có sự dịch chuyển không gian, từ Sài Gòn đến những vùng chiến sự, vùng của Phát Diệm,…để thấy được từ sự dịch chuyển của không gian này, thấy được sự dịch chuyển của nhân vật. Đó là sự thay đổi tính cách , về nhận thức và thái độ của các nhân vật với cuộc chiến tranh. Những ngày đầu đến Việt Nam, Pailơ luôn tỏ vẻ ngây thơ, đến Việt Nam với tấm lòng nhân ái, đến nổi ai gặp hắn cùng dành cho hắn cụm từ “người mỹ trầm lặng”. Nhưng khi gặp phải phục kích trên đường trở về Sài Gòn (có sự thay đổi về không gian), thì Pailơ đã tỏ ra xông xáo như một người lính được huấn luyện bài bản, đến nổi khiến cho Phulơ phải ngạc nhiên, dần dần bản chất của Pailơ đã lộ rõ.
Với tiểu thuyết “Người Mỹ trầm lặng” của nhà văn Graham Greene, tác giả đã cho thấy cả một thế giới hiện thực về chiến tranh Việt Nam. Bản thân nhà văn đã được đi qua chiến tranh ở thời điểm quan trọng nhất, khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh nên đã cho ta cái nhìn khách quan của một người ngoài cuộc. Tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh nhưng đã biểu hiện một chủ nghĩa nhân văn với việc đi sâu phản ánh những trận chiến đấu, những đau thương mất mát của những người dân vô tội. Đó chính là tiếng nói tố cáo, là sự cảm thông trước những nỗi đau mà người dân Việt Nam phải gánh chịu của nhà văn Graham Greene.
Thời gian đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại
Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết “Người Mỹ trầm lặng” của nhà văn Graham Green được biểu hiện qua dòng thời gian sinh hoạt, thời gian lịch sử - xã hội nhưng nổi bật nhất, chủ yếu là thời gian đồng hiện, đan xen giữa quá khứ và hiện tại theo lời kể của tác giả: đồng hiện giữa hiện tại và quá khứ . Thời gian hiện tại như chứa đựng các sự kiện và hoạt động của con người diễn ra trong cuộc sống gắn liền với cuộc chiến tranh xảy ra tại đất nước Việt Nam. “Người Mỹ trầm lặng” được xây dựng trên một kết cấu khá linh hoạt với dòng chảy thời gian đồng hiện: có lúc chúng ta đang say sưa
với câu chuyện của tác giả ở hiện tại, rồi lại được tác giả dẫn dắt quay về với quá khứ và ngược lại. Cứ như thế, nhà văn đã tạo cho người đọc sự hứng thú, cuốn hút theo từng câu chuyện nhà văn kể.
Ta có thể thấy sự đồng hiện về thời gian ngay từ những trang đầu tiên của tiểu thuyết. Mở đầu tiểu thuyết là thời gian sinh hoạt ở hiện tại, với những mốc thời gian cụ thể: “Sau bữa cơm chiều, tôi ngồi trong phòng mình, tại phố Catina, chờ Pailơ. Hắn đã hẹn : “Tôi sẽ tới chổ anh, mười giờ là chậm nhất”. Khi đồng hồ đã điểm nửa đêm, tôi không ngồi yên được nửa và đi ra ngoài phố”. Một đám đàn bà già quần nái đen ngồi tại bậc cầu than; lúc này đang vào tháng hai và tôi đoán vì trời nóng nên họ chưa đi ngủ.” [12, tr.7]. Với dòng thời gian hiện tại, nhà văn đã cho người đọc biết được cuộc sống của Phulơ, giới thiệu được những nét cơ bản về Pailơ và Phượng – cô gái nhảy mà cả Phulơ và Pailơ đều đem lòng yêu si mê. Cách