“Người Mỹ trầm lặng” 3.1 Ngôn ngữ trần thuật
3.2 Giọng điệu trần thuật trữ tình và sâu lắng
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm… Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Nếu như trong đời sống, ta thường chỉ nghe giọng nói nhận ra con người thì trong văn học, giọng điệu giúp chúng ta nhận ra tác giả. Người đọc có thể nhận thấy tất cả các chiều sâu tư tưởng, thái độ, vị thế, phong cách, tài năng cũng như sở trường ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ thông qua giọng điệu. Nền tảng của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn. Trong khi trần thuật, tác giả sử dụng nhiều giọng điệu, nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo, chứ không đơn điệu. [5, tr.134]
Viết về sự tàn khốc của chiến tranh nhưng thật kì lạ là Graham Greene vẫn giữ cho mình một giọng điệu trữ tình sâu lắng, có lẽ vì nhà văn đã dành cho đất nước này những tình cảm vô cùng to lớn. Chính giọng điệu trữ tình, sâu lắng này đã chi phối tới nhịp điệu trần thuật của tác phẩm, làm nhịp điệu trần thuật có điểm dừng, chậm lại, lắng đọng lại những điều khiến bạn đọc phải suy nghĩ. Tiểu thuyết “Người Mỹ trầm lặng” đến với bạn đọc không
chỉ với những nỗi đau, mất mát của hiện thực chiến tranh dữ dội, những cảnh tượng rùng rợn mà bên cạnh đó còn cho chúng ta chiếm ngưỡng những vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người Việt Nam. Bằng chất giọng trữ tình, sâu lắng tha thiết, xuất phát từ tình cảm chân thật của chính mình, tác giả đã đưa người đọc đến với những vẻ đẹp bình dị của dân tộc Việt Nam.
Giọng điệu chính là nơi giao lưu gặp gỡ giữa người kể chuyện và người nghe. Giọng điệu trần thuật của người kể chuyện luôn gắn liền với việc miêu tả con người, sự kiện, không – thời gian trong tác phẩm. Nhà văn đã giành cho con người Việt Nam nói chung, Phượng nói riêng một thứ tình cảm rất đặc biệt, bởi thế khi nói về vẻ đẹp của cô, ông đã miêu tả với một chất giọng mượt mà: “Tôi thấy cô đã mang tóc theo kiểu khác, mái tóc đen và cứng của cô nay xõa một cách giản dị trên đôi vai … Tôi nhắm mắt lại và thấy cô vẫn như xưa: cô là tiếng nước reo, là tiếng chén chạm vào n hau, cô là một giờ nào đó của ban đêm, là hứa hẹn của sự nghỉ ngơi thư thái” [12, tr.9]. Bằng thứ ngôn ngữ mềm mại, một giọng điệu chan chứa tình cảm, tác giả đã làm cho Phượng trở nên đẹp như loài chim mang tên cô vậy: “Khi ngủ với một người phụ nữ Việt Nam, người ta có cảm giác như có một con chim trên giường mình: họ líu lo và liếp chiếp trên chiếc gối. Tôi nhớ lại mình trong thời gian rất lâu đã cho rằng không có tiếng ai thánh thót như tiếng Phượng. Tôi giơ tay ra nắm lấy tay cô. Xương phụ nữ Việt Nam cũng mảnh dẻ như xương con chim vậy” [12, tr.10].
Với giọng điệu trữ tình, sâu lắng của mình, nhà văn Graham Greene đã làm cho một tiểu thuyết chính trị - lịch sử trở nên mềm mại, thiết tha hơn không còn khô cứng như vốn dĩ của nó. Nhà văn thật lãng mạn khi dành những câu thơ của Bôđơle làm cho trang văn sáng đẹp hơn, cuộc chiến này đã có phần bớt đi sự tàn khốc của nó:
Yêu rồi chết,
Tại đất nước giống như em,
Ngoài kia, dọc theo dòng sông, những con tàu đang ngủ, “nhưng hồn đi lang thang” . Tôi nghĩ rằng nếu tôi ngửi làn da của Phượng , tôi sẽ thấy có chút hương thơm của thuốc và màu da nàng sẽ giống như màu ngọn lửa nhỏ kia. Tôi đã thấy những bông hoa y như trên áo nàng nở trên các sông đào ở miền Bắc. Cô là một cây cỏ nhỏ của một đất nước cô, còn tôi thì chẳng muốn trở về đất nước tôi một chút nào” [12, tr.13].
Bên cạnh vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, trong sáng của Phượng thì nhà văn Graham Greene còn nói tới vẻ đẹp của thiên nhiên, chiến tranh có thể tàn phá đất nước này nhưng trong tâm hồn nhà văn, ông vẫn thấy đất nước này vô cùng xinh đẹp. Ngay từ đầu đặt chân đến Việt Nam , ông đã nhận ra từ trong sâu xa của lòng mình sự đồng cảm lớn lao đối với nhân dân Việt Nam... Tác giả yêu mến những hình ảnh đẹp đẽ giản dị của con người Việt Nam: “những chiếc áo dài may sát người tà xẻ tới đùi và in những hình vẻ màu hồng hay hoa cà…chạnh lòng khi nghĩ rằng phải mãi rời ra nơi đây thì tôi sẽ lưu luyến biết bao” [12, tr.19]. Ngay chính bản thân nhà văn cũng không thể lí giải nổi vì sao ông lại dành cho đất nước này một tình cảm nồng hậu như vậy. Nhà văn – nhà báo người Anh này đã có những tình cảm gắn bó kỳ lạ đối với đất nước Việt Nam, con người Việt Nam. Ông căm ghét chiến tranh, không đồng tình với sự áp bức của Pháp và Mỹ đã đặt lên Việt Nam. Những câu chữ của Graham Greene như một bản nhạc đang rung lên rất đằm thắm thiết tha và tình cảm.
Giọng điệu trữ tình còn được nhà văn sử dụng để thể hiện tình cảm gắn bó của ông với mảnh đất và con người nơi đây, kể cả những con vật tưởng chừng như vô tri vô giác: “nếu tôi tin có trời, thì tôi sẽ đánh cuộc cây đàn thần của tôi lấy chiếc mũ miện giát vàng của anh, rằng năm trăm năm sau
có lẽ NewYork và Luân Đôn không tồn tại nữa, nhưng ở đây, trên cánh đồng này, những con người đội nón lá vẫn cứ cấy lúa, vẫn ghánh hàng ra chợ. Trẻ con họ vẫn cưỡi trên lưng những con trâu. Tôi yêu những con trâu, chúng không thích hơi người chúng ta, hơi người châu Âu và xin anh đừng quên vội, dưới mũi con trâu, anh cũng là người châu Âu vậy thôi” [12, tr.146]. Rõ ràng, lời văn của tác giả hết sức nhẹ nhàng mà sâu cay. Chỉ có những người có tình cảm thật sự với đất nước này thì mới có được cái nhìn đẹp đẽ và gần gũi đến như vậy. Đoạn văn đã thể hiện những nỗi niềm, cảm xúc sâu lắng tận trong trái tim của nhà văn dành cho dân tộc Việt Nam.
Với tiểu thuyết “Người Mỹ trầm lặng” , đã có những trang văn tác giả đã viết với giọng điệu trữ tình làm cho nhịp điệu trần thuật khá chậm rãi, đó là miêu tả không gian sinh hoạt đời thường, không gian chiến tranh với những màu sắc đậm nhạt khác nhau, đó chính là các thành phần tĩnh làm cho nhịp điệu trần thuật chậm lại. Ở một tác phẩm nếu người kể tập trung vào các sự kiện thì tốc độ trần thuật sẽ nhanh. Còn ở tiểu thuyết này, tác giả đã tập trung mở rộng miêu tả không gian – thời gian, chân dung, bình luận với các câu chuyện xen vào nên đã làm cho nhịp điệu trần thuật trở nên chậm lại. Vì chính giọng điệu trữ tình sâu lắng nên bao trùm toàn bộ tiểu thuyết là nhịp điệu trần thuật chậm rãi và có nhanh hơn về những phần sau, đúng như nhận xét của Lại Hoàng Giang – người viết lời giới thiệu cho tiểu thuyết này nhận xét: “Tôi đọc Greene của Anh lại thổn thức về những trang viết của Kron của Nga. Cả hai đều cùng có phong cách trầm tĩnh, mạch văn đều đều, chầm chậm, ngôn ngữ bình dị mà sâu sắc, không triết lý nặng nề mà hình tượng nhân vật sôi động” [12, tr.6].
Với việc sử dụng giọng điệu trữ tình ngọt ngào sâu lắng, nhà văn đã tạo nên những trang văn dạt dào cảm xúc chân thành. Những trang văn đem đến cho người đọc sự rung động, từ chính lòng nhân ái , sự chân thành , tình yêu
thương con người, yêu chuộng hòa bình của tác giả. Và chúng ta biết được bên cạnh những trang viết về chiến tranh với giọng điệu chua xót thì ông còn là một người đầy lãng mạn và đằm thắm, trữ tình sâu lắng, dạt dào tình cảm. Những trang văn của Graham Greene đã thật sự đi vào dòng đời, lòng người với những ấn tượng tốt đẹp.