Thông điệp về cuộc chiến tranh phi nghĩa và phong trào chống chiến tranh của nhân loại yêu tự do, hòa bình trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu Yếu tố tiên tri kỳ diệu trong tiểu thuyết “Người Mỹ trầm lặng” của Graham Greene. (Trang 38 - 42)

Đọc “Người Mỹ trầm lặng”, chúng ta rất dễ dàng nhận ra tình cảm mà nhà văn dành cho Việt Nam, một thứ tình cảm đặc biệt mà hiếm có một người ngoại quốc nào có được tuy thứ tình cảm đó, không phô trương, bày vẽ nhưng hết sức chân thật. Tuy không có nguồn gốc, nòi giống Việt Nam thế nhưng đối với nhà văn người Anh này, Việt Nam trở thành mảnh đất hứa hẹn của tình yêu, của công việc, đã đi vào tâm hồn của nhà văn từ khi nào không hay. Với tình yêu đất nước nhỏ bé này, thông qua câu chuyện nhà văn muốn gữi gắm đến chúng ta những thông điệp về cuộc chiến tranh phi nghĩa, cuộc chiến tranh mà Việt Nam luôn được nhân loại yêu hòa bình và thế giới ủng hộ. Ngay khi chúng tiến hành cuộc chiến tại Việt Nam với sự tàn bạo của mình, nhấn chìm cả dân tộc ta trong biển máu thì nhân dân trên thế giới cũng như chính con người yêu chuộng hòa bình, trên chính đất nước của chúng đã có những hành động chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa của chúng.

Và không biết từ lúc nào nhà văn đã yêu đất nước này, tình cảm chân thật ấy đã giúp cho những trang viết của Greene lung linh vẻ đẹp. Ông đồng cảm với những con người khốn khổ, với những người lính bị bắt đi lính cho Pháp chỉ vì miếng cơm manh áo hay vì sự bắt buộc “họ muốn có bát cơm đầy – tôi nói - Họ không muốn bị ăn đạn. Họ muốn ngày mai cũng giống như ngày hôm nay. Họ không muốn những người da trắng chúng ta xen vào dạy họ muốn điều gì”[12, tr.146]. …“và tôi mong cho hai người khốn khổ kia được sung sướng…Tôi yêu hai con người đang ngồi kia. Đất nước này là đất nước của họ” [12, tr.152]. Chính tác giả cũng có thái độ căm ghét cuộc chiến tranh phi nghĩa này, và tỏ thái độ bênh vực những con người vô tội. Tôi tự nghĩ: “sao mà tôi căm thù chiến tranh làm vậy”. Không phải là thái độ thờ ơ mà là sự chia sẻ nổi đau và lòng căm phẫn về tội ác chiến tranh.

Thông qua tiểu thuyết, nhà văn muốn lên án sự áp bức, bóc lột của bọn thực dân, đế quốc đối với những người nông dân cần cù, chất phác như Việt

Nam :“ Họ được chúng ta giáo dục theo những quan điểm của chúng ta.

Chúng ta dạy họ chơi những trò chơi nguy hiểm, chính vì thế mà chúng ta ngồi chờ ở đây cho đến khi người ta đến cắt cổ. Chúng ta thật đáng để được cắt cổ lắm. Tôi tiếc rằng ông bạn Yook của anh không có mặt ở đây với chúng ta. Tôi tự hỏi xem ông ta có khoái về cái cảnh này không?”[12, tr.147]. Tác giả căm phẫn trước những tội ác của chiến tranh, căm phẫn những con người cho mình là đi khai hóa các dân tộc khác bằng máu và tội ác. Nhà văn đã sớm nhận ra được cuộc chiến tranh phi nghĩa của Pháp đối với nhân dân Việt Nam và sớm đoán được những âm mưu và hành động mờ ám của đế quốc Mỹ nhằm mục đích nhảy vào thay chân Pháp với tư cách là phái đoàn viện trợ kinh tế, đội hòa bình kia. Và cũng sớm dự đoán được sự thất bại của Mỹ. Ông đã phê phán và tố cáo thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đồng thời ca ngợi tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Ông đã luôn đứng về sự thật và không bẻ cong ngòi bút của mình.

Viết về cuộc chiến tranh Việt Nam, về sự thất bại của Pháp ở Việt Nam, những âm mưu của Mỹ, sự thắng lợi của nhân dân Việt Nam, nhà văn có thái độ trân trọng và yêu quý nhân dân Việt Nam đồng thời phê phán tội ác của kẻ thù xâm lược. Rõ ràng, nếu không yêu Việt Nam, không biết trân trọng những gì thuộc về con người Việt Nam làm sao tác giả có thể viết nên những trang viết có giá trị tố cáo kẻ thù xâm lược Việt Nam đến vậy. Tình cảm của Graham Greene là tri kỉ, thiêng liêng không gì có thể so sánh được. Thật cảm phục biết bao trước tấm lòng của một người tuy không cùng màu da, dòng máu nhưng lại có cùng chí hướng. Ông đã dám tôn trọng sự thật và nói lên sự thật. Ở ông luôn có sự đồng cảm lớn lao đối với dân tộc Việt Nam. Chính sự đồng cảm lớn lao ấy đã làm cho những trang viết của ông

lung linh vẻ đẹp của một dân tộc “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” như dân tộc Việt Nam. Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đang ngày đêm chiến đấu để giành lại từng tấc đất, từng mảnh vườn, chiếm từng tháp canh từ tay địch. Sự thắng lợi của Việt Minh trên con đường về Tây Ninh cũng mang tính chất dự báo cho sự thắng lợi sắp tới của nhân dân ta “ trên con đường về Tây Ninh, một đám lửa ăn mừng bốc lên, lửa bùng cháy vui vẻ như một đêm hội hè” [12, tr.176]. Rồi sẽ có rất nhiều cuộc ăn mừng chiến thắng của nhân dân ta như thế nữa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa này.

Có thể nói rằng “Người Mỹ trầm lặng” là bản cáo trạng mọi tội ác của bọn thực dân – đế quốc đã gieo lên đất nước nhỏ bé này, khiến nhân dân yêu chuộng hòa bình cả thế giới phẫn nộ. Sự tiên đoán, linh cảm của Graham Green về cục diện chiến tranh ở Việt Nam lúc này còn mang tính chất dự đoán chưa chắc chắn sẽ xảy ra. Nhưng sau năm 1975 khi đất nước ta hoàn toàn thống nhất, non sông thu về một mối thì lời tiên đoán ấy đã trở thành hiện thực. Ta thấy rõ rằng, dù không đứng cùng chiến tuyến với cuộc cách mạng của nhân dân chúng ta, Phulơ – nhà văn Graham Greene đã có cách nhìn sâu xa và đúng đắn về cuộc chiến này. Mặc dù không thể hiện bằng hành động nhưng rõ ràng từ trong tiềm thức của mình nhà văn vẫn mong muốn công lý được thực thi, vẫn tin tưởng vào sức mạnh thần thánh của dân tộc Việt Nam. Tình yêu đất nước - con người Việt Nam của những người ngoại quốc thiện chí là điều thật đáng trân trọng. Và còn nữa, điều cuối cùng tác giả muốn gữi gắm đến nhân dân yêu chuộng hòa bình và toàn thế giới. Là hãy đến và yêu nơi này, đất nước của những con người nhỏ bé về tầm vóc nhưng không nhỏ bé về ý chí, nghị lực. Hãy đến nhưng hãy tôn trọng quyền tự quyết của họ, đó là thông điệp hòa bình mà tác giả gửi cho thế giới.

Một phần của tài liệu Yếu tố tiên tri kỳ diệu trong tiểu thuyết “Người Mỹ trầm lặng” của Graham Greene. (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)