Tình yêu là đề tài quen thuộc của chủ nghĩa lãng mạn

Một phần của tài liệu Yếu tố lãng mạn trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari của Vích-to Huy- gô. (Trang 26 - 36)

5. Bố cục đề tài

2.1. Tình yêu là đề tài quen thuộc của chủ nghĩa lãng mạn

Tình yêu là tiếng tơ đàn muôn điệu của những con tim ngày đêm thổn thức, bởi nó là đôi cánh nhẹ nâng con người vượt qua mọi sóng gió của cuộc đời. Và cũng chính những bản nhạc tình ấy sẽ làm cho cuộc sống này thêm phần tươi đẹp và hạnh phúc. Đi theo chủ nghĩa lãng mạn, Vích-to Huy-gô cũng đã sử dụng đề tài tình yêu như một nốt nhạc lòng để giúp con người thấy được ý nghĩa cuộc sống. Tình yêu ấy, nó thuộc về thế giới nội tâm, thế giới của trái tim và những rung động, cái mà chủ nghĩa lãng mạn luôn đề cao. Và trong sáng tác của mình, Huy-gô đã đi sâu vào thế giới ấy để mang lại cho đời những sáng tạo độc đáo.

Với đề tài tình yêu, tác giả đã tạo nên những kết cấu tình yêu mang nhiều bất hạnh khổ đau. Trên nền không gian Trung cổ tình yêu xuất hiện như một tiếng tơ đàn làm dịu đi không khí vốn căng thẳng của xã hội. Thế nhưng, những mối tình ở đây không lãng mạn như tình yêu của “Rômêô” và “Juliet” trong vở kịch cùng tên của “Sêcxpia” mà nó là những vòng tròn tình yêu “mang tới nhiều bất hạnh và khổ đau” [3; 9].

Trong tác phẩm, Vích-to Huy-gô đã tạo nên những kết cấu tình yêu khác nhau để nói về một hiện thực xã hội. Những kết cấu tình yêu tay ba, tay tư đã làm cho những câu chuyện tình yêu càng bi thảm và khổ đau hơn. Họ cứ đi tìm nhau, cứ đuổi bắt nhau nhưng cuối cùng trong số họ không một ai có được hạnh phúc trọn vẹn. Mà trái lại họ còn ngã vào những hố sâu của ái tình để khi nhìn lại tất cả họ đã thấy mình từng bỏ qua những điều hằng tìm kiếm.

Bằng tài năng sáng tác của mình, Vích-to Huy-gô đã mang đến cho người đọc những khúc nhạc tình trầm buồn. Dường như, sắc đẹp và âm mưu

đã làm thay đổi rất lớn hiện thực xã hội. Để rồi những con người đó vẫn yêu và lún sâu vào vòng xoáy nghiệt ngã cuộc đời. Chẳng có ai hạnh phúc trong tình yêu nhưng họ vẫn cứ đi tìm để như làm chỗ neo đậu cho tâm hồn mình khi đã quên đi tất cả.

Nhân vật trung tâm của những mối tình là nàng Exmêranđa xinh đẹp, sự xuất hiện của nàng đã làm cho nhiều trái tim thổn thức bởi vẻ đẹp gợi tình của mình. Không nguồn gốc, không người thân, cô gái Bôhêmiêng cứ đi lại trên đường phố Pari với những điệu múa man dại đã làm cho những kẻ si tình phải nhớ thương. Và cũng chính từ đó, Huy-gô đã tạo nên những vòng tròn tình ái, những sự đuổi bắt đầy khổ đau trong tình yêu.

Giữa thành phố Pari đầy những mê tín, cuồng đãng, xấu xa, những mối tình khổ đau đã tạo nên nên một vòng tròn quanh quẩn. Phrôlô, Exmêranđa, Phêbuýt cứ mãi đi tìm nhau nhưng không bao giờ họ gặp nhau tại cùng một tâm điểm. Phrôlô- vị giáo chủ sùng đạo luôn chạy theo tình yêu để mong tìm hạnh phúc lứa đôi. Ông quyết bỏ hết tất cả, bỏ hết những tài năng và địa vị của mình để có được Exmêranđa và cùng nàng sống những ngày hạnh phúc bên nhau. Nhưng nàng Exmêranđa lại chỉ yêu mình Phêbuýt- một viên sĩ quan thanh tú với địa vị cao sang và một vẻ bề ngoài “bóng bẩy”. Nhưng tiếc thay cho nàng, Phêbuýt chỉ là một con người “đàng điếm”, bội bạc.

Trong vòng tròn tình yêu đó, họ cứ đuổi bắt nhau, cứ mãi hi vọng được gần nhau, cứ muốn là nô lệ trong tình yêu nhưng dường như họ đã không nhận được sự đáp trả. Mối tình tay ba đã tạo nên một sự quẩn quanh không hi vọng. Trong khi Phrôlô vẫn luôn dõi theo những bước chân của Exmêranđa, vẫn đi theo cuộc đời cô, vẫn “nhìn cô bằng con mắt diều hâu, từ lâu nó lượn lờ trên tít trời cao quanh con sơn ca tội nghiệp đang núp trong đám lúa, từ lâu nó lẳng lặng thu hẹp vòng bay khủng khiếp, rồi đột nhiên nhào xuống con mồi như tia chớp và quắp nó lủng lẳng trong móng nhọn” [3; 293]. Thì Exmêranđa vẫn thầm gọi tên Phêbuýt “Ôi Phêbuýt của em”, vẫn chỉ yêu một mình chàng và trái tim không hề thay đổi.

Bằng tài năng kiệt xuất của mình, Huy-gô đã xây dựng nên mối tình tay ba đầy bi kịch. Đó là mối tình đẩy con người vào những khổ đau, tuyệt vọng, mất mát. Đồng thời tác giả còn muốn gửi gắm những thông điệp sâu xa hơn về một xã hội thấm đẫm tình người, tình đời.

Khi tình yêu tay ba đang diễn ra giữa bao nhiêu sự khổ đau thì Cadimôđô xuất hiện. Mặc dù hắn xấu xí, mặc dù hắn là nét vẽ thô kệch của tạo hóa nhưng hắn cũng biết rung động, cũng biết quan tâm và cũng biết yêu như bao con người khác. Giờ đây, Cadimôđô thấy cảm động vì tấm lòng, say mê vì sắc đẹp và đồng cảm vì số phận. Chàng cũng yêu Exmêranđa- một tình yêu trinh nguyên, trong sáng. Tất cả những con người đó cứ chạy theo tình yêu của mình trong một vòng tròn nghiệt ngã đầy bi thương.

Mối tình tay tư- một vòng tròn đuổi bắt đầy gian nan, đã tạo nên nét vẽ tinh tế trong việc xây dựng đề tài tình yêu. Mỗi giai điệu của nó như một dây thừng riết chặt số phận của từng nhân vật. Trong khi phó giáo chủ chạy theo Exmêranđa để thỏa mãn lòng ham muốn, Cadimôđô lặng lẽ đi bên nàng thì nàng lại chỉ yêu mình Phêbuýt- một viên sĩ quan đã có người yêu thuộc tầng lớp quý tộc. Bốn con người đó không bao giờ cùng chung một nhịp đập cả nhưng họ vẫn cố gắng đuổi bắt đến cùng. Và vòng tròn định mệnh đầy khổ đau ấy chính là một trong những tình tiết làm tỏa sáng giá trị cho tác phẩm.

Chính kết cấu tình yêu tay tư là một nghệ thuật xây dựng tình yêu độc đáo, giúp người đọc thấy được chiều sâu tâm lý của con người. Đồng thời giúp người đọc thấy được những quan hệ xã hội chằng chịt. Những vòng tròn không lối thoát cứ mê hoặc con người để rồi họ tự đẩy mình vào vòng xoáy của cuộc đời. Phải chăng, tình yêu là một trò chơi không lời giải đáp. Nó cũng giúp con người tìm được hạnh phúc cho mình nhưng cũng làm cho con người đau khổ. Kết thúc của mối tình tay tư đó là những khổ đau, bi ai. Người đẹp- cô gái Bôhêmiêng bị treo cổ, gã thầy tu bị chính đứa con nuôi của mình giết chết, còn Cadimôđô cũng đã ra đi cùng xác chết của người thương.

Giữa một không khí Pari đầy những khổ đau, tình yêu như một nốt nhạc nhẹ ru con người. Nó làm cho Cadimôđô cảm thấy mình có ý nghĩ hơn giữa cuộc đời và tạo cho Phrôlô niềm đam mê khoa học, giúp cho Exmêranđa quên đi cuộc đời đầy khổ đau.

Chính bằng tài năng nghệ thuật, Vích-to Huy-gô đã xây dựng thành công kết cấu tình yêu. Những cuộc tình ông xây dựng không đơn thuần là những mối tình đơn phương mà nó còn là sự xuất hiện của nhiều những cuộc rượt đuổi trong tình yêu. Nó phức tạp và có nhiều diễn biến như những vở kịch tình yêu nhưng kết thúc đều là những bi thương. Đồng thời ở trong đó, tác giả còn gửi gắm những thông điệp về tình yêu, về hạnh phúc. Đó chính là một thành công trong việc xây dựng nên chủ nghĩa lãng mạn.

Cùng với những vòng tròn tình yêu nghiệt ngã, Vích-to Huy-gô còn tạo nên những bản tình ca buồn về tình yêu tan vỡ.

Giữa một không gian Pari uy nghiêm và sừng sững, trong một thành phố lãng mạn và cổ kính, trầm lắng và đắm say đã diễn ra những câu chuyện tình nghiệt ngã giữa những con người, “khi mà ranh giới giữa tình yêu và sự thù hận chỉ là một sợi tơ rất mỏng manh”. Họ cứ đi theo tiếng gọi con tim của mình, mặc dù có lúc họ biết được sự theo đuổi của mình rồi cũng khổ đau. Nhưng không ai trong số họ chịu từ bỏ, và cũng không ai đủ tỉnh táo để tìm quên. Nhưng vẫn có trái tim- một sợi tơ lòng biết rung cảm, biết yêu thương đôi khi vì thù hận mà mù quáng vô cùng.

Trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari, Vích-to Huy-gô đã tạo nên những bản tình ca buồn hòa cùng những dòng người đông đúc. Nhưng không khi nào con người nhận lấy được hạnh phúc mà kết thúc thường là những bi kịch. Tình yêu trong tác phẩm bắt đầu từ sự xuất hiện của cô gái Bôhêmiêng. Cô chính là người đã làm cho trái tim của những kẻ si tình xao động, chính cô là người phải chịu khổ đau trong tình yêu.

Dường như, chỉ vì yêu đương mù quáng mà nhà tu hành quyết định bỏ đi tất cả những gì mình có được để đến với tình yêu. Giữa bao nhiêu sự đông

đúc của nhân dân Pari “phó giáo chủ chỉ nhìn vào một khúc lòng đường: quảng trường Sân nhà thờ; trước tất cả đám đông này, ông chỉ thấy có một khuôn mặt: cô Bôhêmiêng… Đó là cặp mắt chăm chú nhưng hết sức xốn xang, sôi động. Cứ nhìn vẻ bất động im lìm của toàn thân ông ta, thỉnh thoảng lại bất giác khẽ run lên, như thân cây trước gió, cứ nhìn vẻ cứng đơ của đôi khuỷu tay còn hóa đá hơn cả chiếc lan can ông đang tì lên, cứ nhìn nụ cười chết cứng đơ làm co mặt mày, có thể nói ở Clôđơ Phrôlô chỉ còn cặp mắt đang sống” [3; 228]. Thế là từ đây, đôi mắt ông cứ dõi theo nàng, một cái nhìn rực lửa tình và một trái tim yêu Exmêranđa say đắm. Chính vì vậy, ông cảm thấy đau đớn khi thấy Phêbuýt chiếm hữu người con gái mình yêu. Không chấp nhận nỗi sự thực, Phrôlô đã quyết định giết chết Phêbuýt. Chiếc dao định mệnh từ đó đã làm cho cô gái Bôhêmiêng phải chịu nhiều khổ đau. Còn phó giáo chủ, ông vẫn luôn sống trong hi vọng và mong chờ được gần Exmêranđa. Mặc dù có lúc, Phrôlô muốn tìm quên đi tất cả nhưng “ham mê” vẫn “dâng lên, tràn bờ, đào xới tâm can, bật thành nức nở bên trong và quằn quại âm thầm…” [3; 244]. Chính vì vậy, ông đã dùng hết mọi thủ đoạn để có được nàng kể cả bắt cóc và uy hiếp. Nhưng không khi nào ông nhận được lời yêu thương mà đó luôn là những lời xỉ vả, mắng nhiếc như: đồ quỷ giữ, quân giết người,… Cũng có lúc, Phrôlô đã quyết định bỏ quên tất cả những địa vị và tài năng của mình để được cùng Exmêranđa sống những hạnh phúc bên nhau. Nhưng tất cả chỉ là hi vọng, chỉ là khổ đau. Cho đến khi , Exmêranđa ở ngõ cụt của cuộc đời cô vẫn không hề chấp nhận tình yêu của một kẻ si tình, tàn nhẫn, một kẻ đã cướp đi tình yêu của chính cô.

Đó còn là mối tình đầy tuyệt vọng của Exmêranđa với viên sĩ quan “tuấn tú”, nàng yêu Phêbuýt, yêu vẻ bên ngoài sáng bóng của hắn nhưng chưa khi nào nàng nhận được tình yêu. Kể cả trong những lúc khổ đau nhất, nàng vẫn luôn hướng về tình yêu của mình, nàng yêu Phêbuýt hơn chính bản thân mình. Nhưng cuối cùng kẻ xấu xa đó chỉ đến và cướp mất vẻ trong sáng từ nàng để thỏa mãn lòng ích kỷ. Rồi hắn cũng đi tìm hạnh phúc và đánh bóng

địa vị của mình mà không hề mảy may thương hại nàng. Kể cả lúc, Cadimôđô nói với hắn là cô gái Ai Cập đang đợi thì hắn vẫn “chửi đổng thúc ngựa chạy”. Điều đó để cho thấy rằng, dường như Exmêranđa đã trao nhầm trái tim cho một kẻ vô tâm, một kẻ chỉ biết thỏa mãn đam mê dục vọng của mình. Vì thế tình yêu đó cũng rời vào bi thương, đau khổ.

Khúc nhạc tình yêu rung lên giữa một nền không gian lãng mạn, trong một trái tim rạo rực nhưng rồi nó cũng khổ đau. Không một ai được hạnh phúc, không một ai được sánh bước bên nhau. Còn nàng Exmêranđa như cảm thấy tất cả đã tan biến, bao ngày cô hi vọng tình yêu đến và sẻ chia cùng mình nhưng cuối cùng “hắn” đã quay gót ra đi không một lời từ biệt. Đau đớn cho bản thân mình, Exmêranđa trở nên gắt gỏng, trút giận vào người Cadimôđô. Khi tình yêu đã tan vỡ, trái tìm nàng đã sống trong khổ đau.

Cũng mang trong mình một trái tim biết rung động, Cadimôđô đã giành cho Exmêranđa một tình yêu, một bản nhạc lòng trữ tình đắm say. Đó là một mối tình chân thành tha thiết. Nhưng vì vẻ bề ngoài xấu xí của mình, chàng đã không nhận được bất cứ một sự đáp trả nào. Cũng có lúc, cô gái Bôhêmiêng vẫn nhớ tới chàng khi đã dần quên đi Phêbuýt. Nhưng không khi nào chàng được cô đón nhận như một kẻ tình si mà lúc nào cũng là một sự hắt hủi. Xây dựng nên mối tình đơn phương, Vích-to Huy-gô đã tạo nên một khúc nhạc tình trầm buồn đầy những khổ đau. Và tình yêu của họ cũng là một bản tình ca tan vỡ giữa bao nhiêu sự khổ đau của cuộc đời.

Giữa thành phố Pari tráng lệ những mối tình đau khổ như những tơ đàn rung lên tạo thành một bản tình ca buồn. Cũng có lúc chính tình yêu ấy đã đưa con người vào thế giới của yêu thương, của hi vọng. Nhưng rồi cũng có lúc chính nó lại dẫn con người đến ngõ cụt của cuộc đời. Mặc dù trái tim họ cũng biết hi vọng, cũng biết yêu thương nhưng vì tình yêu mù quáng, họ đã chạy theo những đam mê cá nhân để rồi phải hứng chịu những nỗi đau.

Xây dựng nên bản tình ca buồn là một thành công độc đáo của Huy-gô trong việc xây dựng đề tài tình yêu. Chính ông, bằng ngòi bút tài năng của

mình đã tạo nên những cung tình u uẩn, những câu chuyện tình bi thương. Bằng nghệ thuật phân tích tâm lý, Vích-to Huy-gô đã xây dựng rất thành công mọi góc cạnh của tình yêu, đã cho người đọc thấy được những khổ đau trong cuộc đời.

Xây dựng nên bản tình ca tan vỡ của tình yêu, Vích-to Huy-gô muốn gửi gắm đến bạn đọc những thông điệp lớn lao hơn. Ông như đang thức tỉnh con người khỏi những u mê và mông muội để mong con người tìm được hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình. Mong con người hãy sống biết yêu thương và chia sẻ để cuộc đời này, tình yêu này tìm được bến đậu bình yên.

Trong bản tình ca ấy, Vích-to Huy-gô đã ca ngợi những tâm hồn yêu và biết yêu chân thành.

Khi xây dựng nên đề tài tình yêu, Vích-to Huy-gô không những nói đến những vòng xoáy nghiệt ngã, những tan vỡ khổ đau trong tình yêu mà ông còn đề cao những tâm hồn yêu và biết yêu say đắm. Nhà thờ Đức bà Pari

chính là khúc nhạc tình lãng mạn, một bản đàn tình yêu ngân vang. Ở đó, tác giả đã kích bọn quý tộc và đề cao tấm lòng cao thượng, trong sáng của những con người bình dân. Và đặc biệt, ông ca ngợi những trái tim yêu và biết yêu tha thiết. Có thể nói, tác giả đã khai thác tình yêu của con người trên mọi phương diện để nó thể hiện được muôn màu của xã hội. Đó là những tâm hồn đẹp, cao cả, mặc dù yêu trong khổ đau nhưng cũng đã trở thành mục đích sống cho con người. Đó chính là hai trái tim biết yêu: Cadimôđô và Exmêranđa.

Trong một nền không gian đầy những cạm bẫy và khổ đau, Vích-to Huy-gô đã cho người đọc thấy được những cung tình say đắm mà Cadimôđô giành cho Exmêranđa. Đó chính là một mối tình ám ảnh đến đau đớn, nó làm rung động trái tim của hàng vạn người đọc bởi sự chân thành mà gã kéo chuông có được. Cadimôđô là một cái tên hội tụ với những nét “điêu khắc” thô kệch của tạo hóa, là một “con khỉ” giữa xã hội loài người. Hắn là một thằng gù xấu xí, vừa què lại vừa chột. Từ nhỏ đã bị bố mẹ bỏ rơi nên được

Một phần của tài liệu Yếu tố lãng mạn trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari của Vích-to Huy- gô. (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)