Khát vọng lý tưởng về một xã hội tự do, bình đẳng đầy tình thương

Một phần của tài liệu Yếu tố lãng mạn trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari của Vích-to Huy- gô. (Trang 56 - 68)

5. Bố cục đề tài

2.4. Khát vọng lý tưởng về một xã hội tự do, bình đẳng đầy tình thương

Nhà thờ đức bà Pari- nơi phản ánh những hiện tượng, những tính cách,

những vấn đề quan trọng có ý nghĩa đối với nhân dân Pháp. Đó là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn của Vích-to Huy-gô. Cũng chính những thành công của tác phẩm mà ông được biết đến như một nhà văn nhân đạo, lãng mạn bậc nhất của nước Pháp. Trong tác phẩm của mình, ông đã luôn thể hiện những khát vọng về một cuộc sống tự do. Một cuộc sống mà con người được phát huy hết khả năng của mình. Bởi Huy-gô ý thức được rằng: tự do là một thứ cực kỳ vĩ đại, nó có sức biến hóa huy hoàng và cũng chính nó sẽ biến một “nhà tu hành thành một chỉnh thể cộng hòa”.

Cuốn tiểu thuyết bắt đầu bằng những trang miêu tả về cảnh sống cơ cực của người dân Pari, họ phải mò mẫm trong bóng tối để tìm kiếm sự sống. Tất cả họ “hầu hết đều què quặt, đứa thì thọt, đứa thì cụt, rồi ăn mày bán chuyên giả danh thất nghiệp, ăn mày đeo vỏ hến vờ làm hành giả, ăn mày vờ bị chó dại cắn phải đến nhà thờ chữa bệnh, ăn mày ngậm xà phòng xùi bọt mép giả động kinh, đứa giả chốc đầu, giả ốm yếu, giả đói rách, giả què chống nạng, bọn cắt túi, bọn giả sâu quảng, phù thủng, giả bị bỏng, giả lái buôn phá sản, giả phế binh, giả hủy” [3; 71]. Họ phải làm như thế để có được cuộc sống bình yên, cuộc sống tự do. Viết nên hiện thực đó, Huy-gô muốn thể hiện khát vọng về một xã hội tự do, một xã hội công bằng mà con người được sống như những gì mình mong muốn.

Khi xây dựng nên hình ảnh chàng thi sĩ mơ mộng nghệ thuật- Pie Gringoa. Dường như chàng đã không được say mê trong thế giới nghệ thuật của mình mà “dạ dày kêu đói đầu hàng và thấy hết sức vô vị khi chính số phận hẩm hiu lại dùng cái đói để đánh bại triết lý của mình”. Một xã hội đã

không cho con người phát triển, đã chôn vùi họ vào miếng cơm, manh áo. Khi viết nên những vấn đề này, Huy-gô như muốn đập tan đi một hiện thực bi thương, như muốn tố cáo những thế lực giáo hoàng tàn bạo đã chôn vùi đi những đam mê của con người, để họ mãi mãi chỉ sống vì miếng cơm manh áo.

Đồng thời khi xây dựng nên hình ảnh của nhân vật Cadimôđô với những vẻ bề ngoài xấu xí mà cả xã hội đã đẩy nó ra ngoài lề cuộc sống nhưng đó đâu phải lỗi tại nó mà đó chính là một nạn nhân của xã hội. Hay khi miêu tả sự xuất hiện của cô gái Bôhêmiêng, chính vẻ đẹp của cô cùng vời tài năng của con Giali đã bị mọi người cho là phù thủy. Và nàng luôn sống trong sự căm ghét của nhiều người vì bộ tộc của mình. Một xã hội đã luôn có sự phân biệt ấy khiến cho con người luôn rơi vào khổ đau và cô đơn. Chính vì vậy, Vích-to Huy-gô như muốn thay đổi cuộc sống, như muốn cải tạo xã hội để những con người như thế được sống trong tự do và hạnh phúc.

Khi miêu tả những đêm hội cuồng đãng, những trò mê tin dị đoan, … và cuộc đấu tranh của những người ăn mày cướp lại Exmêranđa tác giả muốn phê phán sâu sắc những thần quyền của nhà thờ. Chính nó đã làm cho con người nhụt chí, làm họ sống bình lặng như những “rôbốt” biết nói. Và qua đó, tác giả muốn gửi gắm đến một khát vọng thay đổi xã hội. Sự đấu tranh của những người ăn mày còn như là sự đấu tranh để mang lại sự trong sáng cho đức tin, họ không chấp nhận những con người mang tội lỗi lại làm mất danh dự của nhà thờ và của chính vị chúa mà họ đang tôn sùng.

Phản ánh một thực trạng người dân pháp còn mê muội. Đó là sự xuất hiện các nữ tu kín, phù thuỷ,… đã làm thui chột đi giá trị của con người, vô hiệu hóa con người trước những quan niệm sai trái.

Khi miêu tả những con người dưới giá treo cổ, tác giả muốn phê phán một xã hội bất công, một xã hội tàn bạo, vô tâm đã giết chết bao con người nghèo khổ. Xây dựng nên hình ảnh “giá treo cổ” Huy-gô như muốn đả kích cả một chế độ xã hội. Đồng thời thể hiện tấm lòng của mình đối với con người.

Xuyên suốt tác phẩm, Vích-to huy-gô đã luôn thổi vào trong tác phẩm của mình những tình cảm nhân đạo lớn lao. Để ông thể hiện khát vọng về một xã hội công bằng, tự do, dân chủ.

Trong tác phẩm còn thể hiện khát vọng về một xã hội đầy tình thương. Ca dao Việt Nam từng có câu “người yêu người sống để yêu nhau”, và từ khi sinh ra cho đến khi lớn lên mỗi con người Việt Nam đều sống trong truyền thống quý báu đó của dân tộc. Bởi chỉ có sức mạnh của tình thương mới chiến thắng tất cả những gì ngang trái trong xã hội. Với một tình yêu thương con người cao cả, Huy-gô trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari đã luôn thể hiện trong tác phẩm của mình khát vọng về một xã hội đầy tình thương.

Khi xây dựng nên cảnh Exmêranđa cứu nhà thơ Gringoa tác giả đã thể hiện sâu sắc khát vọng về một xã hội đầy tình thương. Ông không để cho nhân vật của mình chết khi họ chưa thực sự lớn trong thế giới cuộc đời. Khi mà tất cả mọi người trong đám ăn mày không ai tiếc thương cho cuộc đời của Gringoa, Exmêranđa đã chấp nhận lấy hắn để cứu sống cho tính mạng đáng thương. Khi mà Exmêranđa chưa đủ lớn để bảo vệ được chính mình thì nàng đã đủ tự tin để bảo vệ chàng thi sĩ mơ mộng. Điều đó thể hiện ở đoạn đối thoại giữa Gringoa và Exmêranđa:

“- Xin lỗi cô nương. Nhưng tại sao cô lấy tôi làm chồng? - Thế cứ mặc anh bị treo cổ à?

Hóa ra,… cô lấy tôi không ngoài ý định muốn cứu tôi thoát khỏi giá treo cổ?” [3; 98]. Dường như, cô gái không cần để ý đến danh giá của mình mà đã dám hi sinh để cứu sống một con người. Qua đó, Huy-gô như muốn nhắn nhủ đến con người là: sống phải biết thương yêu nhau.

Có một cảnh tượng cũng đã làm xúc động trái tim của hàng triệu con người, đó là lúc Cadimôđô bị bêu ở “giàn bêu tù”. Trong khi, Cadimôđô thét lên, gào lên thê thảm vì khát nước với một câu xin đầy thảm thương “cho tôi ngụm nước” thì đám đông dân chúng vẫn cười, vẫn hò hét. Giữa lúc đó cô gái Bôhêmiêng xuất hiện, cô “tháo bình nước ở dây lưng nhẹ nhàng đưa sát vào

đôi môi khô khốc của kẻ khốn khổ” đã làm cho những giọt nước mắt của Cadimôđô rơi xuống, một “giọt lệ lớn, từ từ lăn theo khuôn mặt méo mó và bấy lâu răm rúm vì thất vọng” [3; 213]. Đó là một hành động cao cả thể hiện cho tình thương yêu con người.

Khi xây dựng nên hình tượng người mẹ Guyđuylơ, một người phụ nữ suốt đời phải chịu những khổ đau. Dường như cái quý nhất trong cuộc đời của bà là người con gái bé nhỏ. Từ khi nó được sinh ra bà cảm thấy yêu thương, nâng niu như một thứ báu vật của cuộc đời mình. Và khi con gái bị người ta cướp mất bà như mất hết tất cả, bà cảm thấy tuyệt vọng, đớn đau giữa cuộc đời. Bà gào thét, bà căn giận những đám người Bôhêmiêng và cũng chính bà đã đi tu để giữ trọn kiếp yêu thương với con gái. Nhưng không khi nào người phụ nữ này thôi nhớ đến nó, mỗi lần buồn bà thường nhìn chiếc dày- “một niềm an ủi và thất vọng của bà từ bao năm, lòng dạ tan nát bật thành tiếng khóc nức nở như ngày đầu. Vì đối với người mẹ mất con, ngày nào cũng là ngày đầu. Nỗi đau đó không già đi. Áo tang cứ việc cũ mòn, phai bạc: trái tim vẫn đen màu tang tóc” [3; 303]. Đó chính là tình yêu thương con sâu nặng, nó không bao giờ vơi cạn. Với bà Guyđuylơ việc giữ những kỷ niệm đáng yêu về người con gái của mình là một niềm an ủi lớn nhất. Sự mất mát như thế với bà là quá lớn. Chỉ còn một mình giữa bao nhiêu sự xô bồ của xã hội bà mong con mình trở lại như một khát khao không bao giờ vơi. Cho đến một ngày, bà gặp lại con gái của mình, bao đau thương vụt tan, bà ôm Exmêranđa như một người con gái bé bỏng. Bà Guyđuylơ như sống lại, bà thấy cuộc đời mình có ý nghĩa hơn, thấy bao sự mong chờ của mình đã có đức tin che chở.

Dường như, xây dựng nên hình tượng người mẹ như vậy tác giả muốn gửi gắm đến người đọc một ý nghĩa lớn lao về tình thương, đó là tình mẫu tử. Một tình người cao cả mà con người cần phải có trong bất cứ xã hội nào. Chính bằng nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật tạo tình huống và bằng tấm lòng yêu thương con người rộng lớn. Huy-gô đã luôn đề cao tình thương yêu, sự chia sẻ, sự hi sinh và lòng tôn kính. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào,

tình yêu thương con người luôn được đề cao. Đó chính là thông điệp mà tác phẩm muốn gửi gắm tới người đọc.

Không những thể hiện tình người cao cả, tình mẫu tử đậm sâu, Vích-to Huy-gô còn thể hiện trong tác phẩm của mình khát vọng về những mối tình đẹp đầy sự thủy chung.

Tình yêu là tiếng tơ đàn muôn điệu của những con tim ngày đêm thổn thức và chính tình yêu đó sẽ cho con người sức mạnh để vượt qua bao sóng gió cuộc đời. Khi xây dựng nên tác phẩm của mình, Vích-to Huy-gô cũng đã sử dụng chủ đề tình yêu như một “nhân vật” chính làm nổi bật được chủ nghĩa lãng mạn trong Nhà thờ Đức bà Pari. Ở mỗi góc độ phản ánh, Huy-gô luôn muốn thể hiện những khát vọng của mình về xã hội. Không những thể hiện khát vọng về cuộc sống tự do, bình đẳng mà trong tác phẩm tác giả còn thể hiện khát vọng về những tâm hồn yêu thủy chung đó chính là một biểu hiện cho tình thương yêu con người trong xã hội.

Nhà thờ Đức bà Pari, Huy-gô đã xây dựng nên hai tâm hồn yêu và

biết yêu say đắm, họ chính là đại diện cho một xã hội đầy tình thương người. Một xã hội ngập tràn trong những tình cảm thiết tha.

Bên cạnh việc phê phán sự lộng hành vô nhân đạo của tầng lớp quý tộc và giới tôn giáo đương thời, tác giả đã ca ngợi mối tình trong sáng giữa “thằng” gù kéo chuông nhà thờ- một kẻ có bộ dạng xấu xí với một cô gái Ai Cập xinh đẹp. Mặc dù cả thành phố Pari lúc bấy giờ đẩy nó ra ngoài lề của xã hội nhưng bên trong tâm hồn nó vẫn có một tình yêu chung thủy đến đắm say. Ngay từ giây phút giọt nước mắt cảm động của nó rơi xuống vì sự cứu giúp của cô gái Bôhêmiêng nó đã biết yêu, tâm hồn nó giờ đây đã biết rung động, đã biết giận hờn.

Yêu cô gái Exmêranđa, gã gù xấu xí đã biết vun đắp cho tình yêu của mình. Khi cô gái gần kề với cái chết ở đài treo cổ, Cadimôđô đã vượt qua đám người kia và nhanh chóng cứu thoát cô gái tị nạn. Và cũng chính từ lúc đó, chàng đã giành hết tình cảm của mình cho cô gái. Nó biết chăm sóc cô gái

trong điệu kiện nó có được. Nó yêu cô gái bằng sự tôn trọng, sự sẻ chia. Khi được cô gái dẫn vào phòng, nó đã sợ ảnh hưởng đến danh dự của Exmêranđa và nói “con cú không vào tổ sơn ca”. Điều đó thể hiện cho một tình yêu trong sáng, một sự tôn trọng đến cao cả.

Chình vì yêu cô gái mà Cadimôđô có thể hi sinh bản thâm mình không chút do dự. Tình yêu mà Cadimôđô dành cho Exmêranđa còn thể hiện ở những lúc Cadimôđô mỗi đêm vẫn nằm ngủ ngay trước cửa phòng của cô gái vì sợ có người đến hãm hại cô. Cả những lúc Cadimôđô tình nguyện đi gọi Phêbuýt, lúc không gọi được nó đã thấy buồn và không dám gặp Exmêranđa vì nó cũng biết rằng lúc này nàng cũng đang buồn.

Có thể nói, một con người dị hình xấu xí như Cadimôđô mà có được một tâm hồn yêu say đắm như thế là một điều thật vĩ đại. Qua đó, tác giả muốn gửi gắm đến con người sống hãy biết yêu thương nhau. Và trong tình yêu không nên phân biệt hơn thua mà hãy biết giành cho nhau những tình cảm đẹp như chính Cadimôđô. Đó chính là khát vọng về một tình yêu đẹp mà Huy-gô muốn gửi gắm đến bạn đọc.

Không chỉ có mình Cadimôđô, Exmêranđa cũng là một cô gái có trái tim yêu rất mực thủy chung. Vì yêu Phêbuýt mà nàng chấp nhận hi sinh bản thân mình vì người yêu. Trong từng giây, từng phút nàng đều gọi tên Phêbuýt- một người mang lại cho nàng niềm tin trong cuộc sống. Và cho dù nàng biết rằng Phêbuýt của mình rồi sẽ lấy vợ nhưng nàng vẫn tin rằng chàng còn yêu mình. Đó chính là sự tin tưởng trong tình yêu- một giá trị tình cảm mà những trái tim yêu cần phải có. Sự thủy chung của Exmêranđa còn thể hiện ở chỗ: lúc nàng ở trong cơn ngủ say, nàng vẫn thấy hình bóng của người yêu. Khi bị Phrôlô uy hiếp, bắt cóc, dọa dẫm về mình, Exmêranđa vẫn một mực kêu tên Phêbuýt. Hàng ngày nàng vẫn ngồi đợi Phêbuýt như chờ đợi tình yêu sẽ đến với mình.

Xây dựng lên hình ảnh những trái tim yêu thương thiết tha như thế, tác giả muốn nói đến một khát vọng về một xã hội đầy tình yêu thương và sự

chân thành, thủy chung trong tình yêu. Đó là một tình cảm cao đẹp, một nhạc lòng làm đẹp cho cuộc sống này, xã hội này.

KẾT LUẬN

Vích-to Huy-gô “chủ soái lỗi lạc của chủ nghĩa lãng mạn”, một con người luôn đấu tranh vì nghệ thuật để mang đến cho văn chương những điều mới mẽ. Và trên con đường đến với chủ nghĩa lãng mạn, ông đã để lại những khúc tâm tình độc đáo không thể nào quên. Nó chính là tiếng nhạc lòng, là khát khao, là ước mơ được ông gửi gắm trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari. Đó là một ngôi nhà thờ không tầm thường nhưng cũng không quá phô trương, vẻ đẹp của nó làm cho bao người khát khao được chiêm ngưỡng.

Bằng chính tài năng của ngòi bút sáng tác, Vích-to Huy-gô đã tạo nên sức mạnh cho tác phẩm của mình. Ông đã thực sự đứng trên đỉnh vinh quang của sáng tạo nghệ thuật tiểu thuyết. Ông trở thành một biểu tượng của mọi nhà văn mang phẩm chất tốt đẹp, một con người suốt đời đấu tranh cho những tiến bộ xã hội.

Đừng sừng sững giữa sóng gió của cuộc đời, tòa nhà thờ vĩ đại đã làm xao động tâm hồn của bao con người, bao thế hệ. Nhưng bên cạnh đó vẫn có một tòa nhà bằng thơ cũng vĩ đại không kém. Tòa nhà đó đã được người nghệ sĩ tài ba “điêu khắc” nên bằng chính cả tâm hồn và tình yêu của mình. Sự đan xen giữa ánh sáng và bóng tối, tình cảm và khát khao, yêu thương và trân trọng đã mang một nét duyên dáng, điêu luyện. Nó vừa lãng mạn, vừa hiện thực trữ tình, đó chính là tiếng nói của nhân dân, của thời đại .

Yếu tố lãng mạn trong tiểu thuyết “Nhà thờ Đức bà Pari” đã thể hiện một tấm lòng yêu con người tha thiết, khát vọng về một xã hội tốt đẹp thấm đẫm tình đời, tình người. Khi tác giả xây dựng nên những khổ đau, những bi kịch của con người và cả những tình cảm lớn lao mà con người có được thì ông cũng gửi gắm vào trong đó những khát vọng của mình về một xã hội tốt đẹp đầy tình thương.

Một phần của tài liệu Yếu tố lãng mạn trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari của Vích-to Huy- gô. (Trang 56 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)