Khái niệm tình huống học tập

Một phần của tài liệu Xây dựng tình huống học tập trong dạy học phần Quang hình vật lý 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh. (Trang 32 - 34)

10. Cấu chúc luận văn

1.3.1. Khái niệm tình huống học tập

1.3.1.1. Khái niệm vấn đề

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề cho rằng có thể phát triển được năng lực của học sinh bằng cách đặt họ vào tình huống có vấn đề và hướng

dẫn họ tự giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình học tập.

Hai khái niệm "vấn đề" và "tình huống có vấn đề" là hai khái niệm cơ

bản của ngành tâm lí học tư duy và của lí luận dạy học hiện đại.

Khái niệm "vấn đề" dùng để chỉ những nhiệm vụ nhận thức mà học sinh

không thể giải quyết được chỉ bằng những kinh nghiệm sẵn có, mà đòi hỏi họ có

suy nghĩ độc lập, sáng tạo và kết quả là sau khi giải quyết vấn đề thì họ thu được

kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và những năng lực mới. "Vấn đề" ở đây là vấn đề học

tập mà học sinh phải suy nghĩ tìm cách giải quyết họ không thể giải quyết theo

một khuôn mẫu có sẵn, nghĩa là không thể dùng tư duy tái hiện đơn thuần, để

giải quyết "vấn đề" họ phải tìm tòi, sáng tạo. Khi học sinh phải tự lực giải quyết

vấn đề học tập, họ gặp những khó khăn ngăn cản họ di tới đích. Khó khăn này

chính là cái thúc đẩy hoạt động tìm tòi của họ. Để giải quyết được vấn đề, học

sinh không chỉ đơn giản tái hiện những điều đã luật hội được dưới hình thức kinh

nghiệm, mà bắt buộc phải biến đổi nội dung hoặc phương pháp sử dụng những điều đã lĩnh hội được, nghĩa là phải tìm tòi sáng tạo.

Như vậy khái niệm "vấn đề" trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề chứa đựng mâu thuẫn về nhận thức. Đó là mâu thuẫn giữa trình độ kiến

thức và kĩ năng đã có với yêu cầu tiếp thu kiến thức mới và kĩ năng mới.

Chính mâu thuẫn đó thúc đẩy sự hoạt động của tư duy, kích thích học sinh tìm

cách giải quyết vấn đề. Đó là động lực thúc đẩy sự sáng tạo các kiến thức và

kĩ năng mới. Lúc đầu kiến thức đó còn mang tính khách quan, sau khi học

sinh tiếp thu và ý thức được mâu thuẫn đó thì nó biến thành cái chủ quan và

tồn tại trong ý nghĩ của học sinh dưới dạng "bài toán nhận thức" hay "vấn đề

học tập" [10, tr. 66 - 67] .

1.3.1.2. Khái niệm tình huống học tập

Tình huống có học tập là tình huống mà trong đó mâu thuẫn khách quan nói trên được học sinh chấp nhận như một vấn đề học lập mà họ cần giải

quyết và có thể giải quyết được với một sự nỗ lực phù hợp với khả năng của

họ. Kết quả là họ đạt được tri thức mới hoặc phương pháp hành động mới. Đó

là trạng thái tinh thần của người học sinh khi dụng phải mâu thuẫn trong học

lập tức là đang gặp khó khăn và thấy cần khắc phục để đưa nhận thức tiến lên.

Tình huống đó gây nên ở học sinh lòng mong muốn giải quyết vấn đề, kích

thích học sinh tư duy tích cực, hướng vào việc tiếp thu những kiến thức mới,

kĩ năng, kỹ xảo mới. Chính vì thế mà khi phân tích vấn đề này nhà giáo dục

Nga Ru-bin-sten đã khẳng định "tư duy bắt đầu từ tình huống có vấn đề". Để đưa học sinh vào tình huống học tập, phải kích thích được nhu cầu nhận thức của họ, gây được hứng thú nhận thức và niềm tin có thể nhận thức được. Tiếp đó giáo viên hướng dẫn họ tự giải quyết vấn đề.

Như vậy: Nội dung cơ bản của dạy học nêu vấn đề là đặt ra trước học

sinh một hệ thống tình huống có vấn đề, những điều kiện đảm bảo việc giải

quyết các vấn đề đó và những chỉ dẫn nhằm đưa học sinh vào con đường tự

lực giải quyết các vấn đề đã đặt ra. Bằng con đường đó không những học sinh thu được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo mới mà họ còn được rèn luyện năng lực tự

1.3.1.3. Khái niệm tổ chức tình huống học tập

Tổ chức tình huống có vấn đề thực chất là tạo ra hoàn cảnh để học sinh

tự ý thức được vấn đề cần giải quyết, có nhu cầu, hứng thú giải quyết vấn đề,

biết được mình cần phải làm gì và sơ bộ xác định được làm như thế nào.

Cần thiết kế mỗi bài học thành một chuỗi tình huống có vấn đề liên tiếp, được sắp đặt theo một trình tự hợp lí của sự phát triển vấn đề cần

nghiên cứu, nhằm đưa học sinh tiến dần từ chỗ chưa biết đến biết, từ biết

không đầy đủ đến biết đầy đủ và nâng cao dần năng lực giải quyết vấn đề

của học sinh [6, tr.145].

1.3.1.4. Quy trình t chức tình hung học tập trong lớp có thể gồm các giai đoạn chính sau

- Giáo viên mô tả một hoàn cảnh cụ thể mà học sinh có thể cảm nhận được bằng kinh nghiệm thực tế, biểu diễn một thí nghiệm hoặc yêu cầu học sinh

làm một thí nghiệm đơn giản để làm xuất hiện hiện tượng cần nghiên cứu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh mô tả lại hoàn cảnh hoặc hiện tượng bằng

chính lời lẽ của mình theo ngôn ngữ vật lí.

- Giáo viên yêu cầu học sinh dự đoán sơ bộ hiện tượng xảy ra trong

hoàn cảnh đã mô tả hoặc giải thích hiện tượng quan sát được dựa trên những

kiến thức và phương pháp đã có từ trước (giải quyết sơ bộ vấn đề).

- Giáo viên giúp học sinh phát hiện chỗ không đầy đủ của họ trong kiến

thức, trong cách giải quyết vấn đề và đề xuất nhiệm vụ mới cần giải quyết (dưới dạng câu hỏi, nêu rõ những điều kiện đã cho và yêu cầu cần đạt được).

Như vậy, tình huống có vấn đề xuất hiện khi học sinh ý thức được rõ ràng nội dung, yêu cầu của vấn đề cần giải quyết và sơ bộ nhận thấy mình có khả năng giải quyết vấn đề, nếu cố gắng suy nghĩ và tích cực hoạt động [6, tr.145].

Một phần của tài liệu Xây dựng tình huống học tập trong dạy học phần Quang hình vật lý 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh. (Trang 32 - 34)