Kết quả điều tra, khảo sát

Một phần của tài liệu Xây dựng tình huống học tập trong dạy học phần Quang hình vật lý 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh. (Trang 38 - 40)

10. Cấu chúc luận văn

1.4.2. Kết quả điều tra, khảo sát

1.4.2.1. Tình hình giáo viên

Qua việc tổng hợp kết quả từ việc tham khảo ý kiến trực tiếp của các

giáo viên, tham khảo giáo án của các GV Vật lý, và tham gia dự giờ một số

tiết trên lớp chúng tôi nhận thấy:

- Một số giáo viên vẫn coi mục tiêu giờ dạy trên lớp là “dạy hết những gì

trong SGK viết”, dập khuôn cứng nhắc những bước mà SGK, SGV gợi ý hướng

dẫn thực hiện; ỷ lại vào các trang thiết bị dạy học, những thí nghiệm đã mua sẵn

của nhà trường... dẫn đến quá tải trong việc thực hiện giờ dạy trên lớp.

- Phương pháp dạy học của giáo viên còn gượng ép, thiếu sự sáng tạo, coi nặng hình thức, chủ yếu lên lớp là thầy dạy gì và chưa lấy người học làm trung tâm trong quá trình nhận thức, còn lặp lại nhiều tài liệu trong việc

truyền đạt giúp học sinh tự xây dựng kiến thức, rèn luyện kỹ năng.

- Giáo viên chưa mạnh dạn phân bổ thời gian, áp dụng các phương pháp hướng dẫn học sinh học tập tích cực, mà chủ yếu áp dụng các phương

pháp truyền thống, tuân theo các bước lên lớp một cách tẻ nhạt, ít động não

học sinh. Ở đó “thầy nói và giảng giải nhiều, trò chú ý lắng nghe, ghi nhớ”.

- Một số giáo viên đã tổ chức tình huống học tập nhưng chưa đưa ra được những định hướng phù hợp, chưa tạo điều kiện để HS tích cực tìm tòi

xây dựng kiến thức.

- Trong quá trình giảng dạy, các GV cũng có đưa ra các câu hỏi hoặc

các tình huống có vấn đề cho HS, nhưng tôi thấy các câu hỏi đó vẫn mang

tính chất rời rạc, không làm cho HS có cái nhìn tổng quát về vấn đề hay cách

Các câu hỏi chưa kích thích được tính chủ động của HS, chưa khai thác được

những hiện tượng quang học gần gũi với đời sống để tạo hứng thú học tập cho HS.

1.4.2.2. Tình hình học sinh

- Phần lớn các HS cho rằng phần “Quang hình” là một phần khó.

- HS ít có khả năng liên hệ những kiến thức Vât lý được học với thực tế

cuộc sống cũng như hạn chế trong việc vận dụng kiến thức đã học để giải

thích các hiện tượng quang học xảy ra trong thực tế.

- Tích tích cực của HS trong giờ học chưa cao. Rất nhiều HS học một

cách thụ động.

- HS ít có khả năng vận dụng kiến thức một cách sáng tạo vào thực tiễn

mà chủ yếu chỉ vận dụng vào những tình huống quen thuộc.

- Hoạt động chủ yếu của HS là học thuộc lý thuyết và luyện giải các bài tập.

- Khả năng diễn đạt của HS về một vấn đề rất kém, các em thường lúng

túng khi diễn đạt ý tưởng của mình hoặc điều muốn nói.

Kết luận chương 1

Với mục đích tìm một phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích

cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của HS trong học tập, trong

chương này, chúng tôi đã trình bày quan điểm hiện đại về dạy học Vật lý ở trường phổ thông, tính tích cực của HS trong học tập, về việc bồi dưỡng năng

lực sáng tạo của HS... đặc biệt là phương pháp tổ chức tình huống học tập

trong dạy học Vật lý.

Để vận dụng hiệu quả phương pháp đã lựa chọn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng việc tổ chức các tình huống học tập trong dạy học Vật lý

trên thực tế.

Dựa trên cơ sở lý luận đã trình bày và kết quả điều tra, khảo sát thu

được trên thực tiễn, chúng tôi đã xây dựng hệ thống các tình huống học tập

trong dạy học phần “Quang hình học” Vật lý 11 được trình bày ở chương II

CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP TRONG

DẠY HỌC PHẦN “QUANG HÌNH HỌC” VẬT LÝ 11

Một phần của tài liệu Xây dựng tình huống học tập trong dạy học phần Quang hình vật lý 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh. (Trang 38 - 40)