Một số kiểu tình huống học tập trong dạy học vật lý

Một phần của tài liệu Xây dựng tình huống học tập trong dạy học phần Quang hình vật lý 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh. (Trang 34 - 36)

10. Cấu chúc luận văn

1.3.2. Một số kiểu tình huống học tập trong dạy học vật lý

Tuỳ theo tính chất của mâu thuẫn xuất hiện, người ta phân biệt một số

kiểu tình huống có vấn đề đòi những cách giải quyết khác nhau về mặt phương pháp dạy học. Sau đây là một số kiểu tình huống có vấn đề có thể vận

- Tình huống đột biến được tạo ra bằng cách cung cấp những sự kiện, hiện tượng không thể giải quyết được bằng những kiến thức và kĩ năng sẵn có.

- Tình huống bất ngờ: Xuất hiện khi học sinh gặp những sự kiện, hiện

tượng bất thường, không ngờ là có thể xảy ra như thế. Cách giải quyết là làm sáng tỏ nguyên nhân của hiện tượng (ví dụ: các hiện tượng "lạ").

- Tình huống không phù hợp là các tình huống trong đó chứa đựng các

"nghịch lí", tức là những sự kiện, hiện tượng trái với quan niệm thông thường

của học sinh (chẳng hạn "nghịch lí thuỷ tĩnh học"). Khi giải quyết vấn đề cần

phân tích chỗ sai trong cách hiểu thông thường, từ đó nhận thức được chân lí

của khoa học.

- Tình huống xung đột: Là tình huống trong đó có sự kiện, quan điểm

trái ngược nhau (ví dụ ít bản chất ánh sáng là hạt hay là sóng) - học sinh phải

tìm hiểu phân tích hiện tượng, phê phán quan điểm sai để tìm ra chân lí.

- Tình huống bác bỏ: Là tình huống đặt ra cho học sinh phải bác bỏ một

kết luận phản khoa học, một luận đề sai lầm. Chẳng hạn theo A-ri-xtốt "vật

nặng gấp đôi thì rơi nhanh gấp đôi". Có thể dùng để tạo tình huống bác bỏ.

- Tình huống lựa chọn xuất hiện khi học sinh phải lựa chọn trong

những phương án để giải quyết lấy một phương án hợp lí nhất ở những điều

kiện cụ thể.

Tuy nhiên cách phân tích như trên chỉ là tương đối, quy ước, vì một

tình huống cụ thể có thể bao hàm nhiều tính chất xen kẽ.

Vì một tình huống có thể có nhiều vấn đề này sinh cùng một lúc trong

mối liên hệ hữu cơ với nhau, có vấn đề chính, có vấn đề phụ, vì vậy cần lựa

chọn vấn đề cơ bản để giải quyết trên cơ sở đó giải quyết các vấn đề khác. Khi đã đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, họ có mong muốn giải

quyết 1 vấn đề, họ ở tư thế sẵn sàng suy nghĩ vượt khó khăn để giải quyết

vấn đề với niềm tin có thể giải quyết được vấn đề đã đặt ra. Khi đó giai đoạn đề xuất vấn đề kết thúc và tiếp theo là giai đoạn nghiên cứu giải quyết

1.3.3. Tiêu chun của một tình huống học tập nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của HS

Một phần của tài liệu Xây dựng tình huống học tập trong dạy học phần Quang hình vật lý 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh. (Trang 34 - 36)