Kết quả đo CNHH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương trên phim cắt lớp vi tính ngực và rối loạn thông khí phổi ở bệnh nhân giãn phế quản (Trang 60 - 66)

- Hình đông đặc thành đám có hình ảnh GPQ bên trong, thường chiếm một thùy hoặc

4.4. Kết quả đo CNHH

Về kết quả đo CNHH ở bảng 3.15 cho thấy:

Dung tích sống trung bình (%VC so với SLT) của 52 Bn giảm ở mức độ nhẹ, nằm trong khoảng 60%≤VC<80%.

Trung bình %FEV1 cũng giảm ở mức độ nhẹ so với SLT (62,24%). Trung bình của chỉ số Tiffeneau và Gaensler nằm trong giới hạn bình thường (>70%).

Theo Công Thị Kim Khánh (1995), khi đo CNHH ở 45 Bn GPQ có trung bình VC% so với SLT và Tiffeneau tương ứng 65,01% và 66,48% [5].

Theo Ngô Quý Châu (2003), kết quả đo CNHH ở 147 Bn: FEV1:59,2 ±22,6 %; FEV1/FVC = 86,3  14,2 %; FEV1/VC = 76,1  16,0 %

Theo Alzeer A.H (2008) đo CNHH cho 94 Bn GPQ có kết quả sau: VC%: 65,8±21,4; FEV1%: 59,7±23,2; FEV1/FVC: 74,5±6,6 [18].

Roberts H.R và Cs (2000) nghiên cứu 100 Bn GPQ có kết quả CNHH: FEV1: 73,0%; FVC87% và FEV1/FVC: 88% [60].

Đối chiếu với các tác giả kết quả của chúng tôi cũng tương tự, hầu hết Bn GPQ có trung bình của %VC và %FEV1 giảm so với SLT, trong khi trung bình các chỉ số Tiffeneau và Gaensler bình thường.

Khi đo CNHH dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản sẽ có 4 loại kết quả sau: Thông khí bình thường, RLTK tắc nghẽn, RLTK hạn chế và RLTK hỗn hợp.

RLTK tắc nghẽn khi FEV1/VC<70% và/hoặc FEV1/FVC<70%. Ở bảng 3.16 chúng tôi phát hiện được 26,9% trường hợp RLTK tắc nghẽn có chỉ số Tiffeneau <70%. Trong số trường hợp RLTK tắc nghẽn, 13/14 Bn có VC<80%, điều này có thể do hiện tượng tắc nghẽn các PQ làm giảm đồng thời cả dung tích sống. Tuy nhiên, có thể Bn có cả RLTK hạn chế phối hợp (bảng 3.18).

Mức độ tắc nghẽn được chia dựa trên %FEV1 so với SLT (theo BTS – 1997) có 3 mức độ: nhẹ, trung bình, nặng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở biểu đồ 3.6, trong 14 Bn RLTK tắc nghẽn có 43% trường hợp ở mức độ nặng (FEV1<40%), 36% mức độ trung bình (40%≤FEV1<60%) và 21% trường hợp RLTK tắc nghẽn ở mức độ nhẹ (60%≤FEV1<80%).

RLTK hạn chế khi TLC <80% SLT và FEV1/FVC (FEV1/FVC) ≥70%, khi không có TLC có thể hướng tới hội chứng hạn chế khi VC<80% SLT và FEV1/VC ≥70%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tới 80,8% trường hợp VC<80%. Trong đó 55,8% trường hợp Tiffeneau ≥70% và VC <80% 

Hướng tới RLTK hạn chế (bảng 3.18).

Chức năng thông khí nằm trong giới hạn bình thường khi VC≥80% SLT, FEV1≥80% SLT và FEV1/VC ≥70%. Kết quả của chúng tôi có 15,4% trường hợp CNHH bình thường (bảng 3.19).

Theo Công Thị Kim Khánh (1995), đo CNHH cho 45 Bn GPQ có RLTK hỗn hợp chiếm nhiều nhất (46,7%), kế đó là RLTK hạn chế 24,4%, còn RLTK tắc nghẽn chỉ gặp 8,9%. Có 20% trường hợp thông khí phổi trong giới hạn bình thường.

Theo các tác giả trong và ngoài nước, đặc trưng RLTK của người bệnh lao phổi là RLTK hạn chế [11],[16]. Tổn thương nhu mô phổi làm giảm diện tích trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch phổi và làm giảm dự trữ hít vào

là chủ yếu, kèm theo đó là giảm đôi chút dự trữ thở ra. Giảm khả năng chứa đựng của phổi gọi là hạn chế hô hấp. Vì giảm diện tích trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch, phổi và lồng ngực phải tăng cường hoạt động thông khí bằng tăng thể tích lưu thông và tần số hô hấp dẫn đến tăng thông khí phút.

Thông khí phổi ở người viêm phế quản mạn tính, hen phế quản có đặc điểm nổi bật là rối loạn tắc nghẽn, thể hiện bằng giảm FEV1 và giảm chỉ số Tiffeneau [10],[21]. Với số năm mắc bệnh càng nhiều, ngoài RLTK tắc nghẽn và giãn phế nang còn có RLTK hạn chế [48].

Trong số Bn của chúng tôi có 63,46% trường hợp trong tiền sử đã có bệnh ở PQ hoặc nhu mô phổi (viêm PQ mạn tính, lao phổi, GPQ, hen phế quản), những tổn thương này dẫn tới rối loạn khuếch tán màng phế nang mao mạch và ảnh hưởng tới dung tích sống của Bn. Đồng thời những tổn thương mạn tính có ảnh hưởng cả tới cây PQ, đưa đến cản trở lưu thông của không khí ở các PQ.

Theo Brouet G (1976) đã nhận thấy, trong GPQ có 30% thông khí phổi bình thường, 30% hạn chế, 30% tắc nghẽn và 10% RLTK hỗn hợp.

Theo Lynch D.A (1999) qua đo CNHH cho 261 Bn GPQ xác định được 26% RLTK tắc nghẽn, 9% hạn chế và 66% RLTK hỗn hợp [46].

Như vây, rối loạn chức năng thông khí phổi ở Bn GPQ rất đa dạng, có thể RLTK tắc nghẽn, hạn chế hoặc hỗn hợp, có trường hợp CNHH trong giới hạn bình thường. Đặc điểm RLTK phụ thuộc vào nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và các bệnh kết hợp với GPQ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng gặp các loại RLTK phổi (tắc nghẽn, hạn chế, hỗn hợp), kết quả này phù hợp với nhận xét của các tác giả trên.

4.5. Về liên quan giữa vị trí tổn thương, các thể GPQ trên phim chụp CLVTPGC với CNTK phổi.

4.5.1. Về liên quan giữa kết quả đo CNTK với thể giãn PQ.

Kết quả của chúng tôi qua bảng 3.20 cho thấy, giá trị trung bình của %VC, %FEV1 so với SLT ở nhóm GPQ hình trụ cao hơn nhóm GPQ hình túi, và giảm nhiều nhất ở nhóm GPQ thể hỗn hợp. Sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Giá trị trung bình của %FVC (so với SLT) và FEV1/VC, FEV1/FVC đều giảm nhưng không có sự khác biệt giữa 3 nhóm (p>0,05). Chúng tôi tiến hành so sánh trung bình giữa nhóm GPQ hình túi- GPQ hỗn hợp và GPQ hình trụ-GPQ hỗn hợp thì sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,05.

Phân loại thể GPQ có 3 loại: hình trụ, hình túi, hình chuỗi hạt. Nhiều tác giả còn phân loại GPQ thể hỗn hợp khi có tổn thương 2 loại [58],[70],[71]. Theo Alzeer A.H (2008), 94 Bn GPQ chia thành 2 nhóm GPQ hình túi (n=62) và GPQ hình trụ (n=32). Kết quả CNHH có trung bình VC%, FEV1%, FEV1/FVC ở nhóm GPQ hình túi thấp hơn rõ rệt khi so sánh với nhóm GPQ hình trụ với p<0,05 [18].

4.5.2. Về liên quan giữa kết quả đo CNTK với vị trí tổn thương.

Giá trị trung bình của %VC, %FVC, %FEV1 so với SLT và FEV1/VC, FEV1/VC ở nhóm GPQ lan tỏa 2 phổi giảm rõ rệt hơn so với nhóm GPQ phổi phải và nhóm GPQ phổi trái. Tuy nhiên, sự khác biệt về các giá trị trung bình giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê (p >0,05) (bảng 3.21). Chúng tôi nhận thấy nhóm GPQ ở phổi phải có n=9 và ở phổi trái n=11 vì vậy kết quả so sánh có giá trị không cao (n bé), chúng tôi tiến hành so sánh 2 nhóm: GPQ lan tỏa 2 phổi và nhóm tổn thương ở một phổi (phổi phải hoặc phổi trái)

Kết quả: Vị trí TT CNTK TT một phổi (n=20) TT hai phổi (n=32) P VC 67,95 ± 16,75 55,40 ± 19,61 <0,05 FVC 63,87 ± 15,81 51,76 ± 20,41 <0,05 FEV1 74,45 ± 18,48 54,61 ± 22,81 <0.05 FEV1/FVC 87,79 ± 11,45 81,21 ± 11,57 <0,05 FEV1/VC 82,92 ± 11,03 74,49 ± 13,30 <0,05

Như vậy, tổn thương lan tỏa 2 phổi có giá trị trung bình các chỉ số

CNTK giảm rõ rệt so với nhóm tổn thương ở 1 phổi (p<0,05), hay mức độ tổn thương GPQ càng rộng, CNTK càng giảm.

Ngoài ra, chúng tôi tiến hành so sánh giá trị trung bình của CNTK theo số lượng thùy phổi bị tổn thương. Kết quả ở bảng 3.22 cho thấy: Tổn thương GPQ đơn độc ở 1 thùy có giá trị trung bình các chỉ số %VC, %FEV1 (so với SLT) và FEV1/VC cao nhất, tiếp đó giảm dần theo số lượng thùy bị tổn thương, trường hợp tổn thương ở cả 5 thùy phổi có CNTK thấp nhất (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05), điều này nói lên CNTK càng giảm dần theo số lượng thùy phổi bị tổn thương.

Theo các Công Thị Kim Khánh (1995), khi so sánh diện tích tổn thương với CNHH ở Bn GPQ cho thấy: Khi tổn thương ở 1 thùy phổi có trung bình VC% (81,47±19,69) và Tiffeneau (77,35±14,76) trong giới hạn bình thường, khi tổn thương ở 2 thùy thì trung bình VC% giảm còn 66,17%

và Tiffeneau giảm còn 66,19%, tổn thương rộng 1-2 phổi thì các chỉ số trên càng giảm nặng [5].

Cũng theo kết quả của tác giả Phạm Tiến Thịnh (1986), Dung tích sống và chỉ số Tiffeneau giảm ít ở GPQ mức độ phân thùy, nhiều ở mức thùy và nhiều hơn ở mức độ cả phổi. Ở những Bn có giảm cả VC và chỉ số Tiffeneau thì dung tích sống giảm rõ rệt hơn chỉ số Tiffeneau.

Khi so sánh với các tác giả trên, kết quả của chúng tôi cũng không có sự khác biệt. Nhìn chung, tổn thương càng rộng, càng lan tỏa thì CNTK càng giảm rõ rệt.

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

1. Đặc điểm lâm sàng, chụp CLVTPGC, đo CNTK phổi ở Bn GPQ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương trên phim cắt lớp vi tính ngực và rối loạn thông khí phổi ở bệnh nhân giãn phế quản (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w