2.4. Nghệ thuật thưởng trà và đặc trưng các sản phẩm tại Công ty Cao Sơn Trà
2.4.1. Giới thiệu về Công ty Cao Sơn Trà Nghiệp
- Công ty TNHH một thành viên Cao Sơn Trà Nghiệp được chính thức hoạt động vào 18/01/2016.
- Giám đốc và đông thời là người đại diện pháp luật là chị Hoàng Mai Trúc Xinh.
- Địa chỉ: Số 183 đường Hà Giang, Phường 1, Thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng.
- Bên cạnh sản xuất và mua bán trà Oolong, Cao Sơn Trà Nghiệp còn cung cấp các dụng cụ pha trà, bán trà điện...
- Đến với Cao Sơn Trà Nghiệp bạn sẽ lựa chọn được những bộ hộp lễ Trà với mẫu mã sang trọng và chất lượng tốt nhất để làm quà tặng cho người thân, bạn bè...đặc biệt bạn còn có cơ hội ngồi cùng thưởng trà, và nghe những câu chuyện thú vị quanh việc trồng, chế biến sản xuất trà cùng với vợ chồng Chị Trúc Xinh.
- Bên cạnh việc buôn bán trà, để những sản phẩm thật sự chất lượng và mang đúng tiêu chuẩn Đài Loan thì Cao Sơn Trà Nghiệp có nhà máy sản xuất đặt tại tỉnh Lâm Đồng theo công nghệ - tiêu chuẩn Đài Loan.
Hình 2.22 Cửa hàng của Cao Sơn Trà Nghiệp
2.4.2. Nghệ thuật thƣởng trà 2.4.2.1. Sơ lƣợc
- Văn hóa thưởng trà đã có từ rất lâu đời, và xuất hiện sớm ở các nước Châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản,…Đối với mỗi Quốc gia, vùng lãnh thổ hay địa phương khác nhau thì phong cách thưởng thức trà có phần khác nhau, nhưng chung quy cũng cùng
một mục đích là thưởng thức trọn vẹn hương vị của chén trà. Theo thời gian phát triển, ngày nay việc uống trà, thưởng trà đã có phần đơn giản hơn xưa tuy nhiên có những điểm lưu ý cần thực hiện đúng để có được một ấm trà ngon.
- Để có thể có được một ấm trà ngon, không đơn giản chỉ là nguyên liệu tốt mà còn là thể hiện sự tinh tế trong nghệ thuật pha trà, sự kết hợp hài hòa giữa trà và Đạo.
- Có 3 yếu tố để tạo nên một chén trà Oolong ngon, chất lượng.
Nước pha trà: Các loại nước đặt biệc mà các trà nhân ngày xưa hay sử dụng để pha trà như nước sương đọng trên lá sen, nước suối thượng nguồn. Nhưng ngày nay rất khó để tìm các nguồn nước này. Nếu ở vùng nông thôn bạn có thể sử dụng nước mưa, nước giếng trong để pha trà. Còn nếu ở thành phố thì nên dùng nước suối đóng chai hoặc nước lọc tinh khiết. Do nguồn nước sinh hoạt hiện nay có chứa hàm lượng kim loại nặng hay các vi lượng trong nước máy sẽ làm mất hương vị trà. Nhiệt độ nước: Nước phải sôi ở 92 - 96 độ C, nếu dùng bình thủy tinh và nước không đủ nhiệt độ khi pha trà sẽ không bộc lộ đủ hương vị.
Thời gian hãm trà: Thời gian hãm trà 1 lần khoảng 30 - 40s (dưới 1 phút). Trà Oolong có thể pha 4 - 6 lần đối với người thích uống đậm, còn người thích uống nhạt có thể pha từ 7 - 8 lần.
Không gian thưởng trà: không gian thưởng trà có không khí trong lành, mát mẻ, cây xanh sẽ rất lý tưởng trong việc thưởng thức trà.
2.4.2.2. Các bƣớc cơ bản để pha một ấm trà Oolong
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ pha trà
Trà Oolong ngon loại 1 phải đạt được hình dạng như: mịn, có màu xanh, viên trà được vo tròn đều, ít trơ cọng, không có hoặc rất ít vụn.
Dụng cụ pha trà: Chén uống trà, ấm nấu nước (ấm nhỏ sẽ giúp bạn pha chế, dễ pha nhiều lần nước kiểm soát nhiệt độ nhưng ấm cũng phải đủ kích thước để búp trà nở ra được).
- Bước 2: Làm nóng dụng cụ pha
Dùng nước sôi tráng hết toàn bộ dụng cụ để vệ sinh và giúp khi pha ấm giữ được nhiệt, làm cho trà ô long mau chín và giữ hương tốt hơn.
- Bước 3: Đong trà
Cho trà vào ấm, xúc trà bằng tre hoặc gỗ, không nên dùng tay hoặc muỗng kim loại. Lượng trà trung bình cho 150ml nước là 3gr trà.
- Bước 4: Đánh thức trà
Để đánh thức các sợi trà, bỏ đi các bụi bẩn bám vào trà giúp trà pha được dậy hương và ngon hơn cần đổ nước xấp mặt trà, xoay đều ấm 10s và đổ nước đi.
- Bước 5: Hãm trà
Sau khi tráng trà xong, bắt đầu hãm trà bằng cách châm nước sôi ở nhiệt độ 92 – 960C. Rót vào cho đầy ấm và đậy nắp lại (nên châm nhiều để khi đậy nắp vào, nước trà lại che kín phần mép của nắp ấm giúp cho trà không bị mất hương và mau ra trà). Hãm trà trong vòng 40-45s cho lần pha đầu tiền, nước này chủ yếu để thưởng thức mùi hương của trà, điều chỉnh thời gian trà tăng lên cho những lần pha nước tiếp theo.
2.4.3. Đặc trƣng các sản phẩm tại Công ty Cao Sơn Trà Nghiệp
- Bên cạnh những gói trà được đóng gói tiện lợi và đẹp mắt thì tại Cao Sơn Trà Nghiệp còn có những hộp trà được thiết kế sang trọng, phù hợp để là quà tặng.
- Loại trà chủ lực ở Cao Sơn Trà Nghiệp là các loại trà Oolong:
Hình 2.25 Trà Oolong Kim Tuyên Hình 2.24 Trà Oolong tứ quý
Hình 2.27 Trà Oolong Thuý Ngọc Hình 2.26 Một số sản phẩm trà khác
- Đặc trưng của một số loại trà
Trà Oolong Kim Tuyên (trà Oolong sữa): được chế biến từ búp trà 1 tôm 3 lá. Viên trà to, màu xanh đen bóng, kích cỡ đồng nhất. Nước trà vàng ánh xanh, vị chát nhẹ, dịu ngọt hậu vị, thơm thoảng mùi sữa.
Trà Oolong Gaba (trà Thượng Diệp Long): được chế biến từ búp trà Oolong tinh khiết. Viên trà thon dài, màu xanh đậm, kích cỡ đồng đều. Nước trà có màu hổ phách, vị thanh mát, có mùi mật ong.
2.5. Quy trình sản xuất các sản phẩm Đông Trùng Hạ Thảo tại Công ty Dalat NewFarm NewFarm
2.5.1. Giới thiệu về Công ty Dalat NewFarm
- Tên công ty: Công ty Song Bill thương hiệu Dalat Newfarm.
- Địa chỉ trụ sở chính: 67 Hoàng Hoa Thám, Phường 10, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.
- Tên thương hiệu: Dalat newfarm .
- Ngày thành lập: 30/9/2014.
- Chúng tôi chuyên nuôi trồng, sản xuất và phân phối Đông Trùng Hạ Thảo với thương hiệu Dalat Newfarm nhằm phục vụ nhu cầu chăm sóc về sức khỏe cũng như sắc đẹp của người tiêu dùng.
- Các lĩnh vực kinh doanh
Nhân giống và phân phối phôi Đông Trùng Hạ Thảo
Sản xuất và kinh doanh các loại Đông Trùng Hạ Thảo: Tươi, khô, bột, rượu, Đông Trùng Hạ Thảo mật ong.
a b
c d
Hình 2.28 Các dạng sản phẩm Đông Trùng Hạ Thảo a) Khô; b) Mật ong; c) Bột; d) Tươi Thảo a) Khô; b) Mật ong; c) Bột; d) Tươi
2.5.2. Giới thiệu về Đông Trùng Hạ Thảo2.5.2.1. Tổng quan 2.5.2.1. Tổng quan
- Đông Trùng Hạ Thảo là đông dược mang trong mình lai lịch của 2 thế giới: Động vật và thực vật. Vị thuốc đặc biệt quý hiếm này là sự kết hợp của sâu non và loại nấm Cordyceps. Mùa đông, nấm Cordyceps sẽ thâm nhập và ký sinh trong cơ thể ấu trùng sâu non đồng thời hút hết chất dinh dưỡng khiến sâu chết. Đến mùa hè nấm phát triển và trồi lên mặt đất trở thành Đông Trùng Hạ Thảo.
- Chi nấm Cordyceps có tới hơn 600 loài khác nhau. Tuy nhiên cho đến nay người ta mới chỉ nghiên cứu nhiều nhất được về 2 loài Cordyceps sinensis và Cordyceps militaris.
- Theo Holiday (2004), loài Đông Trùng Hạ Thảo Cordyceps sinensis được xếp vào: Giới nấm Ngành Ascomycota Lớp Ascomycotes Bộ Hypocreales Họ Clavicipataceae Giống Cordyceps Loài Cordyceps sinensis
- Theo mô tả của GS.TSKH Đái Duy Ban (2009), C.sinensis có dạnh nấm, dạng quả thể mọc trên xác sâu bướm thuộc giống Hepialus. Cây nấm C.sinensis có gốc gắn với đầu của sâu, có hình giống cây gậy đánh khúc quân cầu, đầu có dạng hình chì. Nấm dạng quả thể có màu nâu đen hoặc màu đen dài khoảng 4-11cm, nặng khoảng 0.06g.
- Khác với nấm Cordyceps sinensis có sản lượng rất ít và chỉ mọc trong điều kiện tự nhiên (Li et al. 2006; Stone 2008; Zhang et al. 2012), loài Cordyceps militaris có thể trồng trong điều kiện nhân tạo, có giá trị dược liệu quý tương tự như nấm C.sinensis (Li et al. 1995; Dong et al., 2012) do đó hiện nay đã có nhiều nghiên cứu quy trình nuôi trồng nấm C.militaris nhằm thay thế cho C.sinensis.
-Phân loại thực vật học của Cordyceps militaris: Giới Nấm
Chi Ascomycota
Lớp Sordariomycetes Bộ Hypocreales Họ Cordycipitaceae Giống Cordyceps Loài Cordyceps militaris
- Theo mô tả của Nguyễn Thị Liên Thương và cộng sự (2016), Nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris là loài nấm ký sinh trên bướm và sâu bướm, có màu cam, chiều dài 8-10 cm. Đầu quả thể nấm có các đốm màu cam sáng. Quả thể nấm nhô lên từ xác ấu trùng hoặc nhộng, măt cắt ngang quả thể có màu nhạt, rỗng ở giữa. Các nang bào tử dài từ 300-510 micro mét, bề rộng 4 micro mét. Các bào tử nang hình sợi, không màu và phân đoạn, kích thước 3.5-6 1- 1.5 micro mét. Các bào tử nang này trong điều kiện nghèo dinh dưỡng sẽ đứt ra và nảy chồi tạo các bào tử thứ cấp.
Hình 2.29 Nấm Cordyceps militaris và mặt cắt quả thể (Christian et al., 1873)
2.5.2.2. Giá trị dƣợc liệu của nấm Cordyceps militaris
Các hợp chất dược liệu của nấm Cordyceps militaris được ứng dụng trong điều trị bệnh và nâng cao sức khoẻ con người. Theo số liệu nghiên cứu về thành phần hóa học của thể quả nấm C.militaris cho thấy loài nấm này chứa các thành phần như protein chiếm 40,69%; các loại vitamin: vitamin A (34,7 mg/gam), vitamin B1 (13,0 mg/gam), vitamin B6 (62,2 mg/gam), vitamin B12 (70,3 mg/gam), vitamin B3 (42,9
mg/gam); các nguyên tố khoáng: Se (0,44 ppm), Zn (130,0 ppm), Cu (29,15 ppm); hợp chất hóa học và nhóm hợp chất quan trọng: cordycepin (1,52%), cordycepic acid (11,8%), polychaccaride (30%) (Shih et al., 2007). Adenosine và cordycepin là hai hơp chất có dược tính cao của nấm Cordyceps militaris. Adenosine chiếm 0,18% trong quả thể và 0,06% trong sinh khối nấm. Đối với hơp chất cordycepin, trong quả thể có hàm lượng cao gấp 3 lần so với sinh khối (0,97% so với 0,36%) (Hyun et al, 2008).
- Các hợp chất chống ung thư: Hợp chất cordycepin (3 -deoxyadenosine) từ nấm cho thấy có hoạt tính kháng vi sinh vật, kháng ung thư, ngừa di căn, điều hòa miễn dịch (Shonkor et al, 2010).
- Tăng số lượng tinh trùng: Lượng cordycepin trong tế bào tăng trong thời gian sử dụng chế phẩm nên có khả năng chất này làm tăng lượng tinh dịch và chất lượng tinh trùng ở lợn (Lin et al., 2007).
- Kháng khuẩn, kháng nấm: protein tách từ C.militaris có khả năng ức chế nấm Fusarium oxysporum (Byung-Tae et al., 2009). Hơp chất cordycepin còn cho thấy khả năng kháng vi khuẩn Clostridium (Young-Joon et al., 2000).
- Hoạt t nh chống oxy hóa: Các nghiên cứu cho thấy hợp chất CM-hs-CPS2 chứa trong dịch chiết nấm C.militaris có tính chống oxy hoá (Fengyao et al., 2011).
2.5.3. Quy trình nuôi cấy Đông Trùng Hạ Thảo2.5.3.1. Nuôi cấy trên giá thể nhân tạo 2.5.3.1. Nuôi cấy trên giá thể nhân tạo
- Chuẩn bị giá thể nhân tạo: hỗn hợp gồm nhộng tằm, gạo lứt, nước dừa, trứng gà được xay nhuyễn được hấp tiệt trùng ở 1210C trong vòng 30 phút sau đó được để nguội trước khi cấy giống.
- Cấy giống: dùng pipet hút dịch chứa giống cho vào hộp đựng giá thể. Có thể sử dụng hộp nhựa hoặc hộp thuỷ tinh. Môi trường khi thao tác nuôi cấy phải được khử trùng để không bị tạp nhiễm.
- Ủ lan tơ: sau khi cấy giống, hộp đựng được chuyển vào phòng tối để nấm tiếp tục lan tơ. Nhiệt độ lúc này từ 18-200C, độ ẩm từ 50-60%. Khi nấm lan kín mặt giá thể, chuyển ra phòng sáng để tiếp tục nuôi.
- Chăm sóc để tạo nấm: nhiệt độ 20-220C, độ ẩm từ 70-90%. Có hệ thống phun sương và cảm biến để kiểm soát tốt nhiệt độ và độ ẩm.
Hình 2.30 Đông trùng hạ thảo trồng trên giá thể nhân tạo- Bảo quản: tuỳ từng dạng phẩm mà có biện pháp bảo quản phù hợp. - Bảo quản: tuỳ từng dạng phẩm mà có biện pháp bảo quản phù hợp.
Bảo quản tươi: bảo quản bằng túi PE và hút chân không. Bảo quản lạnh ở 40C trong thời gian từ 7-10 ngày.
Bảo quản khô: sấy thường ở 500C, sao cho độ ẩm còn khoảng 5% hoặc sấy thăng hoa ở -200C. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, không có ảnh sáng và tránh trao đổi khí trong thời gian từ 1-2 năm.
2.5.3.2. Nuôi cấy trên thân nhộng tằm
- Giá thể để nuôi cấy là nhộng tằm còn sống, có kích thước đồng đều, khoẻ mạnh. Nhộng tằm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho nấm C.militaris phát triển.
- Cấy giống: nhộng tằm dùng làm giá thể được đặt trong bình thuỷ tinh. Phun dịch giống lên thân nhộng tằm.
- Chăm sóc để tạo nấm: sau khi cấp giống, bình thuỷ tinh được chăm sóc trong điều kiện nhiệt độ khoảng 220C, độ ẩm 85%.
- Thu hoạch và bảo quản như phương pháp nuôi cấy trên giá thể nhân tạo.
Chƣơng 3
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 3.1. Kết luận
Trà là một loại thức uống lí tưởng và có nhiều giá trị đối với sức khoẻ. Cafein và một số hợp chất khác trong trà có tác dụng kích thích hệ thần kinh, giúp cho tinh thần minh mẫn, tăng cường sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, nâng cao năng lực làm việc, giảm bớt căng thẳng mệt mỏi. Hỗn hợp tanin còn có tác dụng chữa một số bệnh đường ruột. Hơn nữa, trà còn có nhiều vitamin A, B1, B2 , B6, PP. Trà là một trong những cây công nghiệp lâu năm, có giá trị kinh tế lâu dài. Do đó, việc nghiên cứu phát triển quy trình chế biến, bảo quản các sản phẩm trà là vô cùng quan trọng. Qua chuyến tham quan nhà máy sản xuất trà Tằng Vĩnh An, chúng tôi hiểu rõ hơn về quy trình chế biến trà; các công đoạn chế biến cũng như thông số cần kiểm soát để cho chất lượng trà tốt nhất, bảo quản được lâu dài mà vẫn lưu giữ được hương thơm, mùi vị, các hợp chất có lợi cho sức khoẻ. Bên cạnh đó, được tham quan và thưởng thức trà tại công ty Cao Sơn Trà Nghiệp giúp chúng tôi hiểu hơn về nghệ thuật thưởng trà cũng như đặc trưng của các sản phẩm trà.
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê nhân lớn nhất thế giới. Cây cà phê là mộ trong những cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao. Ở Việt Nam cà phê được trồng nhiều ở vùng đất đỏ như Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Cà phê tươi khó bảo quản nên đòi hỏi phải qua các công đoạn chế biến. Chế biến cà phê nhân theo phương pháp khô là phương pháp lâu đời và khá phổ biến, thường được áp dụng trong chế biến cà phê Robusta. Sau khi tham quan nhà máy sản xuất cà phê nhân xuất khẩu Acom, chúng tôi nắm rõ hơn về quy trình sản xuất cà phê nhân xuất khẩu theo phương pháp khô, biết được các phương pháp, thông số vận dụng trong quá trình chế biến.
Rau xanh là một nguồn thực phẩm vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Rau xanh cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Rau xanh ít calo nhưng lại dồi dào chất dinh dưỡng, giúp chúng ta kiểm soát cân nặng một cách tốt nhất. Rau xanh giàu chất chống oxy hoá, ngăn ngừa cholesterol xấu và tăng cường cơ thể sản sinh cholesterol tốt... và còn nhiều giá trị khác. Để nâng cao sản lượng rau xanh đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu ghép, lai tạo các giống có phẩm chất tốt với nhau. Tại công ty Nông sản Phong Thuý, chúng tôi được tìm hiểu việc ghép giống cà chua dại với cà chua thương phẩm để cho sản lượng cao nhất. Chúng tôi được tìm hiều các thao tác ghép cây, chế độ chăm sóc cây sau khi ghép. Cũng tại đây chúng tôi được tìm hiểu mô hình trồng rau thuỷ canh. Đây là phương pháp trồng rau tiên tiến vừa mang