Quy trình canh tác và sơ chế rau quả tại Công ty TNHH SX-TM Nông sản

Một phần của tài liệu BÁO cáo rèn NGHỀ 2 công ty TNHH atlantic việt nam (acom), công ty TNHH SX TM nông sản phong thuý (Trang 25)

Phong Thuý

2.3.1. Giới thiệu Công ty TNHH SX-TM Nông sản Phong Thuý2.3.1.1. Sơ lƣợc hình thành Công ty 2.3.1.1. Sơ lƣợc hình thành Công ty

- Công ty tọa lạc tại địa chỉ: Lô Nhà Trắng, Đường Lê Hồng Phong, Tổ 2, Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng.

- Khởi nghiệp của Công ty TNHH SX-TM Nông sản Phong Thúy bắt đầu từ năm 1990 chỉ là một hộ nông dân ở vùng kinh tế mới thôn K’Nai, xã Phú Hội với diện tích 4.000m2.

- Năm 2013 thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất – Thương mại Nông sản Phong Thúy.

2.3.1.2. Quy mô hoạt động và sản xuất

- Quy mô sản xuất 130 ha, trong đó:

Diện tích trang trại của công ty là 55 ha, sản lượng 5.000 tấn/năm. Diện tích liên kết 75 ha, sản lượng 6.000 tấn/năm.

- Nhà xưởng sơ chế và hoạt động sản xuất 6.000 m2; quy trình khép kín từ ươm đến thu hoạch. Một ngày sản xuất 30-40 tấn rau củ với hệ thống xe vận chuyển và xe chuyên dùng.

- Hiện nay, Công ty đang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cung cấp ra thị trường trên 12.000 tấn rau, củ, quả. Trong đó có 3 loại nông sản chủ lực là rau ăn quả (bí đỏ, cà tím, …), rau ăn lá (xà lách mỡ, xà lách Romaine xanh...), rau ăn bông (bông cải xanh, bông cải trắng,…) và rau ăn củ (khoai tây, khoai lang Nhật,...).

2.3.2. Quy trình canh tác và sơ chế cà chuaNgâm hạt giống Ngâm hạt giống Gieo hạt Ủ Ghép cây Phục hồi cây ghép Trồng Thu hoạch

Xử lí sau thu hoạch

Sơ đồ 2-3 Quy trình canh tác và sơ chế cà chua

2.3.2.1. Ngâm hạt giống

Hạt giống ngâm trong nước ấm 40 oC trong 6h tạo điều kiện cho hạt nảy mầm sau đó được làm khô. Ngâm làm mềm hạt để tăng tỷ lệ nảy mầm.

2.3.2.2. Gieo hạt

Có thể gieo hạt bằng tay hoặc máy, trong đó máy gieo hạt hoạt động dựa trên lực hút. Giá thể trồng cây bao gồm các thành phần: 40% chất xơ, 40 % than bùn, 20 % phân bón hữu cơ và men vi sinh Trichoderma.

2.3.2.3. Ủ

- Tùy vào từng đối tượng mà có thời gian ủ khác nhau như: cà chua 3 đêm, rau 1 đêm, ớt 4 đêm.

- Đưa ra nhà giàn: môi trường đất có ẩm độ 80 %,thường xuyên tưới cho đủ ẩm và nhiệt độ khoảng từ 17-25oC. Phủ 1 lớp xơ dừa để giữ ẩm cho giá thể đồng thời tránh tình trạng tạo rêu ảnh hưởng đến độ thẩm thấu.

2.3.2.4. Ghép cà chua

- Mục đích: tạo ra giống cà chua có sức đề kháng tốt, khỏe mạnh đồng thời vẫn giữ được những phẩm chất của giống cà chua thương mại như năng suất cao. Giống cà chua Rita có quả hình dạng quả trứng, chống được bệnh héo rũ do vi khuẩn (giống cà chua bình thường tỷ lệ mắc bệnh héo rũ trên 50% và tỷ lệ chết trên 80% trong khi đó cà chua ghép tỷ lệ mắc bệnh chỉ dưới 10%). Cà Rita thường cho trái cứng , đẹp ,dễ dàng vận chuyển đi xa, không lo dập nát, trái chín màu đỏ tươi, đáp ứng thị hiếu người dùng, dễ chế biến.

- Cách tiến hành: sử dụng cà chua dại làm gốc thay cho phần gốc của cà chua thương phẩm, cắt nghiêng một góc 60 độ nhằm tăng diện tích tiếp xúc. Dùng ống cao su giữ chặt mối ghép, sau 15 ngày ống cao su sẽ tự phân hủy. Lưu ý: gốc cà chua lựa chọn tùy mục đích môi trường hay khí hậu…Gốc cà chua dài từ 6-7 cm, cắt gốc trên 2 lá mầm để cây quang hợp nuôi cây. Từ ngọn đến chỗ cắt từ 10-12 cm.

Để trong môi trường kín nắng kín gió trong 3 ngày để cây cà chua ghép được phục hồi sức sống. Trong khoảng thời gian này phải theo dõi cây, đặt cây giống trên những giá đỡ cao để cây tránh bị ẩm ướt đồng thời giúp rễ mọc cố định trong bầu đất. Trong 3 ngày tiếp theo cho cây tiếp xúc với ánh nắng dần dần.

Thường xuyên tưới cây nhằm cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cây, lưu ý là chỉ tưới phun sương trên lá tránh tưới vào mối ghép, số lần tưới phụ thuộc vào thời tiết.

Hình 2.17 Cà chua sau khi ghép

2.3.2.5. Xử lý cà chua sau thu hoạch

Máy rửa cà chua và phân loại theo màu sắc và kích thước bằng máy. Máy có 17 cổng có khả năng phân loại 16 loại cà chua khác nhau dựa vào 6 camera. Có năng suất phân loại cao, 1 giờ có thể phân loại 2-3 tấn cà chua.

2.3.3. Quy trình canh tác rau thuỷ canh hồi lƣu

Theo PSG. TSKH Nguyễn Xuân Nguyên thì thủy canh (Hydroponics) là hình thức canh tác trồng cây trong dung dịch, là kỹ thuật trồng cây không dùng đất. Cây trồng được trồng trên hoặc trong dung dịch dinh dưỡng cùng với các loại giá thể, sử dụng dinh dưỡng hòa tan trong nước dưới dạng dung dịch. Tùy theo từng kỹ thuật canh tác mà toàn bộ hoặc một phần bộ rễ được ngâm trong dung dịch dinh dưỡng.

Hiện nay có nhiều loại hình thủy canh khác nhau nhưng quy tụ lại có 3 hệ thống thủy canh chủ yếu được sử dụng trên thế giới bao gồm: Hệ thống thủy canh tĩnh, hệ thống thủy canh hồi lưu và hệ thống khí canh. Trong đó hệ thống thủy canh hồi lưu đang được áp dụng rộng rãi, hệ thống có dung dịch đinh dưỡng được bơm tuần hoàn từ một hồ chứa có lắp đặt các thiết bị điều chỉnh tự động các thông số của dung dịch để đưa tới các bộ rễ nuôi cây, sau đó quay trở lại bình chứa để điều chỉnh lại các thông số và tiếp tục nuối cây. Dưới đây là quy tình canh tác:

Chuẩn bị cây giống

Đưa lên giàn ( ống PVC, màng

bắt côn trùng) Nuôi dưỡng cấy

Nước sinh

Thu hoạch và làm vệ sinh thiết bị

Sơ đồ 2-4 Quy trình canh tác rau thuỷ canh hồi lưu

2.3.3.1. Chuẩn bị hạt giống

Hạt giống được trồng trong xơ dừa khoảng 12 ngày. Những đối tượng rau trồng thủy canh thường là rau ăn lá… Tỷ lệ dinh dưỡng trong trồng trọt khác nhau tùy giống.

cách mỗi cây là 15 cm. Xà lách mỡ được trồng trông môi trường thủy canh có thời gian thu hoạch khoảng 1 tháng so với khoảng 3 tháng khi trồng ở điều kiện môi trường đất thông thường. Phương pháp này mang lại hiệu quả kinh tế cao do vừa rút ngắn thời gian trồng, kiểm soát được môi trường không phụ thuộc thời tiết, điều kiện làm vệ sinh tiện lợi nhanh chóng.

2.3.3.2. Chuẩn bị dung dịch phân bón

Nước sử dụng trong trồng trọt là nước sinh hoạt, sẽ được đem đi phân tích thành phần hóa học, phối trộn thành phần dinh dưỡng cho cây tùy thuộc vào từng đối tượng. Việc trộn phân được thực hiện trong những hồ phân tổng sau đó được bơm thành dòng chảy liện tục trong dàn ống nuôi cây phát triển. Dàn ống có độ dốc 2% để tạo ra dòng chảy với tốc độ thích hợp cho cây trồng đồng thời cung cấp cho cây đủ oxy. Sau đó dung dịch dinh dưỡng sẽ được đưa về hồ phân điều chỉnh các thông số dinh dưỡng phù hợp.

Đem mẫu rau đi kiểm tra nhất là hàm lượng nitrat sau đó điều chỉnh lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho cây thích hợp hơn vì từng loại cây và từng giai đoạn sinh trưởng mà nhu cầu về nitơ khác nhau. Nếu cây trồng hấp thu nitơ vượt quá khu cầu thì thân cây mềm mỏng, chậm hình thành cơ quan sinh sản, giảm khả năng chống chịu hơn. Hơn nữa, nitơ dư thừa khả năng tích lũy dưới các dạng NO3-, NO2- gây độc mãn tính cho con người khi sử dụng.

Bên cạnh đó, người ta tiêu diệt côn trùng gây hại bằng các tấm keo có độ dính cao và có màu vàng nhằm thu hút côn trùng. Việc làm này nhằm hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Hình 2.21 Xà lách tím trồng thuỷ canh2.3.3.3. Thu hoạch và vệ sinh 2.3.3.3. Thu hoạch và vệ sinh

Tiến hành loại bỏ rễ bên ngoài, sau đó dùng màng co bọc rau cùng với phần rễ và xơ dừa. Việc vệ sinh sau thu hoạch thì các van sẽ khóa, dùng chất làm vệ sinh là chlorin với nồng độ thích hợp kết hợp với bơm áp lực mạnh để loại bỏ rong rêu, sau đó đem đi phơi nắng.

2.4. Nghệ thuật thƣ ởng trà và đặc trƣng các sản phẩm tại Công ty Cao Sơn Trà Nghiệp

2.4.1. Giới thiệu về Công ty Cao Sơn Trà Nghiệp

- Công ty TNHH một thành viên Cao Sơn Trà Nghiệp được chính thức hoạt động vào 18/01/2016.

- Giám đốc và đông thời là người đại diện pháp luật là chị Hoàng Mai Trúc Xinh.

- Địa chỉ: Số 183 đường Hà Giang, Phường 1, Thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng.

- Bên cạnh sản xuất và mua bán trà Oolong, Cao Sơn Trà Nghiệp còn cung cấp các dụng cụ pha trà, bán trà điện...

- Đến với Cao Sơn Trà Nghiệp bạn sẽ lựa chọn được những bộ hộp lễ Trà với mẫu mã sang trọng và chất lượng tốt nhất để làm quà tặng cho người thân, bạn bè...đặc biệt bạn còn có cơ hội ngồi cùng thưởng trà, và nghe những câu chuyện thú vị quanh việc trồng, chế biến sản xuất trà cùng với vợ chồng Chị Trúc Xinh.

- Bên cạnh việc buôn bán trà, để những sản phẩm thật sự chất lượng và mang đúng tiêu chuẩn Đài Loan thì Cao Sơn Trà Nghiệp có nhà máy sản xuất đặt tại tỉnh Lâm Đồng theo công nghệ - tiêu chuẩn Đài Loan.

Hình 2.22 Cửa hàng của Cao Sơn Trà Nghiệp

2.4.2. Nghệ thuật thƣởng trà 2.4.2.1. Sơ lƣợc

- Văn hóa thưởng trà đã có từ rất lâu đời, và xuất hiện sớm ở các nước Châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản,…Đối với mỗi Quốc gia, vùng lãnh thổ hay địa phương khác nhau thì phong cách thưởng thức trà có phần khác nhau, nhưng chung quy cũng cùng

một mục đích là thưởng thức trọn vẹn hương vị của chén trà. Theo thời gian phát triển, ngày nay việc uống trà, thưởng trà đã có phần đơn giản hơn xưa tuy nhiên có những điểm lưu ý cần thực hiện đúng để có được một ấm trà ngon.

- Để có thể có được một ấm trà ngon, không đơn giản chỉ là nguyên liệu tốt mà còn là thể hiện sự tinh tế trong nghệ thuật pha trà, sự kết hợp hài hòa giữa trà và Đạo.

- Có 3 yếu tố để tạo nên một chén trà Oolong ngon, chất lượng.

Nước pha trà: Các loại nước đặt biệc mà các trà nhân ngày xưa hay sử dụng để pha trà như nước sương đọng trên lá sen, nước suối thượng nguồn. Nhưng ngày nay rất khó để tìm các nguồn nước này. Nếu ở vùng nông thôn bạn có thể sử dụng nước mưa, nước giếng trong để pha trà. Còn nếu ở thành phố thì nên dùng nước suối đóng chai hoặc nước lọc tinh khiết. Do nguồn nước sinh hoạt hiện nay có chứa hàm lượng kim loại nặng hay các vi lượng trong nước máy sẽ làm mất hương vị trà. Nhiệt độ nước: Nước phải sôi ở 92 - 96 độ C, nếu dùng bình thủy tinh và nước không đủ nhiệt độ khi pha trà sẽ không bộc lộ đủ hương vị.

Thời gian hãm trà: Thời gian hãm trà 1 lần khoảng 30 - 40s (dưới 1 phút). Trà Oolong có thể pha 4 - 6 lần đối với người thích uống đậm, còn người thích uống nhạt có thể pha từ 7 - 8 lần.

Không gian thưởng trà: không gian thưởng trà có không khí trong lành, mát mẻ, cây xanh sẽ rất lý tưởng trong việc thưởng thức trà.

2.4.2.2. Các bƣớc cơ bản để pha một ấm trà Oolong

- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ pha trà

Trà Oolong ngon loại 1 phải đạt được hình dạng như: mịn, có màu xanh, viên trà được vo tròn đều, ít trơ cọng, không có hoặc rất ít vụn.

Dụng cụ pha trà: Chén uống trà, ấm nấu nước (ấm nhỏ sẽ giúp bạn pha chế, dễ pha nhiều lần nước kiểm soát nhiệt độ nhưng ấm cũng phải đủ kích thước để búp trà nở ra được).

- Bước 2: Làm nóng dụng cụ pha

Dùng nước sôi tráng hết toàn bộ dụng cụ để vệ sinh và giúp khi pha ấm giữ được nhiệt, làm cho trà ô long mau chín và giữ hương tốt hơn.

- Bước 3: Đong trà

Cho trà vào ấm, xúc trà bằng tre hoặc gỗ, không nên dùng tay hoặc muỗng kim loại. Lượng trà trung bình cho 150ml nước là 3gr trà.

- Bước 4: Đánh thức trà

Để đánh thức các sợi trà, bỏ đi các bụi bẩn bám vào trà giúp trà pha được dậy hương và ngon hơn cần đổ nước xấp mặt trà, xoay đều ấm 10s và đổ nước đi.

- Bước 5: Hãm trà

Sau khi tráng trà xong, bắt đầu hãm trà bằng cách châm nước sôi ở nhiệt độ 92 – 960C. Rót vào cho đầy ấm và đậy nắp lại (nên châm nhiều để khi đậy nắp vào, nước trà lại che kín phần mép của nắp ấm giúp cho trà không bị mất hương và mau ra trà). Hãm trà trong vòng 40-45s cho lần pha đầu tiền, nước này chủ yếu để thưởng thức mùi hương của trà, điều chỉnh thời gian trà tăng lên cho những lần pha nước tiếp theo.

2.4.3. Đặc trƣng các sản phẩm tại Công ty Cao Sơn Trà Nghiệp

- Bên cạnh những gói trà được đóng gói tiện lợi và đẹp mắt thì tại Cao Sơn Trà Nghiệp còn có những hộp trà được thiết kế sang trọng, phù hợp để là quà tặng.

- Loại trà chủ lực ở Cao Sơn Trà Nghiệp là các loại trà Oolong:

Hình 2.25 Trà Oolong Kim Tuyên Hình 2.24 Trà Oolong tứ quý

Hình 2.27 Trà Oolong Thuý Ngọc Hình 2.26 Một số sản phẩm trà khác

- Đặc trưng của một số loại trà

Trà Oolong Kim Tuyên (trà Oolong sữa): được chế biến từ búp trà 1 tôm 3 lá. Viên trà to, màu xanh đen bóng, kích cỡ đồng nhất. Nước trà vàng ánh xanh, vị chát nhẹ, dịu ngọt hậu vị, thơm thoảng mùi sữa.

Trà Oolong Gaba (trà Thượng Diệp Long): được chế biến từ búp trà Oolong tinh khiết. Viên trà thon dài, màu xanh đậm, kích cỡ đồng đều. Nước trà có màu hổ phách, vị thanh mát, có mùi mật ong.

2.5. Quy trình sản xuất các sản phẩm Đông Trùng Hạ Thảo tại Công ty Dalat NewFarm NewFarm

2.5.1. Giới thiệu về Công ty Dalat NewFarm

- Tên công ty: Công ty Song Bill thương hiệu Dalat Newfarm.

- Địa chỉ trụ sở chính: 67 Hoàng Hoa Thám, Phường 10, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.

- Tên thương hiệu: Dalat newfarm .

- Ngày thành lập: 30/9/2014.

- Chúng tôi chuyên nuôi trồng, sản xuất và phân phối Đông Trùng Hạ Thảo với thương hiệu Dalat Newfarm nhằm phục vụ nhu cầu chăm sóc về sức khỏe cũng như sắc đẹp của người tiêu dùng.

- Các lĩnh vực kinh doanh

Nhân giống và phân phối phôi Đông Trùng Hạ Thảo

Sản xuất và kinh doanh các loại Đông Trùng Hạ Thảo: Tươi, khô, bột, rượu, Đông Trùng Hạ Thảo mật ong.

a b

c d

Hình 2.28 Các dạng sản phẩm Đông Trùng Hạ Thảo a) Khô; b) Mật ong; c) Bột; d) Tươi Thảo a) Khô; b) Mật ong; c) Bột; d) Tươi

2.5.2. Giới thiệu về Đông Trùng Hạ Thảo2.5.2.1. Tổng quan 2.5.2.1. Tổng quan

- Đông Trùng Hạ Thảo là đông dược mang trong mình lai lịch của 2 thế giới: Động vật và thực vật. Vị thuốc đặc biệt quý hiếm này là sự kết hợp của sâu non và loại nấm Cordyceps. Mùa đông, nấm Cordyceps sẽ thâm nhập và ký sinh trong cơ thể ấu trùng sâu non đồng thời hút hết chất dinh dưỡng khiến sâu chết. Đến mùa hè nấm phát triển

Một phần của tài liệu BÁO cáo rèn NGHỀ 2 công ty TNHH atlantic việt nam (acom), công ty TNHH SX TM nông sản phong thuý (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w