Các biến số nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nhận xét lâm sàng và các bất thường trên điện sinh lý thần kinh ở bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện lão khoa trung ương (Trang 28 - 30)

- Tăng thể tích: suy tim xung huyết, phù, béo phì, mang thai

2.3.3. Các biến số nghiên cứu

2.3.3.1. Lâm sàng:

+ Tính chất khởi phát bệnh: đột ngột, cấp tính, từ từ.

+ Các kiểu khởi phát: Đau, dị cảm hay tê cứng ở bàn tay và cỏc ngún thuộc chi phối của dây thần kinh giữa (ngón II, III và ẵ của ngón IV).

+ Các triệu chứng cơ năng: Bệnh nhân thường đau, dị cảm, tê cứng ở ba ngón rưỡi do thần kinh giữa chi phối, nhưng cũng cú lỳc tờ cả bàn tay. Chứng tê này thường xuất hiện về đêm, có thể đánh thức bệnh nhân dậy và giảm đi khi nâng cao hoặc vẫy cổ tay như vẫy nhiệt kế. Đau và tê tay có thể lan lên cẳng tay, khuỷu hoặc vai. Trong ngày, khi phải vận động cổ tay, ngón tay nhiều như lái xe mỏy, xỏch giỏ đi chợ, làm việc bàn giấy… thỡ tờ xuất hiện lại. Lúc đầu tờ cú cơn và tự hết mà không cần điều trị. Sau đó cơn tê ngày càng kéo dài. Có những bệnh nhân bị tê rần suốt cả ngày. Sau một thời gian tê, người bệnh có thể đột nhiên bớt tê nhưng bắt đầu thấy việc cầm nắm yếu dần hoặc bị run tay, viết khó, dễ làm rớt đồ vật.

+ Các triệu chứng thực thể: dấu hiệu Tinel và nghiệm pháp Phalen dương tính, giảm hoặc mất cảm giác châm chích vùng da do thần kinh giữa chi phối. Những triệu chứng như teo cơ mụ cỏi, cử động đối ngón yếu, cầm nắm yếu là những dấu hiệu muộn đó cú tổn thương thần kinh.

2.3.3.2. Điện sinh lý thần kinh:

Làm điện sinh lý thần kinh khảo sát sự thay đổi của các thông số về thời gian tiềm tàng, tụ́c đụ̣ dõ̃n truyờ̀n vận động và cảm giác của thần kinh giữa trong chẩn đoán Hội chứng ống cổ tay.

- Kỹ thuật ghi thời gian tiềm tàng vận động ngoại vi (distal motor latency: DML): điện cực kích thích đặt trờn thõn dây thần kinh giữa ở cổ tay, gần sát nếp gấp cổ tay. Ghi đáp ứng vận động ở khối cơ ụ mụ cái với cặp điện cực ghi. Thời gian tiềm tàng vận động ngoại vi là khoảng thời gian tính từ lúc bắt đầu có kích thích điện vào dây thần kinh cho tới lúc bắt đầu có đáp ứng co cơ (hình vẽ).

Thời gian tiềm tàng vận động ngoại vi của dây thần kinh giữa: kích thích dây thần kinh giữa ở khu vực cổ tay bằng cặp điện cực bề mặt. Ghi bằng cặp điện cực ghi kiểu bụng - gân. Ta có đường ghi đáp ứng co cơ tương ứng với dây thần kinh, L là thời gian tiềm tàng vận động ngoại vi (DML) của dây thần kinh, đơn vị tính bằng ms.

- Kỹ thuật ghi đáp ứng cảm giác: có hai phương pháp: bằng phương pháp thuọ̃n chiờ̀u (orthodromic) ta kích thích điện vào nhánh riêng ngón tay của dây thần kinh giữa (ngón trỏ), trong khi đặt điện cực ghi cảm giác ở trên dây thần kinh giữa ở cổ tay. Như vậy xung động điện đi cùng chiều với xung cảm giác bình thường. Bằng phương pháp ngược chiều (antidromic) ta kích thích dây thần kinh giữa ở cổ tay và ghi điện thế cảm giác bằng điện cực hình nhẫn bao quanh ngón 4 (chung cho cả dây trụ và giữa). Như vậy xung điện đi ngược chiều với xung cảm giác bình thường. Thời gian tiềm tàng cảm giác (sensory latency) là thời gian tính từ lúc kích thích tới lúc ghi được điện thế cảm giác. Trên thực tế chúng tôi lựa chọn phương pháp ghi ngược chiều.

Các biến số định lượng được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn.

- Bảng chỉ số điện sinh lý thần kinh thần kinh giữa vận động:

Chỉ số Người khỏe mạnh

Thời gian tiềm tàng ngoại vi (miligiõy) 3,20 ± 0,59 Tốc độ dõ̃n truyờ̀n ngọn chi (m/s) 57,81 ± 5,85

- Bảng chỉ số điện sinh lý thần kinh thần kinh giữa cảm giác:

Chỉ số Người khỏe mạnh

Thời gian tiềm tàng ngoại vi (miligiõy) 3,46 ± 0,48 Tốc độ dõ̃n truyờ̀n ngọn chi (m/s) 56,88 ± 5,89

Một phần của tài liệu Nhận xét lâm sàng và các bất thường trên điện sinh lý thần kinh ở bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện lão khoa trung ương (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w