Phương pháp nuôi cấy phân lập và xác định vi khuẩn Hib từ bệnh phẩm máu

Một phần của tài liệu Vai trò gây bệnh viêm màng não mủ cho trẻ dưới 5 tuổi của haemophilus influenzae typ b và các phương pháp chẩn đoán phòng xét nghiệm (Trang 26 - 28)

phẩm máu

Trong chẩn đoán VMNM, ngoài bệnh phẩm dịch não tủy thường được sử dụng trong chẩn đoán thì bệnh phẩm máu cũng được sử dụng với tỷ lệ dương tính khá cao [6], [15].

Nhiễm trùng có thể truyền từ bệnh nhân sang nhân viên y tế và ngược lại trong quá trình lấy máu. Trong đú, các yếu tố virus được xem là mối nguy hiểm nhất, cụ thể là các virus gây viêm gan và HIV. Vì vậy, quá trình lấy máu phải đảm bảo các nguyên tắc vô khuẩn.

2.1.2.1. Quy trình cấy máu gồm các bước như sau: [15]

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, bao gồm: găng tay, bơm kim tiêm vô khuẩn, dây garo, gạc vuụng, bụng vờ trũn vô khuẩn, băng vết thương nhỏ, môi trường cấy máu và dung dịch sát khuẩn (cồn iod hoặc povidone-iodine, có thể dùng cồn 70o). Kích thước của kim phụ thuộc vào vị trí lấy bệnh phẩm

và kích thước của tĩnh mạch. Kim cỡ 23, tức là dài 20 – 25mm hoặc kim bướm thường được dùng cho trẻ em.

- Chọn một cánh tay và buộc dây garo phía trên vị trí cần lấy máu để ngăn dòng chảy của máu tĩnh mạch. Tĩnh mạch lớn ở cẳng tay là loại tĩnh mạch nổi thường được lựa chọn.

- Rửa sạch vùng da định lấy máu bằng cồn 70o và sau đó sát khuẩn bằng cồn iod hoặc povidone-iodine. Để khô. Nếu cần phải bắt tĩnh mạch lại thì phải sát trùng nơi lấy bệnh phẩm một lần nữa.

- Sau khi sát trùng da và để khô, chọc kim vào trong tĩnh mạch với mặt nghiêng của mũi kim ngửa lên trên. Khi kim đã vào tĩnh mạch, hút máu bằng cách rút từ từ pittong, đều đặn.

Chú ý: không để cho không khí lọt được vào trong tĩnh mạch.

- Sau khi hút đủ lượng máu cần thiết (1-2 ml để cấy vào 20ml môi trường canh thang dinh dưỡng), tháo bỏ dây garo và đặt một viên bụng tròn vô khuẩn đã tẩm cồn lên phía trên mũi kim. Rút bơm kim tiêm ra và đặt cố định viờn bụng trũn chắc ở vị trí lấy máu cho đến khi không còn chảy máu nữa.

- Bơm máu vào môi trường dùng để cấy máu theo nguyên tắc vô trùng (thông thường nên sử dụng chai cấy máu có môi trường pha chế sẵn của Hãng Becton – Dickinson) [6].

- Đặt một băng nhỏ lên vết thương. Ngay lập tức vận chuyển bình cấy máu về phòng xét nghiệm vi sinh. Bình cấy máu có thể được giữ ở nhiệt độ phòng (20o – 25oC) khoảng 4-6 giờ trước khi ủ ấm ở 35o – 37oC, thông khí với khí trường 5 – 10% CO2.

Chú ý: Bình cấy máu không được giữ trong tủ lạnh. Ủ ấm trong quá trình vật chuyển có thể sử dụng nhiệt độ 25o – 35oC.

- Trong một số trường hợp cần lấy máu để thực hiện phương pháp chẩn đoán khỏc, nờn lấy vào các ống nghiệm chân không vô trùng.

2.1.2.2. Theo dõi và chẩn đoán bình cấy máu [15]

Bình cấy máu được kiểm tra sau 14 – 17 giờ ủ trong tủ ấm và sau đó là theo dõi hàng ngày cho hết 7 ngày. Bất cứ có xuất hiện đục hay tan máu trong môi trường đều có thể cho thấy là cấy máu (+), do đó lập tức lắc đều bình cấy máu và cấy chuyển sang đĩa thạch chocolate.

Quá trình cấy chuyển có thể thực hiện như sau:

- Sát khuẩn nút cao su của chai cấy máu bằng cồn 70o và povidone- iodine.

- Hút 0,5 ml từ môi trường cấy máu bằng bơm kim tiêm vô trùng và nhỏ lờn gúc (gần rìa đĩa Petri) đĩa môi trường chocolate. Sử dụng que cấy vô trùng ria cấy theo phương pháp phân vùng. Ủ đĩa thạch ở 37oC với khí trường 5% CO2 khoảng 18-24 giờ. Nếu trên đĩa thạch co khuẩn lạc Hib mọc, tiến hành xác định Hib và typ sinh học (như phần 2.1.1.4)

Một phần của tài liệu Vai trò gây bệnh viêm màng não mủ cho trẻ dưới 5 tuổi của haemophilus influenzae typ b và các phương pháp chẩn đoán phòng xét nghiệm (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w