Đất vùng Tân Cương được cho là có chứa nguyên tố vi lượng với tỷ lệ phù hợp thuộc quyền đặc hữu của cây chè, được hình thành chủ yếu trên nền Feralitic macma axits hoặc phù sa cổ, đá cát, có độ PH phổ biến từ 5,5 đến dưới 7,0 thuộc loại đất hơi bị chua – điều kiện đất đai thổ nhưỡng là yếu tố quyết định đến vị ngọt dịu của chè Tân Cương thái nguyên.
Với thổ nhưỡng phù hợp, khí hậu đặc thù, người dân giàu kinh nghiệm trồng và chế biến đã tạo nên thương hiệu chè Thái Nguyên, đặc biệt là vùng chè đặc sản Tân Cương (TP Thái Nguyên) hay còn gọi là chè Thái, khi pha nước xanh, hương vị đặc trưng, đậm, ngọt hậu, được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến.
Thừa hưởng thương hiệu nổi tiếng, báu vật vô giá: Năm 1935, cụ đội Năm đã mang chè đi thi tại Đấu Xảo (Hà Nội – Đấu Xảo là khu triển lãm – hội chợ trên phố Trần Hưng Đạo, nay là cung văn hóa Hữu Nghị Hà Nội) và đoạt giải nhất , được một số thương gia Ấn Độ nhập hàng chục tấn chè Tân Cương. Từ đó đến nay, Người dân nơi đây suy tôn cụ là Ông Tổ làng chè Tân Cương. Từ đó cây chè được bà con chọn làm loại cây trồng chủ lực thu về lợi nhuận cao. Và cách hái chè 1 tôm 2 lá chính là cách hái đầu tiên được người dân áp dụng và cánh chè sau khi chế biến thì thấy có hình dạng cong như móc câu cá nên cái tên đầu tiên chè móc câu ra đời, gắn liền là chè móc câu Tân Cương nói riêng hay chè móc câu Thái Nguyên nói chung. Cho đến tận bây giờ thì cái tên chè móc câu vẫn như là 1 thương hiệu khi nhắc đến chè Thái nguyên.
Từ khi tỉnh Thái Nguyên tổ chức Festival chè lần thứ nhất và vùng đặc sản chè Tân Cương được trao chứng nhận chỉ dẫn địa lý năm 2011 thì chè Thái
Nguyên càng được sử dụng rộng rãi, góp phần thúc đẩy quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất phát triển nhằm nâng cao sản xuất, chất lượng chè. Do đặc điểm riêng có của vùng chè Tân Cương nên đến nay HTX sản xuất, kinh doanh chè đang hoạt động hiệu quả ở Thái Nguyên. Các thành viên HTX đều liên kết tham gia vào chuỗi giá trị thông qua mối liên kết giữa HTX với các hộ thành viên sản xuất. Toàn bộ quá trình sản xuất chế biến chè từ các khâu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật thu hái sản phẩm, đều được sự hướng dẫn tận tình của HTX. Sau đó, HTX thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cho thành viên theo 1 quy trình khép kín. Do đó chè Tân Cương có giá bán cao hơn hẳn chè nơi khác trên địa bàn của tỉnh và khu vực.
Từ khi thành lập sản phẩm của HTX Tâm Trà Thái đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của rất nhiều các cơ quan tổ chức. Sản phẩm của HTX đã được cấp chứng nhận sử dụng địa lý “tân Cương”, gắn chuỗi sản phẩm, chứng nhận VSAT thực phẩm, Vietgap, mã Qcost, mã vạch Từ đó sản phẩm của HTX ngày càng có giá trị từ lúc chỉ làm ra sản phẩm bán 300.000đồng/ kg. Hiện tại một số sản phẩm của HTX có giá bán từ 350.000/kg.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Sản xuất kinh doanh chè tại hợp tác xã Tâm Trà Thái, xã Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
3.1.2.1. Phạm vi về không gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành thực hiện nghiên cứu trên phạm vi của HTX Tâm Trà Thái, xã Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên.
3.1.2.2. Phạm vi về thời gian nghiên cứu
Thời gian thu thập số liệu: Các số liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2018-2020
Thời gian thực hiện đề tài từ: 10/01/2021-25/05/2021
3.2. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá thực trạng sản xuất tại HTX chè Tâm Trà Thái, xã Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên.
Phân tích thuận lợi và khó khăn của HTX chè Tâm Trà Thái, xã Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên.
Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của HTX chè Tâm Trà Thái, xã Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin
3.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Tham khảo các tài liệu sách, báo, internet, các chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất chè.
Chọn lọc, kế thừa các báo cáo, tài liệu, tư liệu của các cơ quan chuyên môn thuộc xã Tân Cương như: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của HTX Tân Trà Thái, xã Tân Cương, tỉnh Thái Nguyên qua 3 năm 2017, 2018, 2019.
3.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Điều tra chọn mẫu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp giám đốc HTX và một số thành viên theo bảng hỏi đã có sẵn.
Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp và nghe kinh nghiệm của các hộ trồng cây lâu năm.
3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thứ cấp thu thập được được sẽ được sàng lọc, lựa chọn và sắp xếp theo thứ tự nội dung để tạo sự liên kết hợp lý. Còn các số liệu sơ cấp điều tra được xử lý, tinh chế thành số liệu tinh, được sắp xếp và lựa chọn theo nội dung.
Số liệu từ phiếu điều tra các hộ sản xuất chè được tổng hợp theo các nội dung của phiếu điều tra.
Số liệu được chọn lọc và xử lý chủ yếu bằng phần mềm Microsoft Excel và Microsoft word dùng để soạn thảo văn bản, vẽ biểu bảng và tính toán.
Phương pháp phân tích SWOT: Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất và tiêu thụ chè.
3.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu
Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu. Sau đó tiến hành tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu trên Excel.
Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Sử dụng phương pháp này để tổng hợp các số liệu thu thập được sau đó xử lý, biểu diễn số liệu trên các bản biểu, phân tích đánh giá tình hình thực tiễn.
Phương pháp thống kê mô tả: Các thông tin, số liệu được mô tả, liên kết rõ ràng theo các phương pháp thống kê.
Phương pháp phân tích so sánh: Số liệu phân tích được so sách qua các năm, các chỉ tiêu để thấy được những thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Số liệu từ phiếu điều tra các HTX sản xuất chè được tổng hợp theo các nội dung của phiếu điều tra.
3.6. Hệ thống các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu
3.6.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của HTX
Diện tích sản xuất Chi phí sản xuất.
Năng suất và sản lượng sản phẩm thu hoạch. Thị trường tiêu thụ
Cơ cấu sản phẩm chè.
3.6.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế
- Giá trị sản xuất (GO):
GO = QiPi
Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm i. Pi là đơn giá sản phẩm i.
- GO đối với cây chè đó là toàn bộ doanh thu bán sản phẩm từ lá chè, búp chè. Q là số lượng sản phẩm, P là giá cả tiêu thụ.
- Chi phí trung gian (IC): IC = Cj
Cj là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sản phẩm j.
- IC đối với cây chè đó là toàn bộ chi phí về giống, chi phí vật tư: đạm, lân, kali, phân chuồng, thuốc trừ sâu, vôi bột và các chi phí khác như điện, nước...
- Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm dịch vụ tạo ra trong một năm sau khi đã trừ đi chi phí trung gian.
- Tổng chi phí sản xuất (TC):
- Chi phí biến đổi (VC): là những khoản chi phí thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của sản phẩm. VC đối với cây chè đó là các chi phí vật tư mà người nông dân sử dụng.
3.6.3. Giá trị sử dụng trong tính toán
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lí
Xã Tân Cương nằm ở phía tây nam thành phố Thái Nguyên, có vị trí địa lý: Phía đông giáp xã Thịnh Đức. Phía tây giáp thị xã Phổ Yên. Phía nam giáp thành phố Sông Công. Phía bắc giáp xã Phúc Trìu.
Hình 4.1: hình ảnh bản đồ xã Tân Cương chiếu từ vệ tinh
(Nguồn: Internet)
Xã tân Cương trực thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố 12km về phía Tây, có tọa độ 21°29’00” – 21°31’00” vĩ độ Bắc. 105°44’00” - 105°46’00” kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 15km².
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Tân Cương Thái Nguyên nằm ở phía Đông của Dãy núi Tam Đảo , ngoại thành phía tây thành phố thái nguyên là vùng trung du bán sơn địa xen kẽ có
nhiều thung lũng hẹp và bằng phẳng có sông Công chảy qua tưới mát cho cả một vùng chè tân cương thái nguyên. Không khí nơi đây trong lành mát mẻ rất phù hợp với sự phát triển của cây chè.
4.1.1.3. Đất đai
Về đất đai, đất ở Tân Cương được cho là có chứa những nguyên tố vi lượng với tỷ lệ phù hợp thuộc quyền đặc hữu của cây chè, được hình thành chủ yếu trên nền Feralitic, macma axít hoặc phù sa cổ, đá cát; có độ pH phổ biến từ 5,5 đến dưới 7,0, thuộc loại đất hơi bị chua.
4.1.1.4. Khí hậu
Khí hậu tại vùng này là vùng tiểu khí hậu phía đông dãy núi Tam Đảo cao trên dưới 1000m so với mực nước biển được cho là điều kiện lý tưởng để sản phẩm chè của vùng được hoàn thiện. Các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến yếu tố bức xạ nhiệt tại khu vực, tổng bức xạ nhiệt là 122,4 kalo/cm2/năm, trong đó bức xạ hữu hiệu là 61,2k/cm2/năm đều thấp hơn so với vùng trà khác, đây chính là yếu tố quuyết định đến hương vị cốm non đặc trưng của chè Thái Nguyên.
4.1.1.5. Thủy văn
Độ ẩm không khí trung bình năm 81,2%, số giờ nắng trung bình năm 1.187 giờ. Lượng mưa trên địa bàn tỉnh trung bình năm khoảng 2.000 - 2.500 mm, phân bố không đều, tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm tới 90% lượng mưa cả năm.
4.1.1.6. Các nguồn tài nguyên khác
Nguồn nước mặt của tỉnh Thái Nguyên chủ yếu do hệ thống sông ngòi cung cấp: Có 3 con sông lớn chảy qua là sông Cầu, sông Công và sông Rong, ngoài ra, còn có nhiều sông nhỏ khác thuộc hệ thống sông Kỳ Cùng và hệ thống sông Lô. Sông Cầu có lưu vực khoảng 3.480 km2, chiều dài chảy qua Thái Nguyên khoảng 110 km, lượng nước bình quân 2,28 tỷ m3/năm; sông Công có
lưu vực 951 km2, dòng sông đã được ngăn lại thành Hồ Núi Cốc, rộng 25 km2, chứa khoảng 175 triệu m3 nước, điều hòa dòng chảy, tưới cho 12.000 ha lúa 2 vụ, cây màu, cây công nghiệp, cả tỉnh có 395 hồ chứa nước lớn, nhỏ phục vụ sản xuất, sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản.
Xã Tân Cương gần hồ Núi Cốc, có sông Công chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam nên rất thuận lợi cho nguồn cung cấp nước tưới tiêu.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội có tác động đến sản xuất nông nghiệp của hợp tác xã. hợp tác xã.
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế của HTX
Thừa hưởng cái tinh tuý của nghề trong gia đình có nghề truyền thống làm chè từ nhiều đời nay, chị Hoàng Thị Tân, Giám đốc HTX Tâm Trà Thái đã dành thời gian nghiên cứu và chọn cho mình được một lối đi riêng. Tình yêu đối với cây chè quê hương đã thôi thúc chị, tập hợp những người con của đất trà trong vùng, thành lập HTX Tâm Trà Thái với diện tích chè trên 18ha. Mỗi chủ hộ trồng chè tham gia với rất nhiều vai trò vừa là nông dân khi chăm sóc chè, là công nhân khi chế biến và trở thành thương nhân khi bán hàng.
Vùng chè đặc sản Tân Cương thuộc xã Tân Cương – tp Thái Nguyên nằm cách trung tâm tp Thái Nguyên khoảng 10 Km về hướng Tây Nam, là một trong những vùng cung cấp những loại chè ngon nổi tiếng, với diện tích đất trồng chè lớn. Nơi đây còn có cảnh quan tươi đẹp, núi sông thơ mộng. Đồi chè Tân Cương là một khu vực đồi bát úp nhấp nhô, đất đai màu mỡ, môi trường sinh thái trong lành mát mẻ. Thiên nhiên ưu đãi đã ban tặng cho vùng đất này linh khí, hồn cốt, làm nên thứ chè đặc sản mà ai đã từng thưởng thức thì khó có thể nào quên. Chè Tân cương có hương thơm tự nhiên dịu nhẹ vị chát nhẹ, mầu nước vàng sáng, khi uống có vị hậu ngọt lắng sâu trong vị giác người thưởng thức, làm mê mẩn những ai yêu thích nghệ thuật thưởng trà ... Cho đến nay sản phẩm chè Tân Cương đã được xuất đi nhiều nước: Pháp, Mỹ, Nhật Bản, trung Quốc...
Hiện nay toàn xã có trên 200 hộ làm chè và kinh doanh chè, từ cây chè nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Để quảng bá thương hiệu chè Tân Cương, lưu giữ bản sắc văn hóa trà gần đây lễ hội văn hóa trà tại Thành phố Thái Nguyên đã được khôi phục với định kỳ 2 năm tổ chức một lần...
Đặc biệt để giữ vững và phát triển thương hiệu” Đệ Nhất danh trà” thành phố Thái Nguyên đã xây dựng riêng một đề án phát triển đặc sản với các giải cơ cấu giống chè, 100% diện tích chè, sản phẩm chè áp dụng đúng quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn vietgap, xây dựng vùng chè đặc sản Tân Cương thành vùng chè sinh thái gắn với cảnh quan thiên nhiên Hồ Núi Cốc.
Hiện có nhiều giống chè cành như Phúc Văn Tiên, Bát Tiên ... nếu trồng mới sẽ cho năng suất cao. Nhưng Tâm Trà Thái vẫn giữ giống chè cổ lâu đời được trồng bằng hạt, không phải bằng cây con, thu hái khi cây có tuổi đời ít nhất từ 5 năm trở lên và được các hộ gia đình chăm sóc đặc biệt và được sao hoàn toàn bằng phương pháp thủ công truyền thống.
Sản phẩm của Tâm Trà Thái hiện bao gồm trà đinh, trà nõn, trà xanh Tân Cương, trà ướp sen tươi, trà xanh cánh hạc … Trong đó trà Đinh là loại đặc biệt “vương giả xứ trà”, là sản phẩm trà thượng hạng nhất trong các loại trà. Các sản phẩm thường có chất lượng vượt trội và được bán với giá rất cao. Hiện tại, bình quân mỗi tháng, HTX đưa ra thị trường 5-8kg trà Đinh với giá 2-3 triệu đồng/1kg; 10-15kg trà nõn với giá 800.000-1.5 triệu đồng/kg.
Sự khác biệt đến từ quy trình sản xuất chè an toàn, sản phẩm của Tâm Trà Thái được được sản xuất và chế biến theo một quy trình khép kín. Từ gieo trồng, chăm sóc, thu hái đến chế biến, quy trình chặt chẽ theo từng công đoạn như chọn vùng nguyên liệu, chọn giống, cách trồng, chăm sóc, thu hái, sao sấy chè, bảo quản đều công phu và tỉ mỉ, sản xuất ra sản phẩm có nét độc đáo riêng.
Bảng 4.1: Danh sách các sản phẩm của HTX Tâm Trà Thái STT Tên sản phẩm DVT (gram/gói) Giá bán/sản phẩm 1 Chè nõn đặc biệt Kg 650.000 2 Tôm nõn Kg 500.000 3 Chè đặc sản Kg 350.000 4 Chè móc câu Kg 250.000
5 Nhất đinh trà loại đặc biệt thu hái
từ câu trà trung du cổ Kg
3.000.000
6 Nhất đinh trà loại 1 Kg 2.500.000
7 Nhất đinh trà loại 2 Kg 2.000.000
8 Nhất đinh trà loại 3 kg 1.500.000
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Đầu tư phát triển trong ngành chè thường có thời gian thu hồi vốn đầu tư dài hơn các ngành khác, bởi cây chè là cây công nghiệp dài ngày, chu trình sinh