Thực trạng phát triển kinh tế của HTX

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất, kinh doanh chè của hợp tác xã Tâm Trà Thái, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 35 - 37)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế của HTX

Thừa hưởng cái tinh tuý của nghề trong gia đình có nghề truyền thống làm chè từ nhiều đời nay, chị Hoàng Thị Tân, Giám đốc HTX Tâm Trà Thái đã dành thời gian nghiên cứu và chọn cho mình được một lối đi riêng. Tình yêu đối với cây chè quê hương đã thôi thúc chị, tập hợp những người con của đất trà trong vùng, thành lập HTX Tâm Trà Thái với diện tích chè trên 18ha. Mỗi chủ hộ trồng chè tham gia với rất nhiều vai trò vừa là nông dân khi chăm sóc chè, là công nhân khi chế biến và trở thành thương nhân khi bán hàng.

Vùng chè đặc sản Tân Cương thuộc xã Tân Cương – tp Thái Nguyên nằm cách trung tâm tp Thái Nguyên khoảng 10 Km về hướng Tây Nam, là một trong những vùng cung cấp những loại chè ngon nổi tiếng, với diện tích đất trồng chè lớn. Nơi đây còn có cảnh quan tươi đẹp, núi sông thơ mộng. Đồi chè Tân Cương là một khu vực đồi bát úp nhấp nhô, đất đai màu mỡ, môi trường sinh thái trong lành mát mẻ. Thiên nhiên ưu đãi đã ban tặng cho vùng đất này linh khí, hồn cốt, làm nên thứ chè đặc sản mà ai đã từng thưởng thức thì khó có thể nào quên. Chè Tân cương có hương thơm tự nhiên dịu nhẹ vị chát nhẹ, mầu nước vàng sáng, khi uống có vị hậu ngọt lắng sâu trong vị giác người thưởng thức, làm mê mẩn những ai yêu thích nghệ thuật thưởng trà ... Cho đến nay sản phẩm chè Tân Cương đã được xuất đi nhiều nước: Pháp, Mỹ, Nhật Bản, trung Quốc...

Hiện nay toàn xã có trên 200 hộ làm chè và kinh doanh chè, từ cây chè nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Để quảng bá thương hiệu chè Tân Cương, lưu giữ bản sắc văn hóa trà gần đây lễ hội văn hóa trà tại Thành phố Thái Nguyên đã được khôi phục với định kỳ 2 năm tổ chức một lần...

Đặc biệt để giữ vững và phát triển thương hiệu” Đệ Nhất danh trà” thành phố Thái Nguyên đã xây dựng riêng một đề án phát triển đặc sản với các giải cơ cấu giống chè, 100% diện tích chè, sản phẩm chè áp dụng đúng quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn vietgap, xây dựng vùng chè đặc sản Tân Cương thành vùng chè sinh thái gắn với cảnh quan thiên nhiên Hồ Núi Cốc.

Hiện có nhiều giống chè cành như Phúc Văn Tiên, Bát Tiên ... nếu trồng mới sẽ cho năng suất cao. Nhưng Tâm Trà Thái vẫn giữ giống chè cổ lâu đời được trồng bằng hạt, không phải bằng cây con, thu hái khi cây có tuổi đời ít nhất từ 5 năm trở lên và được các hộ gia đình chăm sóc đặc biệt và được sao hoàn toàn bằng phương pháp thủ công truyền thống.

Sản phẩm của Tâm Trà Thái hiện bao gồm trà đinh, trà nõn, trà xanh Tân Cương, trà ướp sen tươi, trà xanh cánh hạc … Trong đó trà Đinh là loại đặc biệt “vương giả xứ trà”, là sản phẩm trà thượng hạng nhất trong các loại trà. Các sản phẩm thường có chất lượng vượt trội và được bán với giá rất cao. Hiện tại, bình quân mỗi tháng, HTX đưa ra thị trường 5-8kg trà Đinh với giá 2-3 triệu đồng/1kg; 10-15kg trà nõn với giá 800.000-1.5 triệu đồng/kg.

Sự khác biệt đến từ quy trình sản xuất chè an toàn, sản phẩm của Tâm Trà Thái được được sản xuất và chế biến theo một quy trình khép kín. Từ gieo trồng, chăm sóc, thu hái đến chế biến, quy trình chặt chẽ theo từng công đoạn như chọn vùng nguyên liệu, chọn giống, cách trồng, chăm sóc, thu hái, sao sấy chè, bảo quản đều công phu và tỉ mỉ, sản xuất ra sản phẩm có nét độc đáo riêng.

Bảng 4.1: Danh sách các sản phẩm của HTX Tâm Trà Thái STT Tên sản phẩm DVT (gram/gói) Giá bán/sản phẩm 1 Chè nõn đặc biệt Kg 650.000 2 Tôm nõn Kg 500.000 3 Chè đặc sản Kg 350.000 4 Chè móc câu Kg 250.000

5 Nhất đinh trà loại đặc biệt thu hái

từ câu trà trung du cổ Kg

3.000.000

6 Nhất đinh trà loại 1 Kg 2.500.000

7 Nhất đinh trà loại 2 Kg 2.000.000

8 Nhất đinh trà loại 3 kg 1.500.000

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Đầu tư phát triển trong ngành chè thường có thời gian thu hồi vốn đầu tư dài hơn các ngành khác, bởi cây chè là cây công nghiệp dài ngày, chu trình sinh trưởng khá chu kỳ hoạt động kinh tế kéo dài. Thông thường phải đầu tư cho cây chè phải trải qua các giai đoạn phát triển sinh học, nên từ khi trồng đến khi được thu hái phải lâu nên mất thời gian 3 năm, thời gian kinh doanh có thể từ 30-50 năm. Cho nên vốn đầu tư phải phân bổ trong thời gian kéo dài và theo thời vụ của cây chè. Thêm vào đó là hiệu quả thu hoạch cây chè trong những năm đầu thấp, hiệu quả được tăng dần trong thời gian sau. Do đó, thời gian để hoàn đủ vốn đầu tư xây dựng cơ bản là khá lâu nên việc huy động nguồn vốn đầu tư phát triển bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất, kinh doanh chè của hợp tác xã Tâm Trà Thái, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)