Thực trạng HĐTNcủa H Sở các trườngTHCS trênđịa bàn thành phố LàoCa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai (Trang 53)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng HĐTNcủa H Sở các trườngTHCS trênđịa bàn thành phố LàoCa

2.3.1. Thc trng nhn thức ca CBQL, GV, HS các trường THCS thành ph Lào Cai, tnh lào Cai vý nghĩa, tầm quan trng của HĐTN đối vi s phát triển nhân cách ca hc sinh

* Thc trng nhn thức ca CBQL, GV:

Để tìm hiểu về ý nghĩa, tần quan tọng của HĐTN đối với sự phát triển nhân cách của HS, tác giả tiến hành khảo sát 105 CBGV trong ở 5 trườngTHCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai và kết quả thu được như sau:

Bảng 2.1: Nhận thức của CBQL, GV các trường THCS thành phố Lào Cai về ý nghĩa, tầm quan trọng của HĐTN đối với sự phát triển nhân cách HS

TT Ý nghĩa, tầm quan trọng Mức độ(%) Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng SL TL SL TL SL TL 1 HĐTN giúp mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức trong các môn học cho HS

105 100% 0 0 0 0

2 HĐTN nhằm phát hiện

năng khiếu của học sinh 89 84,8% 16 15,2% 0 0 3 HĐTN nhằm tạo hứng thú học tập cho các em 105 100% 0 0 0 0 4 HĐTN nhằm tạo sự gắn kết với tập thể 105 100% 0 0 0 0 5 HĐTN nhằm phát triển thể chất học sinh 105 100% 0 0 0 0 6 HĐTN nhằm nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng thực hành 105 100% 0 0 0 0 7 HĐTN nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS 105 100% 0 0 0 0 8 HĐTN nhằm giúp HS chỉ để giải trí 0 0 14 13,3% 91 86,7% Như vậy, qua khảo sát cho thấy: CBGV trong nhà trường đã nhận thấy rõ tác dụng và yêu cầu của hoạt động TN. Nó không chỉ tác động tới học tập mà còn tác động tới nhiều mặt của quá trình giáo dục, trong đó có nội dung HĐ TN để "Phát hiện năng khiếu của học sinh" có 89 người được hỏi(84,8%) cho rằng rất quan trọng và 15,2% cho rằng quan trọng nhưng tỷ lệ cần cũng là 100%. Với nội dung "Chỉ để giải trí" có

91 người được hỏi (86,7%) cho rằng không quan trọng. Các nội dung còn lại đều được GV đánh giá 100% là rất có quan trọng và cần thiết khi tổ chức HĐTN cho học sinh trong các trường THCS. Như vậy có thể thấy đây là nhận thức rất tiến bộ của CBGV trong các trường THCS thành phố Lào Cai về tầm quan trọng và vai trò của HĐTN trong các nhà trường và là tiền đề để thực hiện các hoạt động này một cách có hiệu quả và thuận lợi.

Kết quả phỏng vấn 5 CBQL và 15 giáo viên đều cho rằng:

- HĐTN là rất cần thiết, được nhà trường quan tâm và đa số giáo viên chú ý thực hiện với nhiều loại hình khác nhau. Học sinh đã có những chuyển biến tích cực với thái độ tham gia nhiệt tình. HĐTN đang dần khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của nó trong nhà trường. Tuy nhiên, có 10 giáo viên cho rằng do thời gian chuẩn bị còn ít, nhìn chung chất lượng và hiệu quả giáo dục thực sự còn chưa cao.

Như vậy có thể thấy cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các trường THCS thành phố Lào Cai đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, đây là cơ sở giúp hoạt động trải nghiệm trong nhà trường được tổ chức có hiệu quả hơn

Thực trạng nhân thức của HS

- Nhận thức về tầm quan trọng của HĐTNST

Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đặt câu hỏi với các em: Theo em HĐTN có tầm quan trọng như thế nào trong trường học?

Bảng 2.2: Nhận thức của học sinhvề mức độ quan trọng của HĐTN

TT Mức độ quan trọng Số lượng %

1 Rất quan trọng 80 80

2 Quan trọng 11 11

3 Bình thường 5 5

4 Không quan trọng 4 4

Kết quả khảo sát cho thấy: Có 91 em học sinh (91%) cho rằng HĐTN là rất quan trọng và quan trọng, theo các em HĐTNđã mở rộng kiến thức cho các em và thông qua HĐTN các em có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, bạn bè

hiểu nhau hơn, đoàn kết hơn và cảm thấy hứng thú với môn học, với chủ đề trải nghiệm hơn. Có 5% số được hỏi cho rằng bình thường và 4 em (4%) cho rằng không quan trọng, khi trao đổi trực tiếp với GVCN và GVBM chúng tôi biết những em này là những em có lực học yếu, vì thế khi tham gia hoạt TN, mặc dù các em rất thích tham gia nhưng năng lực có hạn vì thế các em không thu được kết quả gì sau giờ hoạt động ngoại khóa và từ đó cácemcảm thấy tự ti và không có hứng thú với môn học. Đây cũng là một hạn chế mà trong thời gian tới CBQL, GV các nhà trường cần tích cực hơn trong công tác giáo dục toàn diện đặc biệt là giáo dục văn hóa, trong đó có HĐTN nhằm thu hút các em tham gia từ đó giảm tỷ lệ học sinh yếu kém trong nhà trường.

- Nhận thức của học sinh về tác dụng của HĐTN

Bảng 2.3: Nhận thức của học sinh về tác dụng của HĐTN

TT Tác dụng

của hoạt động TN

Rất tác dụng Mức độ

SL % Tác dụng Không có tác dụng

SL % SL %

1

Mở rộng, củng cố, nâng cao

kiến thức cho học sinh 70 70 27 27 3 3 2

Tạo hứng thú học tập cho các

em 91 91 9 9 0 0

3 Tạo sự gắn kết với tập thể 56 56 31 31 13 13 4

Nâng cao hiểu biết, rèn kỹ

năng thực hành 82 82 13 13 5 5 5

Giáo dục tư tưởng, tình cảm

cho HS 48 48 32 32 20 20

6 Chỉ để giải trí 10 10 11 11 79 79 Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy: hầu hết các em HS 5 trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai đã có ý thức trong học tập, đặc biệt là đã có nhận thức sâu sắcvề vai trò, tác dụng của HĐTN trong nhà trường. Cụ thể như sau:

Có 97% cho rằng HĐTNcó tác dụng mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức cho học sinh.

Có 100% phiếu trả lời cho rằng HĐTNcó tác dụng tạo sự hứng thú cho các em trong học tập và thông qua HĐTNcó 87% số được hỏi cho rằng để tạo sự gắn kết giữa các bạn trong khối lớp và các bạn trong trường.

Có 95% cho rằng thông qua HĐTN để nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng thực hành, trải nghiệm những kiến thức đã được học trên lớp.

Có 80 % cho rằng HĐTN có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em, thông qua hoạt động các em thấy tôn trọng, yêu quý nhau hơn, biết trân trọng thành quả lao động do chính mình và người khác làm ra.

Có 21% số được hỏi cho rằng HĐTN chỉ để giải trí, qua trao đổi trực tiếp với CBGV tổ chức các HĐTNchúng tôi nhận thấy, số học sinh này là những học sinh có lực học trung bình và ý thức chưa cao vì vậy các em muốn tham gia HĐTN chỉ với mục đích giải trí. Ngoài ra còn từ 11% đến 20 % số học sinh cho rằng HĐTN không có tác dụng tạo sự gắn bó trong tập thể lớp và không có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS, theo chúng tôi quan sát và tìm hiểu những em này khi tham gia ngoại khóa không thực sự nhiệt tình, tích cực như những bạn khác; Mặt khác, nội dung, cách tổ chức HĐTNchưa thựcsự thu hút được mọi HS tham gia trò chuyện với một số học sinh các em cho biết:

- HĐTN đã giúp các em tăng cường tính thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào lời nói, bài thuyết trình, hội thi, hội diễn, các hoạt động xã hội trong và ngoài nhà trường…

- Thông qua đó, đã giúp các em có được các kỹ năng sống cần thiết, các giá trị: tình yêu thương con người, biết quan tâm đến mọi người xung quanh,...

- Tuy nhiên đa số ý kiến học sinh đều mong có thời gian nhiều hơn, các hình thức hoạt động phong phú hơn. Các em phản ảnh còn nhiều học sinh chưa tích cực tham gia,…

Đây là vấn đề đặt ra cho CBGV các trường THCS thành phố Lào Caitrong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức học tập cho HS đồng thời phải đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐTNđể các em hiểu mục đích, ý nghĩa và thu hút các em tham gia hoạt động.

2.3.2. Thc trng nội dung HĐTN của hc sinh các trường THCS thành ph Lào Cai Cai

Để tìm hiểu thực trạng triển khai các nội dung HĐTN cho học sinh, tác giả tiến hành khảo sát CBQL và GV các nhà trường về mức độ thực hiện, kết quả thu được như

Bảng 2.4: Đánh giá của CBQL, GV về nội dung HĐTN của học sinh các trường THCS thành phố Lào Cai

TT Nội dung HĐTN Mức độ thực hiện (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL TL SL TL SL TL 1 Hoạt động câu lạc bộ (CLB thể dục, thể thao; văn hóa, nghệ thuật; hoạt động thực tiễn; Câu lạc bộ học thuật (Qua các môn học); Câu lạc bộ tổ chức chính trị - xã hội.

83 79% 22 21% 0 0

2

Hoạt động định hướng nghề nghiệp (Tìm hiểu các nghề địa phương, đất nước đang cần; Thực tế các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp đang phát triển của địa phương, đất nước; Đánh giá những yêu cầu nghề nghiệp và đối chiếu bản thân; Trao đổi các chuyên gia hướng nghiệp).

58 55,2% 47 44,8% 0 0

3

Hoạt động tình nguyện (tình nguyện vì môi trường; tình nguyện giúp dân, vùng khó khăn, giúp đỡgia đình neo đơn, có công cách mạng. Hoạt động lao động công ích (Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, tết trồng cây, an ninh giao thông).

72 68,6% 27 25,7% 6 5,7%

4

Hoạt động chủ điểm (Chủ điểm gắn bộ môn học tập; gắn ngày lễ lớn của địa phương, các dân tộc, đất nước, thế giới); Chủ điểm gắn cuộc sống, tình bạn, tình yêu (Gia đình, bạn bè, thầy cô giáo…); Chủđiểm gắn định hướng nghề nghiệp.

81 71,14

% 14 13,33% 0 0

Từ kết quả thống kê nêu trên cho thấy hoạt động tình nguyện và hoạt động định hướng nghề là hoạt động còn chiếm tỷ lệ thỉnh thoảng thực hiện và chưa thực hiện chiếm tỷ lệtương đối cao. Khi trao đổi với giáo viên Nguyễn Như Hoa giáo viên trường THCS Đồng Tuyển, chúng tôi được biết do đối tượng học sinh của nhà trường ở nhiều

địa bàn khác nhau,hoạt động định hướng nghề và hoạt động tình nguyện đòi hỏi tính tự chủ của HS cao trong khi đó cha mẹHS ít quan tâm đến hoạt động nêu trên vì sợ nguy hiểm cho HS nên hạn chế cho các em tham gia. Riêng hoạt động theo chủđiểm và hoạt động câu lạc bộ là hai hoạt động có mức độ tổ chức rất thường xuyên và thường xuyên chiếm tỷ lệ cao, nguyên nhân hai hoạt động trên là hai hoạt động đã được triển khai nhiều năm trong chương trình giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành về hoạt động GDNGLL.

Qua đó cho thấy trong thời gian tới CBQL các trường THCS thành phố Lào Cai cần làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn, cung cấp tài liệu, đặc biệt là nâng cao kiến thức về HĐTN cho GV để họ có năng lực đáp ứngnhiệm vụ giáo dục nói chung, tổ chức hoạt động TN nói riêng cho học sinh.

2.3.3. Thực trạng hình thức HĐTN của HS các trường THCS thành phố Lào Cai

Tìm hiểu nội dung này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 phần Phụ lục. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5: Thực trạng các hình thức HĐTN của HS các trường THCS

thành phố Lào Cai

TT Hình thức HĐTN

Mức độ thực hiện (%)

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

SL TL SL TL SL TL

1 Hoạt động câu lạc bộ 30 28,6% 75 71,4% 0 0 2 Tổ chức trò chơi 81 77,1% 24 22,9% 0 0 3 Tổ chức diễn đàn 31 29,5% 74 70,5% 0 0 4 Sân khấu tương tác 32 30,5% 73 69,5% 0 0 5 Tham quan, dã ngoại 31 29,5% 74 70,5% 0 0 6 Hội thi / cuộc thi 68 64,8% 37 35,2% 0 0 7 Tổ chức sự kiện 56 53,3% 49 46,7% 0 0 8 Hoạt động giao lưu 55 52,4% 50 47,6% 0 0 9 Hoạt động chiến dịch 80 76,2% 25 23,8% 0 0 10 Hoạt động nhân đạo 87 82,9% 18 17,1% 0 0

Qua khảo sát cho thấy:

-Về mức độ thực hiện: Mặc dù có nhận thức rất cao về tính cần thiết của các hình thức tổ chức HĐTN trong các nhà trường nhưng mức độ thực hiện các hình thức này ở các nhà trường là rất thấp, cụ thể các hình thức (2,6,7,8,9,10) được các thầy cô đánh giá là thường xuyên thực hiện ở mức trên trung bình từ 52,4% đến 82,9%, trong đó có hình thức (2,9,10) được đánh giá thực hiện thường xuyên với tỷ lệ 77,1% và 82,9%, qua trao đổi trực tiếp và nghiên cứu hồ sơ chúng tôi nhận thấy các hình thức này được tổ chức thường xuyên vì: Hình thức "Tổ chức trò chơi " là một trong những hình thức trong yêu cầu đổi mới PPDH vì thế được nhiều các thầy cô thực hiện, hình thức "Hoạt động chiến dịch và Hoạt động nhân đạo" là hình thức mà Liên đội, Đoàn TN trong các nhà trường thường xuyên tổ chức để đẩy mạnh các phòng trào như: Chiến dịch mùa hè xanh, bảo vệ môi trường, phòng chống tai tệ nạn xã hội, các hoạt động giúp bạn nghèo tới trường, ủng hộ người mù, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, thiên tai… vì thế các thầy cô cũng tích cực tham gia và thường xuyên tổ chức thực hiện. Điều này hoàn toàn đúng so với thực trạng về đạo đức của học sinh trong các nhà trường đã được đánh giá ở phần trên. Còn các hình thức (1,3,4,5) được các thầy cô đánh giá là ít tổ chức thực hiện vì: Thực tế để tổ chức các hoạt đồn này thì phải có kinh phí tổ chức và thời gian tổ chức tuy nhiên hiện nay trong các nhà trường phổ thông nói chung và các trường THCS thành phố Lào Cai nói riêng thì vấn đề về kinh phí tổ chức cho các hoạt động giáo dục nói chung là rất còn hạn hẹp chưa đáp ứng đủ nhucầu cho các nhà trường tổ chức các hoạt động TN nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Điều này đặt ra cho ngành giáo dục nói chung và các nhà trường THCS thành phố Lào Cai nói riêng trong thời gian tới cần đầu tư nhiều hơn nữa kinh phí và làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm tăng cường nguồn kinh phí cho các hoạt động của các nhà trường.

2.3.4. Thc trng v kết qu t chức hình thức HĐTN của học sinh các trường THCS thành ph Lào Cai

Để tìm hiểu về thực trạng kết quả các hình thức HĐTN đã triển khai tác giả đã khảo sát đánh giá của CBQL và giáo viên về các hình thức HĐTN đã triển khai trong nhà trường, kết quả thu được như sau:

TT Hình thức HĐTN

Mức độ thực hiện (%)

Hiệu quả Bình thường Không hiệu quả

SL TL (%) SL TL

(%) SL TL (%)

1 Hoạt động câu lạc bộ 67 63,8 29 27,6 9 8,6 2 Tổ chức trò chơi 75 71,4 30 28,6 0

3 Tổ chức diễn đàn 47 44,8 35 33,3 23 21,9 4 Sân khấu tương tác 68 64,8 28 26,6 9 8,6 5 Tham quan, dã ngoại 78 74,3 27 25,7

6 Hội thi / cuộc thi 75 71,4 30 28,6 0

7 Tổ chức sự kiện 45 42,9 45 42,8 15 14,2 8 Hoạt động giao lưu 75 71,4 30 28,6 0

9 Hoạt động chiến dịch 62 59,1 33 31,4 10 9,5 10 Hoạt động nhân đạo 54 51,4 38 36,2 13 12,4

- HĐTN bằng các hình thức: Tổ chức trò chơi, Hội thi/Cuộc thi, Hoạt động giao lưu, tham quan dã ngoại được 100% khách thể cho rằng HĐTN thông qua các hình thức này sẽ thu được kết quả vì: Hoạt động với hình thức này thì hầu như là tất cả các khối lớp cùng được tham gia, khi đitham quan thực tế học sinh vừa được nghe, được nhìn vì thế kiến thức sẽ được các em khắc sâu và ghi nhận, tuy nhiên các thầy cô cũng cho biết để tổ chức cho học sinh tham gia HĐTN các bằng hình thức này là rất vất vả cho CBGV, nhà trường từ khâu chuẩn bị, GV phụ trách, kinh phí hoạt động, địa điểm tham quan, sự an toàn của các em... HĐTN với hình thức tổ chức các cuộc thi có tính tổng hợp, cũng được 100% thầy cô trả lời có hiệu quả. Qua phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên bộ môn và CBQL đã cho biết thêm ởhình thức giáo dục này nên được tổ chức thực hiện đầy đủ hơn và là một trong những hình thức tổ chức HĐTN thu hút được nhiều học sinh tham gia và có hiệu quả giáo dục.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai (Trang 53)