8. Cấu trúc luận văn
2.4.1. Thực trạng lập kếhoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sin hở THCS
Xây dựng kế hoạch công tác giáo dục, trong đó có HĐTN là việc làm quan trọng của người làm công tác quản lý. Xây dựng kế hoạch HĐTN, phải căn cứ vào nhiệm vụ năm học, điều kiện cụ thể của nhà trường đó là cơ sở để xây dựng kế hoạch HĐTN một cách khoa học và có chất lượng. Song trên thực tế việc xây dựng kế hoạch HĐTN cho học sinh chưađược quan tâm đúng mức, tác giả tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi với 105 CBGVcủa các trường THCS thành phố Lào Cai, kết quả cụ thể như sau:
Mứcđộ thực hiện (trên hồ sơ của CBQL và GV): Có 3 mức độ: - Thường xuyên, ký hiệu(TX)
- Thỉnh thoảng, ký hiệu(CTX) - Chưa bao giờ, ký hiệu(CBG)
Bảng 2.8: Thực trạng việc xây dựng kế hoạch HĐTN của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Lào Cai
TT Nội dung xây dựng kế hoạch HĐTN
Mức độ thực hiện
TX CTX CBG
SL TL% SL TL% SL TL% 1 Xây dựng kế hoạch HĐTN chung cho toàn trường 28 26,7 55 52,4 22 20,1 2 Xây dựng kế hoạch HĐTN cho từngkhối lớp 8 7,6 56 53,3 41 39,1 3
Xây dựng kế hoạch HĐTN gắn vớinộidunghọctậpcácmônvănhóa ngoài giờ lên lớp.
25 23,8 49 46,7 31 29,5 4 Xây dựng kế hoạch gắn với rèn luyệnđạo đức, lối sống 6 5,7 37 35,2 62 59,1 5 Hướngdẫngiáoviênxâydựngkế hoạch hoạt động
cho từng đơn vị lớp 22 21 45 42,9 38 36,1
Kết quả khảo sát cho thấy, việc xây dựng kế hoạch HĐTN ở các trường THCS thành phố Lào Cai chưa được quan tâm. Ở tất cả các nội dung được hỏi thì mức độ chưa bao giờ còn chiếm tỉ lệ cao. Qua tìm hiểu, kế hoạch HĐTN của trường không được xây dựng từ đầu năm học bởi vì chưa có sự chỉ đạo cụ thể về hoạt động một cách thường xuyên liên tục mà chỉ theo từng đợt hoạt động kèm theo chuyên đề hoặc những khi có đoàn kiểm tra của phòng, sở. Thậm chí kế hoạch chỉ là hình thức, vì vậy rất khó khăn cho việc triển khai các hoạt động, hiệu quả của HĐTN không cao.
Khi trao đổi trực tiếp với các thầy cô tổ trưởng chuyên môn, TPT Đội, Bí thư Đoàn TN họ khẳng định rằng: họ là những người trực tiếp lập kế hoạch, báo cáo với lãnh đạo nhà trường bởi tổ nhóm chuyên môn không chỉ hiểu về thái độ của học sinh với môn học mình phụ trách mà còn thấy được tính cần thiết, tầm quan trọng của việc tổ chức HĐTN. Từ việc biên soạn kế hoạch, nhà quản lý nắm được thời gian và các điều kiện khác cần cho việc tổ chức, cân nhắc tính khả thi và những ưu tiên cần thiết cho các HĐTN. Từ đó nhà quản lý ấn định thời gian và duyệt chi kinh phí, điều kiện tổ chức. Họ cũng khẳng định rằng: nếu kế hoạch HĐTN được xây dựng từ đầu năm, gồm kế hoạch năm, kế hoạch tháng và từng tuần. Khi xây dựng kế hoạch người phụ trách cần thông qua thành viên các tổ nhóm chuyên môn, các giáo viên cùng thực hiện
và những điều kiện cần để tổ chức. Tất cả kế hoạch HĐTN của tổ, nhóm, liên môn phải được ghi trong nghị quyết và báo cáo với lãnh đạo nhà trường để phê duyệt, thông qua hội nghị công nhân viên chức và được niêm yết công khai. Khi kế hoạch đã được phê duyệt, bộ phận được giao công việc đều yên tâm thực hiện. Kết quả mang lại rất khả quan: không chỉ ngườigiáo viên chủ động về mọi mặt mà ngay cả với học sinh, các em cũng thuận lợi trong việc dành thời gian cho hoạt động này, các em được chuẩn bị tâm thế từ trước.
Tuy nhiên, khi trao đổi với giáo viên trực tiếp được phân công nhiệm vụ trong tổ chức HĐTN tôinhận được ý kiến cho rằng: không phải mọi HĐTN đều có kế hoạch đúng quy trình như vậy. Cụ thể, CBQL chưa ý thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch, ít quan tâm đến việc tổ nhóm chuyên môn trình lên ra sao, phê duyệt như thế nào, chưa xét đến tính tổng thể của tất cả các tổ, nhóm chuyên môn khác để tạo ra sự đồng bộ, hài hoà. Có khi một tháng có vài ba hoạt động, có tháng lại bị lãng quên. Có khi kế hoạch được xây dựng gấp rút, chắp vá, không có sự bàn bạc thống nhất khi thực hiện khó đạt được mục tiêu đề ra. Mặt khác cấu trúc nội dung của kế hoạch chưa đầy đủ, mới chỉ mang tính hình thức, chưa có sự phân công công việc rõ ràng, chưa xác định cụ thể thời gian, hình thức, điều kiện tổ chức... lịch hoạt động TN ghi chung với lịch làm việc của trường
Thực tế tại trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai: ngay từ đầu năm học; các tổ, nhóm chuyên môn đã phải trao đổi, thống nhất trong tổ, nhóm để lựa chọn các HĐTN trong một năm học do tổ, nhóm hoặc liên môn thực hiện và báo cáo về ban giám hiệu nhà trường để xây dựng kế hoạch năm học. Tuy nhiên, trong quá trình trao đổi, thống nhất họ mới chỉ tính đến HĐTN đó có thể hiện tính cấp thiết không? Có dễ thực hiện không? Nhưng chưa tính đến tính khả thi của HĐTN cũng như sự hứng thú của học sinh với HĐTN.
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện HĐTN cho học sinh ởtrường THCS
Để tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN cho học sinh của hiệu trưởng đã triển khai, chúng tôi tiến hành khảo sát, trao đổi với CBQL, GV nhà trường, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.9: Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN cho học sinh
TT Nội dung tổ chức thực hiện
kế hoạch HĐTN
Mức độ thực hiện
TX CTX CBG
SL TL% SL TL% SL TL% 1 Phâncông cụthểcông việcchotừng tổ,nhóm, cá
nhân CBGV 65 61,9 40 38,1 0
2 Tạo điều kiện thuận lợi để CBGV thực hiệnnhiệm
vụ 62 59 43 41 0
3 Có cơ chế phối hợp cụ thể giữa GV và cáclực
lượng khác 55 52,4 50 47,6 0
4 Chuẩn bị mọi nguồn lực để thực hiện 60 57,1 45 42,9 0 5 Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viênvề
HĐTN 27 25,7 78 74,3 0
6 Thường xuyên giám sát, đôn đốc, nhắc nhở 62 59 43 41 0 7 Khenthưởng,xửlýkịpthời,côngbằng,chính xác 53 50,5 52 49,5 0
Kết quả khả sát cho thấy: 6/7 nội dung của kế hoạch được tiến hành thường xuyên ở mức độ trung bình,không cao từ 50,5% đến 61,9%. Tiến hành thường xuyên nhất là nội dung về phân công cụ thể công việc cho từng tổ chức, cá nhân giáo viên (61,9%). Còn lại các nội dung khác đều làm chưa tốt ở mức cao, cao nhất là nội dung về Có cơ chế phối hợp cụ thể giữa GV và các lực lượng khác, Khen thưởng, xử lý kịp thời, công bằng, chính xác với lần lượt là 55% và 50,5%. Không có nội dung nào được cho là không làm.
Với nội dung: Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về HĐTN chưa được cán bộ quản lý quan tâm thường xuyên 74,3% ý kiến đánh giá.
Như vậy, tất cả các nội dung công việc trong kế hoạch HĐTN của hiệu trưởng đều được tổ chức thực hiện nhưng thực hiện chỉ ở mức trung bình, chưa thực hiện thường xuyên đặc biệt là công tác bồi dưỡng giáo viên về HĐTN. Vì vậy trong thời gian tới hiệu trưởng nhà trường cần có những biện pháp hữu hiệu, kế hoạch quản lý tổ chức thực hiện HĐTN chi tiết cụ thể hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và HĐTN nói riêng trong các nhà trường.
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai các HĐTN cho học sinh ở trường THCS
Để HĐTN của học sinh đạt hiệu quả cao việc tập huấn chuyên môn cho giáo viên về lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí, xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện,... là hết sức quan trọng.
Bảng 2.10: Thực trạng chỉ đạo tổ chức HĐTN cho học sinh
TT Nội dung chỉ đạo thực hiện kế hoạch
HĐTN
Mức độ thực hiện
TX CTX CBG
SL TL% SL TL% SL TL%
1 Chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTN
theochủ đề môn học 64 60,9 41 39,1 0 2 Chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTN
theochủ đề liên môn 62 59 43 41 0 3 Chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTN
theochủ đề tích hợp các nội dung giáo dục 54 51,4 51 48,6 0 4 Chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTN
theochủ đề giáo dục đạo đức, lối sống. 59 56,2 46 43,8 0 5 Chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTN
theochủ đề rèn luyện KNS. 27 25,7 78 74,3 0 6 Chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTN
theochủ đề xã hội 61 58,1 44 41,9 0 7 Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực
giáoviên đáp ứng yêu cầu tổ chức HĐTN 53 50,5 52 49,5 0 8 Phối hợp các lựclượng giáo dục trong tổ
chức HĐTN 55 52,4 50 47,6 9 Đadạnghóacáchìnhthức tổ chức HĐTN 53 50,5 52 49,5 10 Chỉ đạo tăng cường các điều kiện đáp ứng
yêu cầu HĐTN 55 52,4 50 47,6 11 Chỉ đạo giáo viên xây dựng tiêu chuẩn
đánhgiá kết quả HĐTN 46 43,8 59 56,2 12 Các nội dung khác
Ở các trường THCS thành phố Lào Cai, ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu nhà trường triển khai nhiệm vụ năm học, trong đó nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm của năm học sau đó BGH yêu cầu các tổ, nhóm chuyên môn thảo luận, lựa chọn, thống nhất các chủ đề, các hoạt động cần tổ chức TN cho học sinh trong năm học cho phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm của bộ, sở, ngành, nhà trường và phù hợp với năng lực của học sinh cũng như vào thời gian phù hợp. BGH sẽ tổng hợp các bản kế hoạch đó (các HĐTN trong một năm, một tháng, một học kì ở các bộ môn không, liên môn được trùng hợp về mặt thời gian để đảm bảo hiệu quả cao nhất của HĐTN) và dán công khai ngay tại phòng hội đồng của nhà trường đồng thời nhà trường đưa HĐTN vào kế hoạch chuyên môn hàng tháng.
BGH chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phối hợp với gia đình; địa phương và các tổ chức khác trong xã hội để hiệu quả của HĐTN đạt kết quả cao.
BGH chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn duyệt kế hoạch chi tiết tổ chức HĐTN cho học sinh của bộ môn, liên môn trong trường. Kế hoạch đó được thông qua trong buổi họp hội đồng của nhà trường để toàn thể giáo viên nắm được cũng như phân công nhiệm vụ đối với giáo viên nhà trường. Đối với các hoạt động trải nghiệm như tham quan, học hỏi hay chuyên đề nói chuyện nhà trường phải chủ động chuẩn bị trước đó 1 tuần còn đối với các HĐTN khác như: cuộc thi tổng hợp kiến thức, liên môn, ngoại khóa sử dụng thí nghiệm thực hành trong dạy học,... nhà trường yêu cầu tổ, nhóm chuyên môn triển khai trước khi tổ chức 3 tuần để HS, GV chủ động. Trước khi tổ chức 1 tuần phải chương trình tổng duyệt để đảm bảo HĐTN đạt kết quả cao.
Tuy nhiên nhìn vào kết quả khảo sát nêu trên cho thấy các nội dung chỉ đạo chưa được quan tâm tiến hành thường xuyên vì vậy đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới giáo viên chưa đầu tư nhiều thời gian và công sức cho tổ chức HĐTN.
2.4.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá HĐTN của học sinh trong trường THCS
Thực hiện tốt chức năng kiểm tra giúp nhà quản lý đánh giá đúng chất lượng hoạt động, có tác dụng thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của đối tượng quản lý và điều chỉnh ngay cả công tác động quản lý của chủ thể. Khi nói về tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra trong quản lý Lê-nin cho rằng quản lý mà không có kiểm tra coi như không quản lý. Trong quản lý HĐTN chohọc sinh cũng vậy, nếu nhà quản lý không tổ
chức kiểm tra sẽ dẫn đến tình trạng làm ít báo cáo nhiều, hình thức đối phó trong tổ chức hoạt động.
Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐTN giúp Hiệu trưởng kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch từ đó đưa ra những uốn nắn, sửa chữa cần thiết. Để làm tốt công tác này Hiệu trưởng cần:
Xây dựng được các tiêu chí đánh giá HĐTN sát với mục đích yêu cầu của từng hoạt động, trong từng thời điểm.
Xây dựng lực lượng đánh giá có uy tín đối với từng hoạt động, việc đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trực tiếp hoặc gián tiếp để kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch từ đó đưa ra những uốn nắn, sửa chữa cần thiết.
Sử dụng nhiều hình thức đánh giá như: Sử dụng phiếu khảo sát, quan sát thực tế, trao đổi trực tiếp, hỏi ý kiến giáo viên, học sinh hoặc chuyên gia.
Kiểm tra hoạt động học tập của học sinh về các nội dung HĐTN để biết được mức độ thu nhận và vận dụng kiến thức đã học trong quá trình trải nghiệm sáng tạo của học sinh, từ đó cung cấp cho học sinh những phản hồi thông tin, giúp cho học sinh điều chỉnh hoạt động của mình.
Kiểm tra hoạt động dạy học, giáo dục của GV đối với việc thực hiện các mục tiêu môn học. Đồng thời hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên (thông qua việc kiểm tra bài soạn của GV, dự giờ giảng của GV ở những bài học có nội dung liên quan đến HĐTN,…) để đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra, từng bước nâng cao chất lượng HĐTN trong nhà trường.
Sau khi kiểm tra đánh giá phải tổ chức rút kinh nghiệm, chỉ ra được những mặt đạt được và chưa được của hoạt động, qua đó công nhận những giá trị và những đóng góp của các tập thể và cá nhân đối với HĐTN. Do vậy việc kiểm tra, đánh giá HĐTN phải khách quan, chính xác, toàn diện, hệ thống, công khai, kịp thời, vừa sức và bám sát vào yêu cầu của từng hoạt động.
2.5. Thực trạng các yếu tốảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ởtrường THCS
Bảng 2.11: Yếu tốảnh hưởng tới quản lýHĐTNcủa HS các trường THCS STT Các yếu tố
Mức độảnh hưởng
Nhiều Ít Không SL % SL % SL %
1
CBQL, GV, HS, cha mẹ học sinh… chưa nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa của hoạt động này
52 49,5 53 50,5 0 0
2
Nội dung, chương trình, Kế hoạch tổ chức hoạt động TN chưa phù hợp với điều kiện của trường
42 40 56 53,3 7 6,7
3 GV, Cán bộ Đoàn còn thiếu phương
pháp, kỹnăng tổ chức HĐTN 42 40 56 53,3 7 6,7 4 CSVC, kinh phí phục vụHĐTN còn hạn
chế 70 66,7 28 26,6 7 6,7
5 Nhà trường chưa phối hợp tốt với các lực
lượng bên ngoài tham gia hoạt động TN 35 33,3 67 63,8 3 2,9 6 Chưa có tiêu chí đánh giá kết quả hoạt
động TN cho GV, HS 56 53,3 46 43,8 3 2,9 7
Chưa có chính sách đối với GV, cán bộ Đoàn tham gia tổ chức hoạt động TN cho học sinh
84 80 18 17,1 3 2,9
Từ bảng trên chúng tôi xác định được những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đó là cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ hoạt động trải nghiệm còn hạn chế, chưa có chính sách đối với GV, cán bộĐoàn tham gia tổ chức cho học sinh; Bên cạnh đó năng lực tổ chức hoạt động của giáo viên còn hạn chế đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hoạt động và hiệu quảHĐTN của học sinh. Mặt khác nhận thức của cán bộgiáo viên, đặc biệt là nhận thức của cha mẹ học sinh về hoạt động TN chưa đồng thuận, chưa đầy đủ dẫn tới việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình để tổ chức hoạt động TN cho học sinh chưa tốt. Đây là những căn cứ để tác giả luận văn đề xuất các biện pháp quản lý ở chương 3.
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý HĐTN cho HS ở các trường
THCStrênđịa bàn thành phố Lào Cai
2.6.1. Những kết quảđạt được
Khảo sát thực trạng quản lý thực hiện HĐTN ở các trường THCS thành phố Lào Cai, một số vấn đề nổi bật lên: phần nhiều CBQL, giáo viên và học sinh đều đón nhận chương trình, nội dung, định hướng đổi mới HĐGD một cách hồ hởi, có nhận thức đúng đắn và rõ ràng về vai trò của HĐTN cho học sinh cơ hội được thể hiện bản thân, được trải nghiệm thực tế, được khẳng định mình.
Công tác quản lý HĐTN đã được CBQL nhận thức đúng đắn và triển khai tại nhà trường. Các CBQL đều xác định những HĐTN phải mang tính quy mô toàn trường, do nhà trường lập kế hoạch và tổ chức thực hiện. Các loại kế hoạch theo năm học, theo tháng đều đã được triển khai dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo HĐTN đến từng GVCN các lớp.
- Cán bộ lãnh đạo, quản lí, giáo viên và học sinh đã có nhận thức đúng về hoạt động TN:
- CBQL, GV nhà trường đều xác định được HĐTN là một bộ phận quan trọng trong quá trình giáo dục. Là dịp để mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức, phát triển