Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai (Trang 73)

8. Cấu trúc luận văn

2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế

Nhận thức của một bộ phận giáo viên về vai trò và ý nghĩa của HĐTN trong việc hình thành và phát triển toàn diện cho HS chưa sâu sắc. Vì vậy, vẫn còn những học sinh chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của HĐTN.

Một số GV còn thiếu nhiệt tình, ngại đổi mới,một số khác thì hạn chế về năng lực, thiếu sáng tạo trong công việc nên không đầu tư cho hoạt động.

Áp lực thực hiện nội dung chương trình GD chính khóa cao, dẫn đến ngại tổ chức HĐTN.

Cơ chế kiểm tra, đánh giá chưa tạo động lực cho hoạt động, chưa có chế tài xử lý nếu không tổ chức hoạt động

Kết luận chương 2

Qua nghiên cứu hồ sơ quản lý, điều tra khảo sát, phỏng vấn, xử lý các số liệu ở các trường THCS thành phố Lào Cai, thông qua các đối tượng là CBQL, GV, HS và các lực lượng xã hội khác có ảnh hưởng tới công tác tổ chức và quản lý HĐTN cho học sinh, tác giả nhận thấy: Các trường THCS thành phố Lào Cai đã tổ chức được HĐTN theo một số hình thức và nội dung nhất định. Trong quản lý đã tiến hành lập kế hoạch hoạt động; phân công và phối hợp các lực lượng trong việc thực hiện; Thường xuyên đôn đốc, động viên, bước đầu tạo điều kiện cho GV trong tổ chức HĐTN. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực hiện các hoạt động GD trong nhà trường, HĐTN ở các trường trường THCS thành phố Lào Cai vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; Nội dung và hình thức tổ chức HĐTN cho học sinh còn nghèo nàn, đơn điệu. Việc quản lý hoạt động HĐTN của đội ngũ CB, GV còn chưa đi vào nề nếp và có chiều sâu, chưa thực sự đóng góp nhiều cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường .

HĐTN chưa được thực hiện một cách toàn diện khoa học, từ việc xây dựng chương trình kế hoạch, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV, huy động các lực lượng giáo dục, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng và hiệuquả của HĐTN và ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Nguyên nhân là do sự nhận thức chưa đầy đủ về vai trò tầm quan trọng của HĐTN đối với môn học, đối với sự phát triển bền vững và toàn diện nhân cách trí tuệ học sinh của một bộ phận giáo viên, học sinh nhà trường. HĐTNST chưa phải là yêu cầu bắt buộc đối với môn học.

Mặt khác CBQL nhà trường cũng chưa áp dụng các biện pháp quản lý HĐTNST một cách đồng bộ dẫn đến đến sự đơn điệu, nghèo nàn về nội dung và hình thức hoạt động nên chưa thu hút được nhiều HS tham gia từ đó hiệu quả mang lại không cao.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động HĐTN ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tác giả đã xác định một số vấn đề cần giải quyết; Đây là cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý ở chương 3.

ỞCÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ LÀO CAI 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của hoạt động

Các biện pháp cần phải nhằm vào việc hình thành và phát triển nhân cách của HS theo đúng mục tiêu giáo dục của cấp học, được thể hiện rõ trong mục tiêu giáo dục tổng thể, cũng như mục tiêu chương trình các môn học cụ thể. Nguyên tắc này đòi hỏi mục tiêu GD của nhà trường phải là “thước đo”, là chuẩn để đánh giá hiệu quả của các giải pháp. Vì mục tiêu được phân thành nhiều cấp độ khác nhau (mục tiêu tổng quát, mục tiêu bộ phận) cho nên các biện pháp đề ra phải phân thành nhiều cấp theo tính chất quy mô của các hoạt động và theo từng giai đoạn cụ thể thì hiệu quả sẽ cao hơn.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học của hoạt động trải nghiệm

Các biện pháp quản lý HĐTN của hiệu trưởng các trường THCS cần phải được xây dựng dựa trên các cơ sở khoa học, đặc biệt là lý luận khoa học quản lý, vận dụng những thànhtựu của nhiều ngành khoa học khác nhau như: Tâm lý học, Giáo dục học, Xã hội học, Điều khiển học, Tổ chức lao động khoa học,… Nguyên tắc này đòi hỏi phải đảm bảo tính hệ thống và tính tổng hợp trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ của hoạt động trải nghiệm

Các biện pháp cần phải được xây dựng một cách có hệ thống quy trình thực hiện phải có tính liên hoàn nhằm đảm bảo phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường, gia đình và xã hội phải liên kết, phối hợp chặt chẽ và thống nhất cả về mục đích, nội dung và hình thức tổ chức hoạt động

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của hoạt động trải nghiệm

Các biện pháp đề ra cần phải dựa trên cơ sở thực tiễn (nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí,…) của nhà trường để đáp ứng và đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục. Nguyên tắc này đòi hỏi phải đảm bảo việc nắm bắt thông tin một cách chính xác, nhanh chóng, cụ thể, tránh xa vời, viển vông.

Các biện pháp phải phù hợp cho việc quản lý tổ chức HĐTN. Đồng thời phải thiết thực phục vụ cho đổi mới giáo dục hiện nay ở trường THCS nhằm phát triển năng lực của học sinh đáp ứng yêu cầu xã hội về nguồn nhân lực và đáp ứng nhu cầu hoàn thiện nhân cách của học sinh.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

3.2.1. Quản lý việcbồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HSvà phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của HĐTN ở trường THCS

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Làm cho mọi CBQL, GV, HS và các lực lượng liên quan hiểu rõ tầm quan trọng của HĐTN đối với sự phát triển nhân cách HS và trách nhiệm của mình trong thực hiện các HĐTN, nhận thức rõ về nội dung, hình thức tổ chức và yêu cầu về năng lực cần có của người giáo viên để tổ chức HĐTN cho học sinh. Theo đó sẽ chủ động đổi mới tổ chức hoạt động để nâng cao hiệu quả HĐTN.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Phảigiúp cho CBQL, GV vàHS và các lực lượng GD:

-Nhận thức đúng vai trò của HĐTN đối với quá trình GD toàn diện. -Thấy được sự cần thiết phải tổ chức hiệu quả HĐTNST trong trường

Ủng hộ, sẵn sàng đóng góp, huy động nguồn lực và phối hợp tham gia HĐTN có hiệu quả.

Tổ chức học tập, nghiên cứu một cách nghiêm túc các văn kiện của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo, quán triệt một cách sâu sắc để cán bộ, giáo viên thấu hiểu và thống nhất quan điểm trong công tác quản lý, tổ chức hoạt động TNST, tránh nhìn nhận một cách phiến diện.

Các nhà quản lý đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo cần hiểu rõ các chức năng giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình đào tạo là quan trọng hơn cả, cần phải được đối xử một cách bình đẳng, được quan tâm ngang nhau, không được xem nhẹ chức năng nào, để từ đó họ có định hướng đúng đắn trong công tác chỉ đạo hoạt động quản lý quá trình HĐTN của nhà trường.

Tổ chức các buổi tập huấn về HĐTN của học sinh ở trường THCS, từ đó nâng cao nhận thức cho giáo viên về HĐTN: Mục tiêu hoạt động, nội dung hoạt động, cách thức tổ chức hoạt động, vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt động và ý nghĩa của HĐTN đối với phát triển nhân cách học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục THCS.

Hiệu trưởng nhà trường, giáo viên, các lực lượng giáo dục cần phải tuyên truyền để giúp các em học sinh hiểu được yêu cầu của xã hội ngày nay đòi hỏi người lao động không chỉ có trình độ mà còn phải có khả năng giao tiếp, khả năng thích ứng… Để nâng cao nhận thức và thu hút đông đảo HS tham gia nếu chỉ dùng lý lẽ không chưa chắc đã mang lại hiệu quả mà nên tuyên truyền dưới dạng tổ chức hoạt động vui chơi: “Giải ô chữ”, “Thi hùng biện” (vai trò của HĐTN để HS tự tìm hiểu, tự nói nên suy nghĩ của mình) kết hợp với tổ chức trò chơi, giao lưu văn nghệ… phù hợp với đặc thù từng môn học, liên môn với đặc điểm lứa tuổi HS và cơ sở vật chất, kinh phí của từng trường, từng địa phương.

Nhận thức của cha mẹ HS đúng sẽ cùng phối hợp với nhà trường tổ chức tốt các hoạt động cho các em. Do vậy, thông qua kỳ họp phụ huynh cần giúp cho họ hiểu rõ vai trò của HĐTN với sự hình thành nhân cách HS, rèn luyện tính chủ động sáng tạo, củng cố, mở rộng kiến thức cho các môn học chính khoá, giúp thư giãn, thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Đồng thời, sau những HĐTN học sinh sẽ hiểu bài một cách sâu sắc hơn, sẽ có được một số kỹ năng: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá; kỹ năng sống hoà nhập đồng thời HĐTN đồng thời củng cố, khắc sâu kiến thức đã học, tạo cho các em sự tự tin trước bạn bè thầy cô và các tình huống xảy ra trong quá trình hoạt động.

Cần cung cấp cho cha mẹ HS những kiến thức, thông tin về xu thế GD thế giới, bài học các nước đã thành công bằng con đường đầu tư cho GD. Đầu tư cho GD là đầu tư cho tương lai, là tài nguyên của mỗi đất nước, tài sản của mỗi gia đình. Để PHHS tạo điều kiện cho con em mình tham gia HĐTN có hiệu quả cung cấp cho phụ huynh kiến thức về đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS THCS, nắm được chương trình đào tạo của nhà trường, yêu cầu của GD & ĐT bằng nhiều hình thức thông qua buổi họp phụ huynh, toạ đàm, trò chuyện riêng khi tiếp xúc với PHHS.

Cách thức mời PHHS cùng tham gia một số hoạt động: giúp phụ huynh cảm nhận đầy đủ hơn về vai trò của HĐTN từ đó tuyên truyền tới các phụ huynh khác. Ví dụ: tổ

chức “Tham quan một số di tích lịch sử”,“Toạ đàm”… những hình thức mà nhà trường chưa có điều kiện hoặc nhờ họ huy động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tài trợ cho chương trình và trực tiếp tham gia chương trình để họ có cái nhìn đầy đủ hơn.

Tổ chức các hội thảo bàn về vai trò và tầm quan trọng của HĐTN đối với việc tiến hành và phát triển nhân cách của HS, nhằm tìm ra một quan điểm đúng đắn về vấn đề này. Tổ chức diễn đàn nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng, trí tuệ của đội ngũ CB, GV trong nhà trường tham gia xây dựng nền nếp, trật tự kỷ cương trong hoạt động của nhà trường. Ngoài ra cần tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá về các vấn đề đạo đức, pháp luật, an toàn giao thông… tham gia giao lưu với các trường khác giúp GV học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.

Trên cơ sở thu nhận những ý kiến kết luận bổ ích, phù hợp từ các chuyên gia, nhà trường tiến hành xây dựng thành các quy định nội bộ để tổ chức thực hiện.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để biện pháp nâng cao nhận thức cho các lực lượng GD về tầm quan trọng của HĐTN cần một số điều kiện sau:

- Hiệu trưởng trường THCS cần nhận thức đúng đắn và thấy được tầm quan trọng của HĐTN. Từ đó có kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng về nhận thức cũng như nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn - Đội - GVCN, GVBM hiểu và biết cách thực hiện tốt khi tổ chức HĐTN.

- Hiệu trưởng cần chỉ đạo xây dựng các tiêu chí thi đua cho HĐTN một cách cụ thể từ GVCN, GVBM đến các em HS toàn trường.

- Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về HĐTN cho các lực lượng GD. Giáo viên phải nhận thức đúng về HĐTN và có kế hoạch tuyên truyền thuyết phục cha mẹ học sinh tham gia.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm dựa trên các căn cứ khoa học và phù hợp với điều kiện thực tiễn

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

HĐTN là hoạt động rất đa dạng và phong phú thể hiện ở nhiều mặt, từ nội dung đến hình thức hoạt động, thời gian và không gian tổ chức hoạt động, không chỉ có lực lượng trong nhà trường mà còn có cả lực lượng bên ngoài nhà trường cùng tham gia. Do đó xây dựng kế hoạch HĐTN khoa học phù hợp với điều kiện thực tiễn của HS và

các trường trong thành phố Lào Cai nhằm đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính định hướng của các hoạt động nhằm tạo môi trường trải nghiệm cho học sinh để phát triển toàn diện nhân cách.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch HĐTN của nhà trường. Kế hoạch này phải căn cứ trên kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học. Kế hoạch này phải xác định rõ:

- Mục tiêu cần đạt được trên các mặt hoạt động trong năm học.

- Xây dựng chương trình hành động, các bước tiến hành cụ thể, các biện pháp chính để tổ chức thực hiện được các mục tiêu đã đề ra. Trong đó phải phân bổ thời gian theo tuần, tháng quá trình thực hiện công việc.

- Xác định rõ nội dung HĐTN: Nội dung củng cố, mở rộng, vận dụng, phát triển kiến thức kỹ năng đã học; nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, nội dung trải nghiệm xúc cảm tình cảm, nội dung rèn luyện kỹ năng sống, nội dung hoạt động xã hội, nội dung mô phỏng qua ứng dụng công nghệ thông tin, trò chơi, sân khấu hóa,... Nội dung phải gắn với đặc điểm tâm sinh lý HSTHCS và phải gắn với điều kiện thực tiễn của các trường THCS thành phố Lào Cai.

- Hiệu trưởng cần xác định rõ hình thức tổ chức hoạt động, quy mô của hoạt động, cách thức tiến hành, các lực lượng tham gia hoạt động và vai trò của mỗi lực lượng, các nguồn lực cần huy động, thời gian và địa điểm tiến hành, kết quả cần đạt được và các tiêu chí đánh giá.

- Phân công rõ trách nhiệm quản lý từng mặt cho Đoàn, Đội, GVBM, GVCN. Phân công trách nhiệm cho CB, GV trong việc tiến hành thực hiện kế hoạch HĐTN. Hiệu trưởng chỉ đạo và duyệt việc xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN của tổ, của GV trong trường.

Để kế hoạch HĐTN mang tính khả thi và có những điều kiện tốt để thực hiện, hiệu trưởng cần thực hiện các biện pháp sau:

Huy động nhiều lực lượng tham gia vào xây dựng kế hoạch (GV, HS, CMHS...) để khuyến khích được các ý tưởng sáng tạo cho các HĐTN;

Thu thập thông tin, xác định các điều kiện thực hiện về CSVC, tài chính, các lực lượng tham gia, những thuận lợi và khó khăn,… phân phối lực lượng tiến hành xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng bộ phận, môn học tổ chức HĐTN. Từ những kế hoạch

chi tiết của tổ, giáo viên hiệu trưởng tổng hợp thành kế hoạch HĐTN chung cho cả năm học, từng tháng, tuần.

Kế hoạch được thông qua Hội nghị cán bộ công nhân viên chức đầu năm học để thống nhất thực hiện. Hàng tháng trong các cuộc họp hội đồng cần thông qua kế hoạch tháng để đội ngũ GV nắm rõ và thực hiện tốt.

Hiệu trưởng chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch HĐTN cho từng đơn vị lớp, với nội dung thiết thực bao gồm trải nghiệm về nội dung học tập, trải nghiệm về đời sống tình cảm, trải nghiệm về xã hội và các lĩnh vực rèn luyện kỹ năng sống,...Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên xác định rõ kế hoạch cho học kỳ, cho tháng, mục tiêu của từng hoạt động, nội dung hoạt động, hình thức tổ chức hoạt động và các lực lượng tham gia, vai trò của giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh trong quá trình tham gia hoạt động, dự kiến về thời gian và địa điểm tổ chức hoạt động và kết quả cần đạt được, các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Có hệ thống thông tin dữ liệu quản lý nhà trường đầy đủ, phục vụ cho lập kế hoạch (thông tin về đội ngũ, về CSVC, về HS, về chương trình giáo dục,về các quy định...).

Hiệu trưởng và giáo viên phải có kỹ năng lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.

Phát huy tối đa năng lực của các thành viên trong nhà trường. Cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng bên ngoài nhà trường.

3.2.3.Tổ chức bồi dưỡng năng cao năng lực tổ chức chức hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ GV (đặc biệt là đội ngũ cán bộ Đoàn, Đội, GV làm công tác chủ nhiệm lớp) ngũ GV (đặc biệt là đội ngũ cán bộ Đoàn, Đội, GV làm công tác chủ nhiệm lớp)

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai (Trang 73)