Tình sản xuất ngô của Việt Nam giai đoạn 200 5 2016

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai trong vụ đông năm 2017 tại thái nguyên (Trang 25 - 35)

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO – 2018)[28]

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng sản xuất ngô khá nhanh trong khu vực Đông Nam Á. Những năm gần đây, Việt Nam đã phát triển mạnh cây ngô trên cả 3 mặt: diện tích, năng suất, sản lượng. Từ năm 2005 - 2016 diện tích trồng ngô được mở rộng từ 1053 nghìn ha (năm 2005) lên đến 1152 nghìn ha (năm 2016), năng suất từ 36,0 tạ/ha (năm 2005) tới 45,5 tạ/ha (năm 2016), do đó sản lượng năm 2016 tăng gấp 1,4 lần so với năm 2005. Tổ chức lương thực thế giới FAO và Trung tâm cải tạo Ngô và lúa mì quốc tế CIMMYT đã đánh giá Chương trình phát triển ngô lai của Việt

Ở Việt Nam cây ngô được trồng khắp hai miền Nam - Bắc, song do yếu tố đất đai, thời tiết, khí hậu nên năng suất và sản lượng ở các vùng có sự khác biệt rõ rệt.

Bảng 2.5. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở các vùng trồng ngô chính của Việt Nam năm 2016

Vùng

Đồng bằng sông Hồng

Trung du và miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

Tây Nguyên Đông Nam Bộ

Đồng Bằng sông Cửu Long

(Nguồn Tổng cục thống kê, 2018)[17] Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy

vùng Trung du và miền núi phía Bắc có diện tích trồng ngô lớn nhất cả nước với 509,5 nghìn ha (năm 2016), chiếm 44,2% diện tích trồng ngô của cả nước nhưng đây lại là vùng có năng suất ngô thấp nhất (37,9 tạ/ha), chỉ bằng 83,3% năng suất trung bình của cả nước. Do ngô được trồng chủ yếu trên nương rẫy khó thâm canh, khí hậu khắc nghiệt, hạn và rét thường kéo dài, lượng mưa phân bố không đều trong năm, ngô được trồng trên đất có độ dốc lớn, các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất còn hạn chế nên năng suất không cao.

Đồng Bằng sông Cửu Long tuy là vùng có diện tích trồng ngô thấp nhất cả nước chỉ chiếm 3,01% diện tích trồng ngô cả nước (2016) nhưng năng suất ngô lại đứng thứ 2 cả nước, chỉ thấp hơn Đông Nam Bộ 7,3 tạ/ha.

Đông Nam Bộ là vùng có có năng suất cao nhất trong cả nước (63,0 tạ/ha) mặc dù là vùng có diện tích trồng ngô thấp thứ 2 cả nước, chỉ chiếm 6,6% diện tích ngô cả nước nhưng sản lượng vẫn đạt 477,1 nghìn tấn.

Từ những kết quả đạt được đã chứng tỏ vị thế của cây ngô trong sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy so với thế giới thì năng suất ngô ở nước ta còn thấp hơn nhiều, do đó rất cần có phương pháp phát triển một cách cụ thể để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cũng như theo kịp thế giới và bè bạn năm châu.

* Khó khăn trong sản xuất ngô của Việt Nam

Năng suất ngô có sự tăng trưởng đáng kể nhưng so với trên thế giới thì năng suất ngô của Việt Nam vẫn còn thấp, năm 2016 năng suất ngô Việt Nam bằng 80,7% so với trung bình thế giới, 76,5% so với Trung Quốc, 45,0% so với Mỹ.

Diện tích ngô khó tăng thêm vì đang bị cạnh tranh bởi các cây trồng ngắn ngày khác, và hiệu quả sản xuất ngô thấp, khó hấp dẫn nông dân đầu tư. Giá thành 1 kg ngô hạt ở Việt Nam nhiều nơi là 4500-5000 đ/kg trong khi nhập khẩu cũng chỉ 4300 - 4500 đ/kg (Hồ Cao Việt, 2014)[25]. Lý do vì quy mô nông hộ nhỏ lẻ, dẫn đến kém hấp dẫn đầu tư cơ giới hóa, kém hấp dẫn các công ty thức ăn chăn nuôi đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu.

Mặt khác, sản xuất ngô ở Việt Nam hiện tập trung ở các vùng khó khăn về giao thông đi lại, vận chuyển vật tư, sản phẩm. Khoảng >80% diện tích ngô nhờ nước trời tập trung ở đồi núi và cao nguyên, trong đó >60% diện tích ngô trồng trên đất dốc. Trong điều kiện nhờ nước trời năng suất ngô chỉ đạt 40 - 50% so với điều kiện tưới tiêu chủ động ở các nước tiên tiến. Ở nhiều nơi nông dân miền núi vẫn phải canh tác trên đất có độ dốc lớn làm cho đất bị xói mòn mạnh và năng suất cây trồng giảm nhanh. Hơn nữa, có sự biến động lớn về độ phì đất trồng ngô giữa các vùng miền trên toàn quốc. Các khó khăn trên dẫn đến giá thành sản xuất ngô ở nước ta còn cao, khó cạnh tranh với ngô nhập khẩu.

Thời tiết nhiệt đới của Việt Nam gây quá nhiều biến động về nhiệt độ, lượng mưa, gió bão và số giờ nắng, ảnh hưởng lớn đến các vụ ngô. Ngày nay, biến đổi khí hậu làm gia tăng cường độ và tần suất hạn, úng, gió bão, lũ, nhiệt độ cao. Thất thoát sau thu hoạch còn lớn (13 - 15% bình quân).

Dân trí không đồng đều giữa các vùng, thậm chí tiểu vùng. Trình độ canh tác và khả năng đầu tư thâm canh ngô của nông dân giữa các vùng biến động rất lớn và ở mức thấp.

Vốn đầu tư cho sản xuất hạn chế đến khả năng thâm canh.

Hạn chế về giống, nhất là giống chịu hạn, ít nhiễm sâu bệnh, thời gian ngắn, năng suất cao. Thiếu bộ giống thực phẩm có chất lượng.

Công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch chưa được đầu tư nghiên cứu đúng mức.

2.3.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam

Ở Việt Nam ngô là cây trồng nhập nội nên nguồn gen hạn hẹp, công tác nghiên cứu về ngô của nước ta cũng chậm hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới. Giai đoạn 1955 - 1970 các nhà khoa học đã điều tra về thành phần loài và giống ngô địa phương. Các chuyên gia Việt Nam đã nỗ lực thu thập nguồn vật liệu khởi đầu trong nước với một thời gian dài, đồng thời hợp tác với Trung tâm cải tạo ngô và lúa mì Quốc tế (CIMMYT) trong việc thu thập, đánh giá, phân loại nguồn vật liệu cũng như đào tạo cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu ngô, đặt nền tảng cho mọi hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ sản xuất ngô ở Việt Nam.

Từ những năm đầu của thập kỷ 90, ngô lai ở Việt Nam là một trong những cây hội nhập sớm nhất. Cuộc cách mạng về ngô lai ở nước ta được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, nó đã làm thay đổi tận gốc rễ những tập quán canh tác lạc hậu. Góp phần đưa nghề trồng ngô nước ta đứng vào hàng ngũ những nước tiên tiến Châu Á.

Bắt đầu từ những năm 1993 nước ta mới bắt đầu đưa giống ngô lai vào sản xuất đại trà đến nay đã đạt được những bước phát triển lớn, sự phát triển ngô lai ở nước ta đã được Trung tâm cải tạo ngô và lúa mì quốc tế (CIMMYT) và Tổ chức Nông Lương của Liên hiệp quốc (FAO) cũng như các nước trong khu vực đánh giá cao. Trong vòng 7 - 8 năm chúng ta đã đuổi kịp các nước trong khu vực về trình độ nghiên cứu tạo giống ngô lai và đang ở giai đoạn đầu đi vào công nghệ cao, đặc biệt là ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học của thế giới vào nghiên cứu chọn tạo giống (Ngô Hữu Tình và cs, 1997)[14].

Trong hơn 20 năm qua công tác chọn tạo giống ngô ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu sau:

* Chọn tạo giống ngô thụ phấn tự do (TPTD)

Giai đoạn năm 1991 - 1995 chọn tạo được 2 giống TPTD là Q2 và VN1. Ba giống ngô TPTD khác được phép khu vực hóa là CV-1, MSB - 49, giống ngô đường TSB-3, giống ngô nếp mới ngắn ngày chất lượng cao như VN-2...

Hiện nay, Viện Nghiên cứu Ngô đang lưu giữ 616 nguồn gen ngô là các giống địa phương, giống TPTD, quần thể, hơn 500 dòng tự phối đời cao và khoảng 300 dòng tự phối đời thấp. Nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cả về chủng loại (ngô tẻ, ngô nếp và ngô đường), phương pháp chọn tạo (truyền thống, nuôi cấy bao phấn, sử dụng cây kích tạo đơn bội, chuyển gen bằng công nghệ sinh học) và đa dạng di truyền (Mai Xuân Triệu, Vương Huy Minh, 2013)[18].

* Chọn tạo và được công nhận nhiều giống ngô lai có thời gian sinh trưởng khác nhau phục vụ cho các vùng và mùa vụ trong cả nước

Trong những năm 1992 - 1994, Viện nghiên cứu ngô đã lai tạo ra các giống ngô lai không quy ước là: LS-5, LS-6, LS-7, LS-8, bộ giống ngô này gồm những giống chín sớm, chín trung bình và chín muộn, cho năng suất từ

3-7 tấn/ha và đã được mở rộng trên phạm vi toàn quốc. Mỗi năm diện tích gieo trồng ngô lai tăng trên 8,000 ha, làm tăng năng suất trên 1 tấn/ha so với giống thụ phấn tự do (Trần Hồng Uy, 1997)[21].

Từ năm 2010 - 2017 đã có nhiều giống do Việt Nam sản xuất đã được nhà nước công nhận như: LVN14 (2010), LVN 885 (2010), LVN 68 (2010), V118 (2010), LVN 146 (2011), LVN66 (2012), LVN61 (2014), VS36 (2014), VN 5885 (2017), ...

Nhờ nỗ lực không ngừng trong nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, đến năm 2016 giống ngô lai do Việt Nam chọn tạo đã chiếm 65% diện tích trồng ngô cả nước.

Công nghệ sinh học là một ngành khoa học mới được áp dụng ở Việt Nam nhưng cũng đã đạt được những thành công nhất định góp phần vào công cuộc chọn tạo các giống ngô lai mới năng suất cao. Tuy đã có những thành công bước đầu, nhưng việc ứng dụng công nghệ sinh học vào chuyển gen cây trồng còn gặp nhiều khó khăn, chưa thể ứng dụng trong sản xuất đại trà, chọn tạo giống mới.

Năm 2015, Viện Nghiên cứu ngô đã biến nạp thành công gen chịu hạn zmDREB2A vào 3 nguồn vật liệu ngô K1, K3, K7 thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumerfaciens (Đoàn Thị Bích Thảo và cs, 2017)[12].

Bằng cách sử dụng súng bắn gen công nghệ sinh học đã thành công trong việc chuyển gen Interleukin-2 (rhlL-2). Việc nghiên cứu này được xem là tiền đề cho hướng nghiên cứu tiếp theo trong việc sản xuất protein tái tổ hợp từ ngô sử dụng làm thực phẩm (nếp, đường), thực phẩm chức năng trong điều trị bệnh ung thư (Nguyễn Xuân Thắng và cs, 2017)[13].

Gần đây, nhiều giống ngô biến đổi gen kháng sâu, chịu thuốc trừ cỏ được một số công ty nước ngoài nghiên cứu và đưa vào trồng thử nghiệm tại Việt Nam như NK66BT11 kháng sâu đục thân, NK66GA21 chịu thuốc

trừ cỏ Glyphosate, C919MON89034 kháng sâu bộ cánh vảy...(Viện nghiên cứu Ngô, 2010)[24].

Nghiên cứu chọn tạo giống ngô cho vùng khó khăn giai đoạn 2011 - 2015 đã xác định được một số tổ hợp lai triển vọng như VS36, CN11-2, CN11-3, SB09-9, VS71 (120,55 tạ/ha), D08-5, H11-9, CN12-1, VS101, VS104, VS106, H119, H08-7, VS90, H11-1, VS686, VS89, VS90, VS8N, VS80, H13-2, H282. Các giống tham gia khảo nghiệm VS36, H119, VS71 và CN11-2 chịu hạn tốt, thích nghi rộng, năng suất khá, ổn định. Giống ngô lai VS36 đã được công nhận cho phép sản xuất thử trong năm 2012 và đã được chuyển nhượng bản quyền sử dụng cho Công ty cổ phần Giống cây trồng Thái Bình; giống ngô H119 đã được chuyển quyền phân phối hạt giống cho Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang (Lương Văn Vàng, 2013) [22].

Năm 2015, ba giống ngô biến đổi gen đầu tiên được thương mại hóa của Cty Syngenta bao gồm NK66 Bt (mang sự kiện chuyển gen Bt11 kháng sâu đục thân); NK66 GT (mang sự kiện chuyển gen GA21 kháng thuốc trừ cỏ) và NK66 Bt/GT đã được Bộ NN-PTNT đặc cách công nhận giống cho các vùng trồng ngô trên cả nước vào ngày 12/3/2015. Việc cho phép thương mại 3 giống ngô biến đổi gen sẽ tạo bước đột phá cho sản xuất ngô trong nước. Với sự kiện lần đầu tiên cho phép thương mại 3 giống ngô biến đổi gen của Cty Syngenta, Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ 29 trên thế giới thương mại hóa cây trồng biến đổi gen.

Những năm qua, Công ty cổ phần Đại Thành đã đồng hành cùng các nhà khoa học đầu tư, nghiên cứu lai tạo để đưa ra một số sản phẩm ngô lai đơn thế hệ mới có khả năng chống chịu hạn tốt, năng suất cao, ổn định, đem lại thu nhập cao cho người nông dân. Giống ngô lai đơn thế hệ mới F1

GS 9989 là một điển hình. Chỉ sau một thời gian đưa vào sản xuất, GS 9989 đã chinh phục cả những người khó tính nhất bằng những ưu thế vượt trội. Giống ngô GS 9989 được Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) đưa vào danh sách thử nghiệm từ đầu năm 2010. Được sản xuất thử trên diện tích rộng từ vụ Xuân năm 2014 ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung bộ như các tỉnh Sơn La, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Hưng Yên, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, ….

Quá trình thử nghiệm và đưa vào sản xuất, kết quả cho thấy, GS 9989 có rất nhiều đặc tính nổi trội như cây con phát triển khỏe, chịu hạn tốt, sạch bệnh, bắp to, dài, hạt đóng kín bắp, màu sắc hạt đẹp, thời gian sinh trưởng vụ Xuân 115 - 118 ngày, vụ Hè Thu 90 - 95 ngày, vụ Thu Đông 105 - 110 ngày, lõi nhỏ, hạt sâu, hạt dạng bán đá, màu vàng cam đậm. GS 9989 có tiềm năng năng suất cao, đạt từ 12 - 14 tấn/ha. Trong đó, đặc tính ưu việt nhất là chống chịu hạn tốt và khả năng kết hạt tốt cho năng suất cao, ổn định, đem lại thu nhập cao cho nông dân, được bà con nông dân ưa chuộng, thương lái thu mua với giá cao hơn các giống ngô khác... Tháng 8/2015, ngô lai đơn F1 GS 9989 đã chính thức được Bộ NN-PTNT công nhận là giống quốc gia.

Đề tài "Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai cho vùng thâm canh" được thực hiện từ năm 2011 - 2015, trong 5 năm đã đạt được những kết quả như sau: tạo mới được 50 dòng đời S6 - S8 có độ đồng đều cao về hình thái, thuộc nhóm chín trung bình. Xác định được 10 dòng ngô triển vọng C1468, E39, PA33, TRD431, KH664, TRD21, TRD9491, TRD671, C89N, G1237 có năng suất và khả năng kết hợp tốt. Chọn tạo được 4 giống ngô lai LVN111, LVN102, VN595 và LVN62 có tiềm năng năng suất 10 - 12 tấn/ha cho sản xuất; LVN111, LVN102 được công nhận là giống mới và VN595, LVN62 được công nhận sản xuất thử. Kết quả của đề tài nghiên cứu chọn tạo giống

ngô lai cho vùng thâm canh đã góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho người trồng ngô trên toàn quốc (Mai Xuân Triệu và cs, 2016)[19].

Để sản xuất ngô Việt Nam theo kịp các nước tiên tiến và đạt năng suất trung bình của thế giới, việc quan trọng nhất là tăng cường thu thập các nguồn nguyên vật liệu phù hợp, kết hợp chọn tạo giống bằng các phương pháp hiện đại với truyền thống, đẩy mạnh nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác để phát huy tối đa tiềm năng của giống, chọn tạo giống chống chịu phục vụ cho các vùng khó khăn.

Những thành quả mà công tác Nam đạt được đã góp phần làm thay đưa nghề trồng ngô nước ta vươn lên tiến trong khu vực.

nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt đổi những tập quán canh tác lạc hậu và hàng đầu trong hàng ngũ các nước tiên

2.4. Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên

Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng Trung du miền núi phía Bắc nói chung. Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Với diện tích đất tự nhiên 3.536,4 km², dân số hiện nay khoảng 1.156.000 người.

Địa hình của Thái Nguyên không phức tạp so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, Thái Nguyên được chọn là một trong những điểm khảo nghiệm trong quá trình chọn tạo giống.

Cây ngô đã được gieo trồng tại Thái Nguyên từ rất lâu đời, nhưng từ năm 1995 trở về trước, sản xuất ngô ở Thái Nguyên chủ yếu dùng các giống cũ, giống địa phương có thời gian sinh trưởng dài, năng suất thấp. Sau một thời gian với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, có

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai trong vụ đông năm 2017 tại thái nguyên (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w