Chiều cao đóng bắp được tính từ mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng. Chiều cao đóng bắp là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng, khả năng chống đổ gãy và khả năng cơ giới hóa của các giống ngô. Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào đặc tính của giống và điều kiện canh tác, thường những giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì chiều cao đóng bắp thấp hơn những giống có thời gian sinh trưởng dài.
Đối với giống ngắn ngày bắp thường đóng ở đốt thứ 7 - 8 và ở vị trí 35 - 38% chiều cao cây. Đối với giống dài ngày bắp thường ở vị trí đốt thứ 14 - 15 và chiếm khoảng 45 - 60% chiều cao cây, tuy nhiên chiều cao đóng bắp tối ưu bằng ½ chiều cao cây. Những giống có chiều cao cây cao thường có chiều cao đóng bắp cao và ngược lại.
Qua bảng 4.2 cho thấy chiều cao đóng bắp của các THL, giống thí nghiệm dao động trong khoảng 107,0 - 129,6 cm. THL CNC1618 và CNC8824 có chiều cao đóng bắp 126,4 cm và 122,3 cm tương đương với giống đối chứng. Các THL còn lại có chiều cao đóng bắp thấp hơn so với giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.
300 250 200 150 100 50 0
Chiều cao cây
Chiều cao đóng bắp
Hình 4.1: Biểu đồ chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các THL vụ Đông 2017 tại Thái Nguyên
Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây của các THL thí nghiệm biến động từ 47,9 - 55,2%. THL VS7295 có tỷ lệ chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây lớn nhất (55,2%). Các THL thí nghiệm đều có tỷ lệ chiều cao cây trên chiều cao đóng bắp tương đối phù hợp cho quá trình thụ phấn thụ tinh và đảm bảo khả năng chống đổ tốt.