Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai trong vụ đông năm 2017 tại thái nguyên (Trang 34)

Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng Trung du miền núi phía Bắc nói chung. Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Với diện tích đất tự nhiên 3.536,4 km², dân số hiện nay khoảng 1.156.000 người.

Địa hình của Thái Nguyên không phức tạp so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, Thái Nguyên được chọn là một trong những điểm khảo nghiệm trong quá trình chọn tạo giống.

Cây ngô đã được gieo trồng tại Thái Nguyên từ rất lâu đời, nhưng từ năm 1995 trở về trước, sản xuất ngô ở Thái Nguyên chủ yếu dùng các giống cũ, giống địa phương có thời gian sinh trưởng dài, năng suất thấp. Sau một thời gian với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, có sự tham gia tích cực của đội ngũ các nhà khoa học, diện tích trồng ngô lai

ngày càng tăng, thay thế dần các giống ngô địa phương. Người dân trong tỉnh bắt đầu tiếp cận cây ngô lai từ năm 1991 nhưng phải đến năm 2004, 2005 cây ngô lai mới thực sự lên ngôi ở Thái Nguyên. Tính đến nay ngô lai đã chiếm gần 98% trong cơ cấu trồng ngô của tỉnh. Cây ngô lai phát triển đại trà trên đồng đất Thái Nguyên là do loại cây này dễ trồng, dễ chăm sóc và thâm canh, có thể sống được trong mọi điều kiện kể cả khi thời tiết khô hạn. (baothainguyen.vn, 2013)[38].

Bảng 2.6. Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên năm 2005 - 2016 Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 2018)[17]

trong toàn tỉnh năm 2006 giảm 600 ha so với năm 2005. Sau đó diện tích trồng ngô qua các năm 2007 đến năm 2008 tăng 20,6 nghìn ha nhưng sang năm 2009 diện tích lại giảm xuống 17,4 nghìn ha. Từ năm 2010 đến năm

2011, diện tích trồng ngô lại tăng nhưng tốc độ tăng chậm. Năm 2012, diện tích trồng ngô lại giảm xuống còn 17,9 nghìn ha, giảm 700 ha so với năm 2011. Từ năm 2011 đến nay, diện tích trồng ngô của tỉnh có xu hướng tăng nhẹ. Do một số lượng lớn diện tích trồng lúa một vụ cho hiệu quả không cao được chuyển đổi sang trồng ngô.

Năng suất ngô ở tỉnh Thái Nguyên cũng biến động thất thường, năng suất năm 2008 - 2009 bị giảm đáng kể, năm 2009 năng suất ngô chỉ đạt 39,1 tạ/ha, giảm 2,9 tạ/ha so với năm 2007. Nhưng chỉ một năm sau năng suất ngô lại tăng lên tương đương năng suất ngô năm 2007 và không có sự biến động lớn.

Đến năm 2009 do cả diện tích và năng suất ngô đều giảm nên sản lượng chỉ còn 68,0 nghìn tấn. Sản lượng ngô đạt cao nhất vào năm 2015 là 88,0 nghìn tấn, tăng 32,9 nghìn tấn so với năm 2005.

* Một số giống ngô lai mới đã thử nghiệm tại tỉnh Thái Nguyên

Để phát triển sản xuất ngô ở Thái Nguyên tương xứng với tiềm năng kinh tế và xã hội của tỉnh, một trong các giải pháp quan trọng là cải tạo cơ cấu giống, sử dụng các giống ngô lai mới phù hợp với địa phương.

Vụ Đông 2008 - 2009, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành thử nghiệm giống LVN61 do Viện nghiên cứu ngô lai tạo. Kết quả thử nghiệm cho thấy LVN61 thích ứng rất tốt với điều kiện sinh thái của Thái Nguyên, năng suất đạt 70 tạ/ha, vì vậy LVN61 đã được bổ sung vào cơ cấu giống ngô lai của tỉnh (Báo Thái Nguyên, 2010)[3].

Một trong những lợi thế rất lớn của Thái Nguyên là có Trường Đại học Nông Lâm đóng trên địa bàn, đây là một trong những điểm khảo nghiệm giống của Viện Nghiên cứu ngô Việt Nam, vì vậy việc tiếp cận với những giống ngô mới thuận lợi và nhanh hơn các tỉnh khác trong vùng. Vụ Xuân 2009, giống ngô LVN154 do Viện Nghiên cứu Ngô lai tạo, có năng suất cao, chất lượng tốt đã được tiến hành khảo nghiệm tác giả, khảo nghiệm CVU tại Trường Đại học

Nông Lâm Thái Nguyên, đối chứng là giống ngô C919, kết quả cho thấy giống ngô LVN154 có thời gian sinh trưởng là 119 ngày tương đương giống ngô C919, trạng thái bắp, trạng thái cây tương tự đối chứng, năng suất giống ngô LVN154 đạt 85,56 tạ/ha (Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2011)[1].

Để làm phong phú cơ cấu giống ngô tại Thái Nguyên, vụ Xuân và vụ Đông năm 2010, (Nguyễn Hoàng Nguyên và cs, 2010)[10], đã tiến hành thí nghiệm với 7 giống ngô lai mới và hai giống đối chứng là C919 và LVN99. Kết quả cho thấy giống LCH9 đạt năng suất 64,6 tạ/ha (vụ Xuân 2010) cao hơn 2 giống đối chứng.

Trần Trung Kiên và cs ( 2013)[7], vụ Xuân 2012 và 2013 đã tiến hành thí nghiệm trên 6 giống ngô lai do Viện Nghiên cứu Ngô mới chọn tạo và giống đối chứng LVN14 tại Thái Nguyên. Kết quả cho thấy giống SB12 - 6 là giống đạt năng suất thực thu cao và ổn định ở cả 2 vụ đạt từ 65,71 - 76,94 tạ/ha.

Để chọn tạo được các giống ngô lai mới phục vụ cho sản xuất ngô của tỉnh Thái Nguyên, Phan Thị Vân, Bùi Công Anh (2015)[23] đã tiến hành khảo nghiệm 8 tổ hợp ngô lai mới trong vụ Xuân và Đông năm 2013 tại Thái Nguyên với giống đối chứng NK4300. Kết quả thí nghiệm cho thấy năng suất thực thu của các tổ hợp lai thí nghiệm đạt 54,61 - 71,41 tạ/ha (vụ Xuân 2013) và 50,95 - 71,77 tạ/ha (vụ Đông 2013). Vụ Xuân 2013, năng suất của các tổ hợp lai thí nghiệm đều tương đương với với giống đối chứng. vụ Đông 2013, tổ hợp lai KK3936B đạt năng suất 71,77 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Ở Thái Nguyên những huyện miền núi như Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai, ... điều kiện tự nhiên khí hậu khắc nghiệt hơn các huyện vùng thấp, bên cạnh đó trình độ dân trí và điều kiện kinh tế của vùng này cũng hạn chế hơn, vì vậy để phát triển sản xuất ngô ở đây cần có những giống ngô có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu tốt, yêu cầu thâm canh thấp. Chính vì vậy, vụ Xuân

2013, Trung tâm Giống cây trồng tỉnh đã thử nghiệm giống ngô lai mới VS36 do Viện nghiên cứu ngô lai tạo và thực hiện chế độ trồng, chăm sóc, bón phân theo đúng tập quán truyền thống của bà con vẫn đang làm với các giống ngô khác tại địa phương. Kết quả theo dõi cho thấy: VS36 có nhiều ưu điểm như khả năng sinh trưởng khỏe, có thể trồng với mật độ dày (hàng cách hàng 60 cm, cây cách cây 25 cm), bộ lá xanh bền tới khi lá bi bao bắp đã khô, thân cây cứng, bộ rễ chân kiềng phát triển mạnh, đặc biệt chiều cao đóng bắp thấp (72,4 cm) nên khả năng chống đổ tốt. Năng suất trung bình của VS36 đạt trên 80 tạ/ha, cao hơn năng suất ngô bình quân của huyện Võ Nhai vụ Xuân 2013 (Trần Thị Giang Hảo, 2014)[6].

Vụ Xuân 2014, giống ngô lai DK8868 do Công ty Monsanto đã được thử nghiệm tại huyện Võ Nhai. Mặc dù, thời tiết khắc nghiệt, nhiều giống ngô được trồng tại địa phương giảm năng suất gây thiệt hại cho các hộ trồng ngô nhưng giống DK8868 vẫn đạt năng suất 78tạ/ha. Giống DK8868 có ưu điểm là cứng cây, bộ rễ chân kiềng phát triển nên khả năng chống hạn, chống đổ rất tốt, trong giai đoạn cây trỗ cờ phun râu gặp điều kiện thời tiết khô hạn nhưng vẫn cho tỷ lệ hạt rất cao (Dương Trung Kiên, 2014)[8].

Vụ đông 2015, 2 giống ngô lai PAC 669 và PAC 558 đã được thử nghiệm tại Thái Nguyên. Kết quả giống PAC558 có thời gian sinh trưởng ngắn giúp người nông dân chủ động thực hiện kế hoạch cơ cấu mùa vụ. Giống này có bắp to, đồng đều, hạt ngô to, khả năng thích ứng tốt với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Giống PAC 669 có bẹ lá gọn, đặc điểm này có thể giúp tăng mật độ gieo trồng trên một đơn vị diện tích, phiến lá ngô lai mới rất rộng bản, có màu xanh đậm, bền đến tận khi thu hoạch, sẽ được tận dụng là nguồn thức ăn quan trọng trong vụ đông cho gia súc (Báo Nông nghiệp Việt Nam 2015) [2].

Phần 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu nghiên cứu

Đề tài tiến hành đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của 10 tổ hợp ngô lai do Viện nghiên cứu ngô lai tạo và giống NK4300 được chọn làm đối chứng.

- Giống NK4300 (đối chứng):

+ Nguồn gốc giống: Giống ngô lai đơn NK4300 có nguồn gốc từ Thái

Lan, được Công ty TNHH Syngenta Việt Nam nhập nội và chuyển giao. + Đặc điểm, đặc tính: NK4300 có thời gian sinh trưởng 105-110 ngày, cứng cây, có khả năng chịu hạn và chống đổ khá, năng suất trung bình 50-60 tạ/ha.

Bảng 3.1. Các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm và đối chứng Số thứ tự 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu được tiến hành tại phường Quang Vinh, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

- Đặc điểm đất trồng: Đất cát pha xen đất thịt nhẹ, chuyên trồng màu

- Loại cây trồng trước: Cây ngô

3.2.2. Thời gian nghiên cứu

- Vụ Đông năm 2017

- Thời gian gieo hạt: 04/09/2017

- Thời gian thu hoạch: 19/1/2018

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các THL thí nghiệm.

- Nghiên cứu đặc tính chống chịu của các THL tham gia thí nghiệm.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD – Randomized complete Block Design) với 10 công thức, 3 lần nhắc lại.

- Số ô thí nghiệm: 10 x 3 = 30 (ô). Diện tích ô thí nghiệm: 5 x 2,8= 14m2. Giữa các lần nhắc lại cách nhau 1 m.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm 11 bả ov 7 ải 2 D

Ghi chú: 1: CNC292 2: CNC1570 3: CNC352 4: VN378 5: CNC5023 6: CNC9943 7: VS7295 8: CNC1618 9: CNC8824 10: LVN399 11: NK4300(Đ/C)

3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô (QCVN 01-56 - 2011) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [4].

* Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển

- Ngày trỗ cờ: Được tính từ khi gieo đến khi có trên 50% số cây trong công thức xuất hiện nhánh cuối cùng của bông cờ.

- Ngày tung phấn: Được tính từ khi gieo đến khi trên 50% số cây trong công thức có hoa nở ở 1/3 trục chính.

- Ngày phun râu: Được tính từ khi gieo đến khi trên 50% số cây trong công thức có râu dài 2-3 cm ngoài lá bi.

- Ngày chín sinh lý: Được tính từ khi gieo đến khi có trên 75% số cây trong công thức thí nghiệm có chấm đen ở chân hạt.

* Chỉ tiêu về hình thái

- Chiều cao cây (cm): Được đo thời kỳ chín sữa, đo từ mặt đất đến

điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên.

- Chiều cao đóng bắp (cm): Được đo thời kỳ chín sữa, đo từ mặt đất

đến đốt mang bắp trên cùng.

- Số lá: Đếm tổng số lá trên cây, đánh dấu trên lá thứ 3, thứ 5, thứ 10.

- Chỉ số diện tích lá: Theo dõi 5 cây/ô với 3 lần nhắc lại, đo ở thời kỳ chín sữa. Chiều dài từ gốc lá đến đỉnh lá, chiều rộng ở phần rộng nhất của phiến lá. Đo tất cả các lá còn xanh trên cây sau đó áp dụng công thức:

Diện tích lá (m2) = Chiều dài x chiều rộng x 0,75 CSDTL (m2 lá/m2 đất) = DTL/cây x số cây/m2

- Tốc độ tăng trưởng của cây

+ Tiến hành đo chiều cao cây sau trồng 20 ngày, đo 5 lần, khoảng cách giữa các lần đo là 10 ngày.

+ Cách đo: Đo từ mặt đất đến mút lá (đo 10 cây/ô). Tốc độ tăng trưởng sau trồng 20 ngày = h

1 t1

h1: Chiều cao cây sau trồng 20 ngày t1: Thời gian gieo đến đo lần 1 (20 ngày)

Tốc độ tăng trưởng sau trồng 30 ngày = h

2 h

1 t 2 t1

h2: Chiều cao cây sau trồng 30 ngày

Tốc độ tăng trưởng sau trồng 40, 50, 60 ngày tính tương tự như sau trồng 30 ngày.

* Khả năng chống chịu sâu bệnh

- Sâu đục thân (Chilo partellus): Đánh giá vào giai đoạn chín sáp trên toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô, thực hiện ở ba lần nhắc lại.

+ Điểm 1: < 5% số cây bị sâu.

+ Điểm 2: 5-<15% số cây bị sâu

+ Điểm 3: 15-<25% số cây bị sâu.

+ Điểm 4: 25-<35% số cây bị sâu.

- Bệnh gỉ sắt (%): Đánh giá vào giai đoạn trỗ cờ trên toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô, thực hiện ở ba lần nhắc lại. Xác định tỷ lệ cây bị bệnh trên tổng số cây theo dõi.

* Chỉ tiêu chống chịu

- Chỉ tiêu về chống đổ: Theo dõi tất cả các lần nhắc lại sau các

đợt gió

to và trước khi thu hoạch.

- Rễ chân kiềng: Thực hiện vào giai đoạn chín sáp, đếm các rễ phía trên mặt đất của 10 cây theo dõi ở 2 hàng giữa của mỗi ô.

- Đường kính gốc: Tiến hành vào giai đoạn chín sáp, đo ở lóng sát mặt

đất của 10 cây theo dõi ở 2 hàng giữa của mỗi ô.

+ Đổ rễ (%): Đếm các cây bị nghiêng một góc bằng hoặc lớn hơn 30 độ so với chiều thẳng đứng của cây ở giai đoạn chín sáp.

+ Đổ gẫy thân (điểm): Đếm các cây bị gẫy ở đoạn thân phía dưới bắp sau các đợt gió to, hạn, rét.

+ Điểm 1: Tốt: < 5% cây gãy.

+ Điểm 2: Khá: 5 - 15% cây gãy.

+ Điểm 3: Trung bình: 15 - 30% cây gãy.

+ Điểm 4: Kém: 30 - 50% cây gãy.

+ Điểm 5:Rất kém: > 50% cây gãy.

* Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất

- Chiều dài bắp (cm): Đo từ đáy bắp đến mút bắp, đo trên bắp thứ nhất của 10 cây mẫu.

- Đường kính bắp (cm): Đo ở giữa bắp, đo trên bắp thứ nhất của 10 cây mẫu.

- Số bắp/cây: Tổng số bắp hữu hiệu/tổng số cây hữu hiệu trên ô. Đếm số bắp và số cây trong ô lúc thu hoạch.

- Hạt/hàng: Được đếm trên hàng hạt có chiều dài trung bình trên bắp. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu.

- Khối lượng 1000 hạt (g): Đếm 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt sau đó cân

khối lượng của 2 mẫu, nếu khối lượng của mẫu nặng trừ đi khối lượng của mẫu nhẹ <5% so với khối lượng trung bình của 2 mẫu thì khối lượng 1000 hạt bằng tổng khối lượng của 2 mẫu.

- Khối lượng 1000 hạt ở độ ẩm bảo quản (14%).

M1000 (14%) = Mhạt tươi x (100 - A

0)

100 – 14

- Độ ẩm hạt khi thu hoạch (A0) được đo bằng máy đo độ ẩm Kett 400 của Nhật Bản.

- Tỷ lệ hạt/bắp khi thu hoạch (%): Mỗi công thức lấy 10 bắp, cân khối

lượng của 10 bắp sau đó tẽ hạt, cân khối lượng hạt . - Năng suất lý thuyết:

Cây/m2 x bắp/cây x hàng/bắp x số hạt/hàng x M1000 NSLT (tạ/ha) =

10.000

- Năng suất thực thu:

Tỉ lệ hạt/bắp x Mô tươi x (100 - A0)x 100 NSTT (tạ/ha) =

Tỉ lệ hạt/bắp(%) =

A0 : Ẩm độ khi thu hoạch

14%: là ẩm độ khi bảo quản

M10 bắp:: khối lượng 10 bắp Sô: diện tích ô thu hoạch ( 7 m2)

3.5. Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm

Áp dụng theo quy trình kỹ thuật canh tác ngô của Bộ NN&PTNT [4].

* Làm đất: Làm đất tơi, xốp, bằng phẳng, sạch cỏ dại, đảm bảo

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai trong vụ đông năm 2017 tại thái nguyên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w