6. Cấu trúc của luận án
1.2.3. Sự thống nhất giữa phẩm chất nhà cách mạng và phẩm chất
người nghệ sĩ ở Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh được nhìn nhận không chỉ là một nhân vật lịch sử kiệt xuất mà còn là một nghệ sĩ lớn với những tác phẩm đa dạng, đích thực thuộc phạm trù sáng tạo nghệ thuật. Những truyện kí được viết thời còn hoạt động cách mạng ở Pháp những năm 20 của thế kỷ XX, Nhật kí trong tù được viết thời chịu cảnh tù đày trong nhà giam của Tưởng Giới Thạch những năm 1942 - 1943, một số bài thơ mang cảm hứng tự biểu hiện ra đời thời kháng chiến chống Pháp,... là những minh chứng rõ nét.
Theo Nguyễn Đăng Mạnh trong chuyên luận Quan điểm và phương pháp nghiên cứu văn thơ Hồ Chí Minh, cần phải phân biệt được hai bộ phận khác
nhau trong sáng tác của Hồ Chí Minh là bộ phận viết theo cảm hứng tuyên truyền, vận động cách mạng và bộ phận viết theo cảm hứng nghệ thuật, mang màu sắc tự biểu hiện. Quả đây là một định hướng nghiên cứu đúng đắn. Mặc dù vậy, điều đó không hề ngăn trở chúng ta nhìn ra tính thống nhất toàn vẹn trong
sáng tác của Người, mà cái gốc của vấn đề nằm ở chỗ: trong con người Hồ Chí Minh, phẩm chất nhà cách mạng và phẩm chất người nghệ sĩ đã quyện
hoà làm một. Hiểu rõ điều này, ta mới có thể cắt nghĩa được vì sao mỗi lời văn, lời thơ của Người đều vang vọng như vậy trong lòng người tiếp nhận.
Suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh luôn thể hiện phẩm chất của một con người giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục. Trong buổi tiếp phái đoàn Phật giáo Việt Nam vào thăm tại Phủ Chủ tịch, Hồ Chí Minh nói: “Tôi cũng học Phật và nhớ được một câu:
Mình không vào địa ngục cứu chúng sinh thì ai vào?”. Sự thật, Người đã bước vào địa ngục trần gian thực hành hạnh Bồ tát giống như trước đây ngài Bồ tát Địa tạng đã từng phát nguyện: “Chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ đề, Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật”. Lời đại nguyện của Hồ Chí Minh thể hiện mong ước của Người: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [102, tr. 123]. Đó cũng chính là lòng “từ bi” mà Đức Phật dạy. Lòng từ bi đó thể hiện nhất quán trong con người, trong cuộc đời Hồ Chí Minh, từ lời nói đến việc làm, từ thuở bôn ba hải ngoại tìm đường cứu dân, cứu nước, đến khi Người đã trở thành Chủ tịch nước.
Cho đến Di chúc Người viết cuối đời cũng là vì dân vì nước: “Người để lại cho nhân dân bản Di chúc lịch sử với tình cảm thiết tha và những lời căn dặn sâu sắc” [42, tr. 213].Cái cốt yếu của văn chính luận là khuynh hướng tư tưởng, lập trường, quan điểm, cách lập luận sử dụng lí lẽ. Tuy nhiên, đối tượng tiếp nhận luôn là yếu tố quan trọng làm tăng hiệu quả của nội dung chính luận, nếu chỉ thay đổi đối tượng tiếp nhận là sức thuyết phục của lời luận thuyết, kêu gọi
hay truyên truyền sẽ không còn nữa.
Qua sự kiện Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập có thể thấy rõ vai trò, vị thế, sức mạnh tinh thần của chủ thể sáng tác, lãnh tụ xuất sắc của Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, khiến chính Người cũng sảng khoái, tự hào, tự tin và “thấy sung sướng” [50, tr. 424-427] như một hạnh ngộ.
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh