6. Cấu trúc của luận án
3.2.4. Khả năng vẫy gọi của lập trường tư tưởng cách mạng, tiến bộ
Căn cứ vào chính các tác phẩm cũng như các phát biểu, đề xuất yêu cầu nhiệm vụ, bài giảng, tập huấn, chỉ đạo, hướng dẫn, góp ý, có thể thấy rõ định hướng quan điểm của Hồ Chí Minh với việc sử dụng ngôn từ nghệ thuật trong văn chính luận.
Trước hết, có thể tìm thấy các ý kiến Hồ Chí Minh bàn về văn chính luận và việc sử dụng nghệ thuật ngôn từ trong văn chính luận qua các bài viết liên quan đến hoạt động báo chí: Báo chí bình dân (Tiếng Pháp. Thanh niên, số 28/1926) [108, tr. 510-511], Mục dành cho phụ nữ: Về sự bất công (Tiếng Pháp.
Thanh niên, số 40/1926) [108, tr. 512], Mục đọc báo (Tiếng Trung, 1943) [108, tr. 459-466], Thư gửi lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng (Cứu quốc, số 1264, ngày 9/6/1949) [112, tr. 102-103]; đặc biệt các ý kiến đã từng bước được tổng kết thành kinh nghiệm cũng như trình bày thành kinh nghiệm bản thân qua việc ghi lời Hồ Chủ tịch nói chuyện với cán bộ báo chí, văn nghệ và cán bộ các ngành tại Trường Lý luận Chính trị Trung ương với bài Cách viết (Ngày 17/8/1952) [126, tr. 346-355] và Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ II Hội Nhà báo Việt Nam (Ngày 16/4/1959) [117, tr. 164-171], Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam (Nhân dân, số 3089, ngày 9/9/1962) [118, tr. 463-466].
Khi còn ở trên đất Pháp, Nguyễn Ái Quốc thâm nhập vào các tầng lớp trí thức, giới báo chí và dân chúng lao động người Pháp và Việt Nam để tuyên truyền lý tưởng Cộng sản và thức tỉnh tinh thần yêu nước. Trong truyền đơn cổ
động mua báo Người cùng khổ nhân dịp kỷ niệm Công xã Pari tại nghĩa trang Cha Lasedơ vào đầu năm 1923, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ hoàn cảnh thực tại của người dân lao động và xác định lý tưởng tranh đấu cho một ngày mai tươi sáng: “Dự kiến những sự kiện nghiêm trọng có thể xảy ra ngày một ngày hai, bạn đừng đợi gì mà chưa mua báo Le Paria và hô hào bạn bè mua nó. Tờ báo này là tờ báo của bạn, giúp bạn thoát khỏi cảnh nô lệ và sẽ phát hành rộng rãi trong tất cả các thuộc địa, nhằm dắt dẫn mọi người bị bóc lột thuộc mọi màu da đoàn kết lại dưới lá cờ đỏ búa liềm để trong một phong trào cách mạng quốc tế rộng lớn quét sạch mọi kẻ bóc lột mà chúng ta là những người cùng khổ. Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hoà thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau. Tất cả mọi người hãy đứng lên quanh lá cờ đỏ để chinh phục thế giới. Lao động tất cả các nước, đoàn kết lại!” [105, tr. 496]… Cũng ngay trên đất Pháp, Nguyễn Ái Quốc viết bài Giáo dục quốc dân, “Cái dã man” Bônsơvích (Le Paria, số 29, tháng 9-1924) nhằm tuyên truyền về nước Nga Xô viết với sự thay đổi lớn nhất là quyền lợi về tay đại đa số người dân lao động bằng những con số cụ thể, sinh động: “Chính phủ Xô viết đã cho thực hiện chương trình sau đây: A) Giáo dục không mất tiền và bắt buộc; giáo dục phổ thông và bách khoa đối với các trẻ em nam nữ cho đến 17 tuổi; từ 17 tuổi trở lên thì giáo dục chuyên môn và chuyên nghiệp. B) Nhà nước chịu phí tổn cho tất cả học sinh về ăn uống, quần áo, giầy dép và những thứ cần dùng cho học sinh. C) Thiết lập một hệ thống các trường mẫu giáo và vỡ lòng, nhà giữ trẻ, vườn trẻ, nhà nuôi trẻ, v.v... nhằm mục đích cải thiện việc giáo dục của xã hội, giải phóng người phụ nữ. D) Nhân dân lao động tích cực tham gia việc giáo dục quốc dân; phát triển các "Hội đồng giáo dục quốc dân"; tất cả những công dân
có trình độ giáo dục phổ thông, đều thuộc quyền sử dụng của Nhà nước, v.v... E) Trong ngành đại học, các sinh viên nghèo và nhất là công nhân và nông dân được cấp học bổng và những ưu tiên khác để họ có phương tiện vật chất theo học ngay cả các trường đại học” [105, tr.337], ngay sau đó lại đưa ra những con số mang tính đối lập về tình trạng giáo dục tệ hại ở các nước thuộc địa. Về sau này, trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng khi bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, trong vai trò Chủ tịch Nước, Người vẫn ưu tiên chống “giặc đói, giặc dốt”, xác định rõ nhiệm vụ “văn hóa hóa kháng chiến", "văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận" và xác định niềm tin chiến thắng, niềm tin vào lý tưởng trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946): “Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm!” [108, tr. 534-535]; kể cả khi giặc Mỹ mở rộng chiến tranh, sử dụng không quân đánh phá miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước với tất cả ý chí, niềm tin vào lý tưởng và con đường cách mạng tất thắng, bất chấp mọi hy sinh gian khổ: “Chúng có thể dùng hàng nghìn máy bay, tăng cường đánh phá miền Bắc. Nhưng chúng quyết không thể lay chuyển được chí khí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng. Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” [120, tr. 131]. Phải có một lập trường tư tưởng cách mạng tiến bộ thì Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh mới có được những trang văn chính luận tràn đầy ý chí, tinh thần lạc quan, kiên định, đưa cuộc cách mạng và sự nghiệp giải phóng dân tộc vượt qua mọi phong ba bão táp.
tranh; lấy văn nghệ phục vụ chính trị, lấy văn chính luận như một phương tiện tuyên truyền hiệu quả rồi đi đến đúc kết kinh nghiệm, đưa đến bài học quan điểm lý luận, bài giảng và yêu cầu về cách viết: “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào?”. Cả cuộc đời Hồ Chí Minh đã không ngừng trau dồi nghệ thuật viết văn chính luận sao cho phù hợp với từng đối tượng bạn đọc, đáp ứng từng loại đề tài, nhiệm vụ cách mạng và lựa chọn những cách viết, lối viết, nội dung và hình thức viết sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Nhà nghiên cứu Phong Lê đã tóm tắt đặc điểm, thành tựu và bài học trau dồi nghệ thuật viết văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh qua các giai đoạn, thời kỳ: “Đối với Bác, trong những ngày xa Tổ quốc, nỗi niềm canh cánh không nguôi lúc nào cũng là hướng về đất nước, về đồng bào còn đang phải chịu cảnh đọa đày. Đối với Bác lúc ấy, viết là viết cho những người chịu thiệt thòi nhiều nhất trong xã hội cũ. Sau Cách mạng, cũng vẫn mục tiêu ấy, những gì Bác viết trước hết là dành cho những người đã bỏ nhiều công sức nhất cho sự nghiệp cách mạng. Viết cho đồng bào mà mỗi giới, mỗi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp Bác đều chọn được một cách nói riêng để thâm nhập vào họ, những lời Bác viết bao giờ cũng là những lời tâm huyết, và do vậy là những lời giản dị”[81, tr.19].
3.3. Sự kết tinh văn hóa Đông - Tây trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
Xét trong bản chất, tư tưởng và triết lý Đông - Tây trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là một thể thống nhất mà sự phân chia chỉ có tính tương đối. Lữ Huy Nguyên khi biên soạn cuốn sách văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã chia bộ sưu tập này thành 8 phần, nhấn mạnh hai nội dung cuối theo hai chiều hướng dân tộc và thế giới: Phần VII. Phát triển những những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc, Phần VIII. Và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới [186, tr. 365-437].
3.3.1. Tinh hoa văn hóa phương Đông trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh thể hiện ở sự thấm nhuần sâu sắc bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, người có đạo đức là người biết sống vì đồng loại, biết tìm hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của đồng loại, cụ thể là trong hạnh phúc của nhân dân lao động. Đạo đức đó hoàn toàn phù hợp với bản chất của con người theo như K. Marx quan niệm: “Bản chất con người phải được cấu tạo sao cho chỉ khi con người làm việc nhằm hoàn thiện cả những người cùng thời vì lợi ích của họ thì mới đạt tới sự hoàn thiện bản thân”. Do đó, Người ân cần căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”; sau khi kết thúc chiến tranh, cần phải “miễn thuế nông nghiệp một năm cho hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm nguồn phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất” [117, tr. 504], làm được như thế là “trọng dân”, “thấu hiểu lòng dân”, “khoan thư sức dân” theo đạo nghĩa. Như vậy, với Hồ Chí Minh, quan hệ tốt với nhân dân là một tiêu chuẩn rất quan trọng của đạo đức, qua hai phương diện gắn bó với nhau:
Thứ nhất, lợi ích của nhân dân là mục đích tối cao của mọi việc làm, mọi chính sách, “điều gì có lợi cho dân, phải hết sức làm, điều gì có hại cho dân, phải hết sức tránh”. Nói cách khác, nhân dân là đối tượng phục vụ của cán bộ ở bất cứ cương vị xã hội nào. Do đó, ở phương diện này, đạo đức Hồ Chí Minh đòi hỏi phải toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, phải cần kiệm liên chính, chí công vô tư. Đây là truyền thống dân tộc từng được Nguyễn Trãi thể hiện trong thơ:
Phúc chu thủy tín dân do thủy
(Lật thuyền mới biết dân như nước)
(Quan hải - Đóng cửa biển) trong Bình Ngô đại cáo:
- Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
- Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Nói khái quát, tinh thần vì nhân dân, phấn đấu cho hạnh phúc nhân dân đã tỏa sáng trong các trang văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Thứ hai, theo Hồ Chí Minh, mọi chủ trương chính sách đều hướng về nhân dân, do chính nhân dân thực hiện. Ở phương diện này, về đạo đức theo Hồ Chí Minh phải hết sức dân chủ với nhân dân: “nếu ai nói chúng ta không dân chủ, thì chúng ta khó chịu. Nhưng chúng ta tự xét cho kỹ, thì thật có như thế” [108, tr.484]. Đạo đức Hồ Chí Minh có chiều sâu nhân văn và mang tính dân chủ. Tuy nhiên, hai điều Người đã nêu trên không phải dễ thực hiện. Bởi vậy, trong suốt thời kỳ lãnh đạo đất nước, Người phải nhiều lần hướng dẫn cán bộ và tổ chức các cấp cách làm: “Trong mọi công việc, ngay từ khi lập kế hoạch và suốt cả thời gian thực hiện, phải mạnh dạn phát động quần chúng, làm cho mọi người thấm nhuần tinh thần làm chủ tập thể. Quần chúng thực sự có quyền dân chủ và cán bộ, đảng viên, đoàn viên phải xung phong gương mẫu, thì chắc chắn ngăn ngừa được những tệ quan liêu, mệnh lệnh lãng phí, tham ô” [116, tr. 484]. Nhưng trước hết chính kẻ có trách nhiệm trong bộ máy công quyền phải quán triệt nhận thức về quyền làm chủ này và dùng nó để răn mình. Hồ Chí Minh luôn tôn trọng tính dân chủ trong mọi trường hợp, từ việc rất nhỏ đến việc lớn: “Bác muốn bàn luận dân chủ, các chú có ý kiến gì trái với Bác cứ cãi, nhất trí rồi về làm mới tốt được. Không nên: Bác nói gì, các chú cũng ghi vào sổ mà trong bụng thì chưa thật rõ, rồi các chú không làm, hay làm một cách qua loa”; “Các chú phải hết sức chú ý vấn đề dân chủ và kỷ luật. Kỷ luật trong dân chủ, dân chủ phải có kỷ luật. Bác thấy có nơi còn có hiện tượng cán bộ cáu kỉnh với chiến sĩ, như vậy không tốt. Có gì thì cứ bình tĩnh bảo nhau, bàn với nhau. Càng cáu càng khó nghe. Muốn dân chủ tốt, kỷ luật cao, cán bộ phải gương mẫu phê bình và tự phê bình. Ví dụ: Bác và các chú khai hội với nhau, Bác tự phê bình trước thì các chú mới dám phê bình. Các chú có khuyết điểm, Bác phê bình
lại. Mục đích tự phê bình và phê bình là học cái hay, tránh cái dở, chứ không phải nói xấu nhau” [116, tr. 547].
Bàn về dân chủ và quyền tự do dân chủ, Hồ Chí Minh luôn là người trình bày linh hoạt và thấu tình đạt lý, Người nói: “Tự do tư tưởng. Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm ra chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý” [108, tr. 492]. Vậy là, có thể coi sự mở rộng dân chủ là thước đo của sự tiến bộ xã hội, và tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể của xã hội ấy. Trong mọi trường hợp, có dân chủ mới có thể phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, tư tưởng phương Đông và tinh thần dân tộc còn được thể hiện ở sự trở về với truyền thống ngàn năm và được Vũ Ngọc Khánh xác định: “Thật phấn khởi khi Bác tự mình làm gương cho ta, đem văn nghệ dân gian phục vụ chính trị, đi sát từng bước với phong trào cách mạng dân tộc, cách mạng thế giới; lại lấy văn nghệ dân gian làm người thầy thường trực, để trau dồi lời ăn tiếng nói hằng ngày” [71, tr. 101].
Trên tầm cao tư tưởng nhân văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử văn minh, tính chất lý tưởng hóa và giá trị đạo đức, tính chất hướng thiện và khả năng thực hành, noi gương của mọi tôn giáo ở cả phương Đông và phương Tây, thời cổ và kim:
“Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa”;
“Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng cá nhân. Tôn giáo của Chúa Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó, chính sách của nó phù hợp
với điều kiện nước ta.
Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho mọi người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên cõi đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết” [179, tr. 198].
Như vậy là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã thể hiện diễn ngôn tuyên