Đánh giá chung về tầm vóc tư tưởng, nghệ thuật và sức tác

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận của nguyễn ái quốc – hồ chí minh (Trang 61)

6. Cấu trúc của luận án

2.3.3. Đánh giá chung về tầm vóc tư tưởng, nghệ thuật và sức tác

Sự thống nhất giữa văn chính luận với các bộ phận sáng tác khác trong di sản văn học Hồ Chí Minh thể hiện ở tầm vóc tư tưởng, tính thống nhất của mục đích hoạt động, đấu tranh cách mạng, phục vụ nhân dân, đất nước.

Văn chính luận có một vai trò, vị trí đặc biệt trong sự nghiệp sáng tác nghệ thuật cũng như sự nghiệp đấu tranh và kiến quốc của Người. Những tác phẩm văn chính luận được viết ra chủ yếu với mục đích đấu tranh chính trị, nhằm tiến công trực diện kẻ thù hoặc thực hiện những nhiệm vụ cách mạng qua những chặng đường lịch sử. Tuy nhiên, văn chính luận Hồ Chí Minh có sự gắn kết, hô ứng với các tác phẩm truyện ký cũng như thơ ca do chính Người sáng tác.

Thời kỳ năm 1910 đến năm 1945, với bút danh chính là Nguyễn Ái Quốc, Người đã viết nhiều tác phẩm chính luận đăng trên các tờ báo: Người cùng khổ

(Le Paria), Nhân đạo (L’humanité), Đời sống thợ thuyền (La vie ouvrière), Thư tín quốc tế (La correspondence internationale), Sự thật (Pravda), Tiếng còi, Công nhân Bakinski nhằm hướng đến đối tượng tiếp nhận là người dân Pháp, nhân dân các nước thuộc địa và bộ phận những người hoạt động cách mạng ở Pháp, với nội dung tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân, kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa thức tỉnh, đoàn kết và đấu tranh giải phóng dân tộc. Các tác phẩm tiêu biểu có: Tâm địa thực dân, vấn đề dân bản xứ (1919), Bình đẳng (1922), Vực thẳm thuộc địa (1923), Công cuộc khai hóa giết người (1924), Bản án chế độ thực dân Pháp (1925). Có mục đích vạch trần thủ đoạn và phong cách châm biếm, đả kích sâu cay của các tác phẩm này tương đồng với các tác phẩm truyện ký, hồi ký, ghi chép như Paris, Con người biết mùi hun khói, Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Con rùa (1925), Giấc ngủ mười năm

(1949), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1961).

Sự tương đồng, thống nhất giữa các loại sáng tác nói trên là kết quả tự nhiên của một quá trình hoạt động được định hướng bởi nhận thức sáng rõ. Ngay từ năm 1913, trong Thư gửi Phan Chu Trinh, Người từng viết:

Chọc giời khuấy nước tiếng đùng đùng, Phải có kiên cường mới gọi hùng. Vai cứng long lanh ngoài ách tớ, Má đào nóng nảy giới quyền chồng. Lợi chung dầu sẽ mua về được, Kiếp mạng chi nài sự có không. Ba hột đạn thầm hai tấc lưỡi,

Sao cho ích giống mấy cam lòng! [128, tr. 2]

Văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh có sự đồng dạng với truyện ký và thơ ca ở ý thức nhấn mạnh quyền lợi người lao động (Việt Nam yêu cầu ca, 1922), thức tỉnh đồng bào (Bấy lâu mơ ngủ, 1926; Bài ca Trần Hưng Đạo, Cô Vượng khuyên chồng, 1928). Có thể thấy Nhật ký trong tù (1942-1943) của Hồ Chí Minh gồm 135 bài cũng có sự tương hợp sâu sắc với phong cách văn

chính luận ở tinh thần quả cảm, ý chí vượt gian khó và tiếng nói hài hước, lạc quan, tin tưởng vào tương lai đất nước.

Sau này, khi đối tượng tiếp nhận chủ yếu là các tầng lớp nhân dân, sáng tác của Người ân cần, gần gũi, tôn trọng, khiêm nhường, theo đó, sự tuyên truyền trong văn chính luận cũng mang một màu sắc khác, cốt làm thế nào để nhân dân thấy nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Không phải ngẫu nhiên mà hình thức thơ ca được Người sử dụng nhiều để chuyên chở các nội dung chính luận. Thời kỳ chống thực dân Pháp, Người viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), ngay sau đó, Người có thơ Chúc năm mới (1947):

Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió,

Tiếng kèn kháng chiến vang dội non sông. Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng.

Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào! Sức ta đã mạnh, người ta đã đông.

Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi !

Thống nhất độc lập nhất định thành công! Tính chất bình dân, gần gũi quần chúng còn được thể hiện đậm nét trong các bài ca chúc tết, vừa “kêu gọi”, vừa “mừng xuân”:

Mấy câu thành thật nôm na,

Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân.

(Thơ chúc Tết, 1952)

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Người lên tiếng mạnh mẽ trong lời hiệu triệu, tác động sâu sắc đến công chúng chiến sĩ, đồng bào bằng ý chí quyết tâm đánh giặc cứu nước và tin vào ngày mai tất thắng: "Giônxơn và bè lũ phải biết rằng: Chúng có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân hoặc nhiều hơn nữa để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam. Chúng có thể dùng hàng nghìn máy bay, tăng cường đánh phá miền Bắc. Nhưng chúng quyết không thể lay chuyển được chí khí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân

Việt Nam anh hùng. Chúng càng hung hăng thì tội của chúng càng thêm nặng. Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!"(Không có gì quí hơn độc lập, tự do, 1966). Ngay năm sau, Người có thơ hô ứng Mừng xuân 1967, vừa là "chúc” vừa là chỉ đạo, định hướng, giao nhiệm vụ:

Xuân về xin có một bài ca, Gửi chúc đồng bào cả nước ta: Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi, Tin mừng thắng trận nở như hoa!

Những trường hợp như thế văn bản chính luận của Hồ Chí Minh đã được triển khai, hoàn chỉnh trong khuôn khổ hình thức thể loại thơ và nó là một hiện tượng rất riêng của Hồ Chí Minh. Dù ở cương vị Chủ tịch nước, Người kêu gọi nhân dân với tư cách là bậc già cả, chia sẻ, động viên quần chúng với trách nhiệm

và tình cảm chân tình. Từ đây, cho đến khi qua đời, hàng năm vào dịp Tết, Hồ Chí Minh đều có thư và thơ chúc Tết, mừng xuân đến nhân dân cả nước.

Nhìn chung, những yếu tố đặc thù của tình huống giao tiếp luôn được Hồ Chí Minh chú ý khai thác trong văn chính luận của Người. Ở từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, việc lựa chọn ngôn ngữ và tổ chức văn bản luôn được cân nhắc để các tác phẩm không chỉ phản ánh hiện thực xã hội mà còn tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người tiếp nhận. Có thể nói văn chính luận tuyên truyền của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh có được sức tác động sâu sắc tới công chúng chính bởi tầm vóc tư tưởng và khả năng chinh phục, truyền cảm sâu rộng.

Tiểu kết chương 2

Văn nghị luận, chính luận Việt Nam đã có truyền thống phát triển lâu dài, khởi nguồn từ thế kỷ X, qua suốt thời trung đại đến giao thời cận đại và

hiện đại. Trên cơ sở tìm hiểu diện mạo, đặc điểm, thành tựu lớn của văn chính

luận thời trung đại, cận hiện đại, hiện đại với các đại biểu ưu tú như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phan Bội Châu,... có thể xác định rõ nét sự tiếp nối, phát

triển của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Rõ ràng văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh có sự kế thừa truyền thống nhưng cũng có khác biệt so với các chí sĩ yêu nước và nhà cách mạng trước đó, kể từ mục đích, đối tượng, nội dung và nghệ thuật tuyên truyền. Những thống kê, phân loại dựa trên nhiều tiêu chí như mục đích, cơ sở địa chính trị, địa văn hóa, bút danh, phương tiện ngôn ngữ, phương thức lưu truyền, số lượng tác phẩm, hình thức phổ biến, đối tượng tiếp nhận cho thấy sự thống nhất cao giữa cốt cách nhà cách mạng thiên tài Hồ Chí Minh và cây bút chính luận lấy văn chương như một phương tiện, vũ khí đấu tranh cách mạng.

Chương 3

ĐẶC TÍNH TUYÊN TRUYỀN TRONG VĂN CHÍNH LUẬN

NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH XÉT TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

Xét về bản chất, nghệ thuật văn chính luận bao giờ cũng gắn bó hữu cơ với các phương diện nội dung, do đó, nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận cũng nhằm chuyển tải nội dung, vừa tương tác vừa chịu sự tác động, qui định của nội dung. Ở đây, việc xác định đặc tính tuyên truyền trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sẽ bao gồm việc tìm hiểu ý thức về đối tượng tiếp nhận, từ đó đi sâu khai thác, phân tích các đặc điểm cơ bản, tiêu biểu như tính thời đại và tinh thần cách mạng, tính dân tộc và nhân dân, tính nhân văn và năng lực hấp thụ tinh hoa văn hóa Đông - Tây, và cuối cùng là việc nghiên cứu tác phẩm Di chúc (1969), văn bản đã được Nhà nước Việt Nam công nhận “Bảo vật quốc gia” đợt 1 năm (2012).

3.1. Sự ý thức sâu sắc về đối tượng tiếp nhận - điều kiện đảm bảo tính thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

3.1.1. Ý thức về đối tượng tiếp nhận trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

3.1.1.1. Ý thức sáng rõ về đối tượng tiếp nhận - một biểu hiện của quan hệ mới giữa tác giả và độc giả trong đời sống văn học hiện đại

Trong các tác phẩm, bài báo, bài viết của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh,

kể từ bản Yêu sách của nhân dân Việt Nam gửi Hội nghị Vecxay (1919) đến

Di chúc (1969), khu vực văn chính luận chiếm một tỷ lệ lớn và để lại những trang văn bất hủ, đánh dấu những sự kiện lớn, những dấu mốc lớn trong hành trình cách mạng Việt Nam thế kỷ XX.

Trước 1941, dưới tên gọi Nguyễn Ái Quốc và nhiều bút danh khác, trong tư cách một thanh niên yêu nước và một người chiến sĩ trong phong trào cách mạng vô sản thế giới, Người đã viết Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và

Đường Kách mệnh (1927) chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm (1930). Đó là những tác phẩm nhằm lên án chủ nghĩa thực dân, tuyên truyền đấu tranh chính trị, thể hiện sâu sắc lý tưởng cách mạng của giai cấp vô sản, đầy trí tuệ, giàu cảm xúc và hình ảnh. Trong những năm (1919 - 1923) ở Pari nhiều bài văn chính luận được đăng trên các báo như Người cùng khổ (Le Paria), Nhân đạo (L’Humanité), Đời sống thợ thuyền (La vie ouvrière), Thư tín quốc tế (La correspondace internationale). Đặt biệt Bản án chế độ thực dân Pháp

cho người đọc thấy rõ bản chất của thực dân Pháp. Tác giả đã lần lượt lên án, tố cáo mạnh mẽ, sâu sắc từng mặt, từng vấn đề từ chính quyền đến giáo hội, từ tội đàn áp tàn bạo đến trò bóc lột tham nhũng của chủ nghĩa thực dân Pháp. Qua Bản án chế độ thực dân Pháp Nguyễn Ái Quốc nhằm cảnh tỉnh thế giới phương Tây, thức tỉnh thế giới phương Đông; cũng là lời kêu gọi đoàn kết, là cương lĩnh hành động của những người bị áp bức, thức tỉnh và đấu tranh trên toàn thế giới. Tác phẩm chính luận của Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện sâu sắc trí tuệ và vốn tri thức của Người. Nguyễn Ái Quốc còn am hiểu sâu sắc nhiều lĩnh vực triết học, kinh tế, văn học, sử học và đã vận dụng rất sáng tạo các tri thức đó vào tác phẩm của mình. Nghệ thuật chủ đạo trong văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc là lập luận và trình bày chặt chẽ với các bằng cớ xác thực, súc tích ngắn gọn, dễ hiểu, giàu hình ảnh.

Sự ý thức sáng rõ về đối tượng tiếp nhận chứng tỏ khả năng nhập cuộc, nắm bắt và làm chủ tình hình của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong quan hệ giữa tác giả và độc giả, đề cao tính thời sự, tính hiệu quả trong hoạt động tuyên truyền khi lấy văn chính luận làm vũ khí đấu tranh cách mạng. Đây cũng là điều kiện, tiêu chí và cơ sở để phân loại văn chính luận Hồ Chí Minh theo nhiều dòng chủ đề, đề tài, phạm vi chiến lược, sách lược và đối tượng khác nhau: nhiệm vụ giải phóng dân tộc với Đường Kách mệnh (1927), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1966); tinh thần đại đoàn kết dân tộc, quan tâm sâu sắc đến tổ chức và cá nhân đồng bào theo đạo Công giáo

với Thư gửi đồng bào Công giáo, Lời cảm ơn đồng bào Công giáo (1945), Thư gửi quyền Giám mục Lê Khanh (1955), Thư gửi Hội nghị đại biểu đồng bào theo đạo Thiên Chúa toàn miền Bắc (1964); nhấn mạnh vai trò sự nghiệp giáo dục, ươm mầm thế hệ tương lai từ trong nước tới thiếu nhi các nước khác nhau với

Thư gửi thiếu nhi Việt Nam đêm Trung thu đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945), Thư gửi các cháu lưu học sinh Việt Nam học ở Mátxcơva

(1955), Thư gửi thiếu nhi Trung Quốc, Thư gửi cháu Mariana (Liên Xô), Thư gửi các cháu Thiếu niên Tiền phong Liên Xô (1965). Điều này cũng có nghĩa rằng sự ý thức sáng rõ về đối tượng tiếp nhận đã giúp Hồ Chí Minh có cách ra lời kêu gọi, viết thư trao đổi, hướng đến nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và quốc tế phù hợp.

3.1.1.2. Sự thể hiện của ý thức về đối tượng tiếp nhận khi viết văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Năm 1941, sau khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, từ tên gọi Nguyễn Ái Quốc chuyển sang tên gọi Hồ Chí Minh, Người đã ra báo Việt Nam độc lập, viết hơn 30 Bài ca Việt Minh nhằm tuyên truyền cách mạng (1941 - 1942); viết diễn ca Lịch sử nước ta (1942); viết Ngục trung nhật ký trong thời gian 14 tháng bị chính quyền Quốc dân đảng Trung Hoa cầm tù (1942 - 1943). Sau khi ra tù, Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo quốc dân giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám (1945), viết Tuyên ngôn Độc lập công bố chủ quyền của dân tộc Việt Nam cho quốc dân và toàn thế giới. Đây là áng văn chính luận mẫu mực, có giá trị về tư tưởng nghệ thuật cao trong lịch sử văn chương dân tộc. Nói như Tố Hữu, đó là Lời non nước: “Con nghe Bác tưởng nghe Lời non nước. Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau” (Sáng tháng Năm). Trên ý nghĩa này, có thể liên hệ so sánh Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh thế kỷ XX với Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thế kỷ XV.

Trong suốt cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh, văn chính luận gắn bó mật thiết với các giai đoạn gian lao mà hào hùng của lịch sử dân tộc. Từ sự cảm

thông, hiểu biết đối tượng tuyên truyền, Người tạo nên những diễn ngôn phù hợp, khi thì hướng đến những mục tiêu chung, khi thì khơi gợi những nhiệm vụ cụ thể, khi tạo sự đồng cảm với lời động viên, chia sẻ. Chẳng hạn trường hợp khi còn ở nước ngoài, Người chủ động viết thư, giải thích rõ sự đúng sai, lợi hại của những hành động đơn lẻ, manh động và chỉ rõ yêu cầu, xu thế, định hướng nhiệm vụ chiến lược của cả phong trào giải phóng dân tộc trong thư Gửi Chủ tịch đoàn Quốc tế Cộng sản: “Tôi đến Quảng Châu vào giữa tháng 12. Tôi đã gặp tại đây vài ba nhà cách mạng quốc gia An Nam, trong số này có một người đã xa rời xứ sở từ ba mươi năm nay (Phan Bội Châu - BT). Trong thời gian đó ông ta đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống Pháp. Tất cả những cuộc nổi dậy ấy đều đã đưa tới cái chết của mấy tên sĩ quan và binh lính Pháp, sự chiếm đoạt mấy khẩu súng và... là việc người của chúng ta chạy thoát, do không được giúp đỡ và viện trợ. Mục đích duy nhất của ông này là trả thù cho nước, cho nhà đã bị bọn Pháp tàn sát. Ông không hiểu chính trị, và lại càng không hiểu việc tổ chức quần chúng. Trong các cuộc thảo luận, tôi đã giải thích cho ông hiểu sự cần thiết của tổ chức và sự vô ích của những hành động không cơ sở. Ông đã đồng ý. Và đây là những việc mà chúng tôi bắt đầu cùng nhau tiến hành: a) Tôi đã vạch một kế hoạch tổ chức và xin gửi kèm bản sao theo đây. b) Sau khi đã tán thành kế

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận của nguyễn ái quốc – hồ chí minh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)