Tổ chức thực hiện đúng, đầy đủ các quy định hiện hành về bảo hiểm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 77 - 79)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Tổ chức thực hiện đúng, đầy đủ các quy định hiện hành về bảo hiểm

Sở LĐTBXH phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHTN nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động trong việc tham gia BHTN. Nêu gương người tốt, việc tốt, phê phán những tổ chức, cá nhân vi phạm trong thực hiện chính sách BHTN trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai phối hợp với Sở LĐTBXH và BHXH tỉnh tuyên truyền, phổ biến chính sách BHTN đến người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp thuộc quản lý của Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai.

Tóm lại, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHTN cần được tiến hành thường xuyên, liên tục với việc đầu tư kinh phí thỏa đáng và sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp, các ngành nhằm tạo điều kiện để mọi người lao động có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt các quy định của pháp luật về BHTN đầy đủ, toàn diện.

3.2.3. Tổ chức thực hiện đúng, đầy đủ các quy định hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp hiểm thất nghiệp

Việc thực hiện pháp luật về BHTN là trách nhiệm của cả Sở LĐTBXH (trực tiếp là Trung tâm DVVL Quảng Nam) và cơ quan BHXH tỉnh Quảng Nam, do đó cần tăng cường công tác phối hợp thường xuyên nhằm triển khai thực hiện chặt chẽ, kịp thời các chính sách về BHTN, đồng thời tăng cường các giải pháp thu hồi trong thời gian tới và hạn chế thấp nhất việc hưởng trợ cấp thất nghiệp sai quy định.

70

Vì vậy, trong thời gian tới Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Nam và BHXH tỉnh cần phối hợp, nghiên cứu một số giải pháp nhằm tổ chức thực hiện pháp luật về BHTN đúng đối tượng, đúng chế độ và đúng thời hạn với các quy định hiện hành:

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện pháp luật BHTN: hoàn thiện phần mềm BHTN, tích hợp với các phần mềm về quản lý lao động, thông tin thị trường lao động, thông báo biến động lao động; hoàn thiện và thống nhất cơ sở dữ liệu về quản lý lao động để thực hiện chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu liên ngành tài chính, thuế, lao động, BHXH nhằm tăng hiệu quả quản lý đối tượng tham gia và thực thi pháp luật về BHTN; thực hiện giao dịch điện tử trong thực hiện BHTN, tiến tới số hóa quản lý hệ thống BHTN, liên kết chặt chẽ với phát triển thị trường lao động, việc làm.

Sở LĐTBXH Quảng Nam cần khảo sát nhu cầu của người lao động kết hợp với xác định nhu cầu của thị trường lao động để cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ hướng đến nhu cầu và lợi ích của người lao động với chất lượng cao, phí dịch vụ hợp lý; cung cấp đa dạng các dịch vụ thuộc lĩnh vực tìm kiếm việc làm, dạy và học nghề, giải quyết chính sách BHTN theo nhu cầu của lao động và theo hướng phát triển của địa phương; xác định lại các dịch vụ phù hợp với thực tế nhu cầu của thị trường, nhằm giúp cho người lao động có thể dễ dàng tiếp cận được, có được việc làm phù hợp với năng lực của bản thân.

Lắng nghe nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của người lao động trên địa bàn tỉnh để có thể phục vụ tốt nhất, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của người lao động. Nắm bắt chính xác những sai lệch để có những phương án thích hợp xử lý và tránh mất uy tín của mình. Thường xuyên có hoạt động giám sát, kiểm tra hoạt động của các phòng ban để kịp thời xử lý các sai phạm.

Hiện nay, các Trụ sở làm việc của Trung tâm DVVL tỉnh Quảng Nam được bố trí ở những địa điểm thuận tiện để người lao động có thể đến giao dịch việc làm. Với mạng lưới phân bổ đều tập trung ở các địa điểm đông đúc dân cư, Trung tâm đã tận dụng và phát huy được lợi thế của mình khi có trụ sở làm

71

việc rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát. Bên cạnh đó, các thiết bị phục vụ công tác dạy và học nghề cũng được chú trọng đầu tư, trang bị đầy đủ và hiện đại, góp phần không nhỏ trong việc giảng dạy giúp học viên có thể dễ dàng tiếp cận với máy móc khi đi làm. Tuy nhiên, các phòng tư vấn việc làm, tư vấn học nghề cũng nên bố trí gần nhau hơn, tạo môi trường thân thiện trong giao tiếp giữa viên chức, người dân và tạo mối quan hệ chặt chẽ, đồng bộ giữa các nhân viên; nên ứng dụng, phát huy các lợi ích công nghệ thông tin trong việc quản lý điều hành của Trung tâm và phục vụ nhân dân để tiết kiệm thời gian làm việc.

Sở LĐTBXH cần hoàn thiện và thực hiện thống nhất các quy trình về nghiệp vụ dịch vụ việc làm để hỗ trợ cho người thất nghiệp, bao gồm: quy trình thu thập, xử lý, cung cấp, dự báo thông tin thị trường lao động; quy trình giới thiệu, cung ứng lao động; quy trình hỗ trợ, tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động; quy trình hỗ trợ, tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động; quy trình hỗ trợ người sử dụng lao động nhằm tránh sa thải, cắt giảm hoặc thu hút them lao động. Cần xây dựng phương thức thông báo bổ sung hồ sơ, đến ngày hẹn trả kết quả cho người lao động qua điện thoại, email để quá trình xử lý hồ sơ được nhanh chóng, kịp thời, tránh kéo dài vượt quá thời gian quy định.

Đồng thời, trước khi giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp sang cơ quan BHXH, Trung tâm DVVL cần tiếp tục kiểm tra lại quá trình tham gia bảo hiểm của người lao động để rà soát danh sách và lọc ra những người đang trong quá trình thanh tra để phản hồi lại, tránh không để xảy ra tình trạng người lao động vừa có việc làm vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)