7. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Sự hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp
Đây là nhân tố chủ yếu và có tác động đến thực hiện pháp luật về BHTN. Bởi lẽ, hệ thống pháp luật về BHTN do nhà nước ban hành và luôn được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội. Nội dung pháp luật thể hiện rõ quan điểm, định hướng của đảng cầm quyền, quá trình thực hiện pháp luật lại phụ thuộc rất lớn vào thể chế chính trị của quốc gia và mô hình tổ chức BHTN của quốc gia đó. Mỗi điều chỉnh về pháp luật BHTN sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình thực hiện pháp luật. Cụ thể:
Thứ nhất, nếu một hệ thống pháp luật về BHTN được ban hành mang tính hệ thống, toàn diện, phù hợp thực tiễn và mang tính khả thi thì đây sẽ là điều kiện tiên quyết để hoạt động thực hiện pháp luật BHTN có hiệu lực và hiệu quả cao. Nhưng nếu hệ thống các quy định của pháp luật không đầy đủ, chồng chéo, mâu thuẫn hoặc xa rời thực tế sẽ cản trở quá trình thực hiện pháp luật về BHTN.
Thứ hai, trong các quy định của pháp luật về BHTN thì đối tượng tham gia bảo hiểm gồm hai nhóm là người lao động làm việc theo hợp đồng và viên chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước. Quy định này nhằm vào các đối tượng là người lao động có nguy cơ mất việc làm cao, nhất là khi xã hội đang biến động hướng đến tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên, nếu định hướng cho tương lai đối với các viên chức làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước cũng phải thực hiện theo chế độ hợp đồng thì chất lượng cũng như hiệu quả công việc sẽ tăng lên đáng kế. Và đây chính là đối tượng mở rộng BHTN.
Thứ ba, các quy định pháp luật về xử lý hành vi vi phạm BHTN là một công cụ pháp lý sắc bén để chống gian lận có hiệu quả, vì vậy, nếu pháp luật về lĩnh vực này được quy định một cách cụ thể, trừng phạt cao, tương xứng với tính chất của hành vi vi phạm pháp luật về BHTN thì sẽ tạo điều kiện quan trọng để thực hiện pháp luật về BHTN có hiệu quả. Ngược lại, nếu các quy định này không đủ sức răn đe thì sẽ không tạo được sự cảnh tỉnh đối với các chủ thể
28
có khả năng vi phạm, thậm chí các chủ thể này còn có thể không tôn trọng pháp luật, sẵn sàng vi phạm pháp luật vì mục đích cao hơn.
1.3.2. Ý thức pháp luật của những chủ thể tham gia quan hệ bảo hiểm thất nghiệp
Nhận thức về BHTN của một số người lao động và người sử dụng lao động còn chưa cao. Người lao động đến nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp phần lớn là lao động phổ thông nên chưa nhận thức rõ về quyền và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện pháp luật BHTN, không trung thực trong việc khai báo tình trạng việc làm do lo sợ bị mất quyền lợi hưởng trợ cấp thất nghiệp. Về phía các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của mình về BHTN, do đó, còn xảy ra tình trạng doanh nghiệp chậm đóng và nợ đọng BHXH, BHTN nên không chốt được sổ BHXH gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người lao động, ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật BHTN. Công tác quản lý lao động ở nước ta còn nhiều bất cập, chưa có đủ công cụ để quản lý lao động nên rất khó kiểm soát tình trạng việc làm của người lao động, do đó, vẫn còn trường hợp người lao động vừa đi làm vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Vì vậy, ý thức pháp luật của những chủ thể tham gia vào quan hệ BHTN là một trong những điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật BHTN. Yếu tố này mặc dù khó nhìn nhận, khó lượng hóa được, bởi nó ẩn sâu trong tiềm thức của các chủ thể, tuy nhiên, nó lại có sức ảnh hưởng không nhỏ tới xử sự của các chủ thể. Nếu ý thức pháp luật cao, vững chắc thì họ sẽ có khả năng lựa chọn tuân thủ, thực hiện pháp luật BHTN. Và khi đó, mặc dù có sự cám dỗ về vật chất hoặc tinh thần, nhưng họ sẽ đủ bản lĩnh để từ chối và giữ được sự liêm chính của mình.