7. Kết cấu của luận văn
2.1. Tình hình lao động việc làm, thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng
2.1. Tình hình lao động việc làm, thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Nam
Quảng Nam là một tỉnh duyên hải miền Trung, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có diện tích tự nhiên hơn 10.408.000 km2. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng- đô thị lớn nhất của miền Trung, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và tỉnh Kon Tum, phía Nam là hệ thống cảng biển Kỳ Hà và sân bay Chu Lai, nằm kề khu công nghiệp
33
lọc hóa dầu Dung Quất của tỉnh Quảng Ngãi - là khu công nghiệp lớn của Việt Nam trong tương lai. Quảng Nam có 80% diện tích đồi núi, núi cao và dốc với 3 vùng sinh thái: vùng miền núi, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển.
Năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh là 1.100.000 người (chiếm 62,1% dân số), khu vực thành thị chiếm 13,46%, nông thôn chiếm 86,54%; lao động khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 4,2%, lao động khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm 79,7%, khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 16,1%. Tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo của tỉnh là 70%; tỷ lệ lao động có văn bằng chứng chỉ là 18,6%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,1%. Tỷ lệ lao động ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 37,6%, ngành dịch vụ chiếm 24%, ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 38,4%.[25]
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 6.530 doanh nghiệp đang hoạt động, sử dụng 272.600 lao động (tăng 38.000 lao động so với năm 2019), trong đó: Trong các khu công nghiệp có 383 doanh nghiệp, đang sử dụng 163.600 lao động (tăng 40.000 lao động so với năm 2019). Từ đầu năm 2020 đến nay, toàn tỉnh có 163 doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của Covid 19, trong đó có 93 doanh nghiệp FDI và 70 doanh nghiệp có vốn trong nước.
Tổng số lao động bị ảnh hưởng tới việc làm là 37.093 người (3.265 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, 33.828 lao động bị ngừng việc tạm thời hoặc giảm giờ làm việc). Nguyên nhân doanh nghiệp gặp khó khăn chủ yếu do nguồn cung ứng nguyên liệu sản xuất bị gián đoạn, thiếu chuyên gia người nước ngoài (thời điểm đầu năm), do bị cắt giảm đơn hàng (nhiều doanh nghiệp bị cắt giảm từ 30-50% đơn hàng). [25]
Hiện tại, cơ bản các doanh nghiệp đã khắc phục được khó khăn và đang phục hồi sản xuất, hoạt động bình thường trở lại; tuy nhiên, vẫn có 11 doanh nghiệp đã dừng hoạt động do không có đơn hàng hoặc do chủ sử dụng lao động vắng mặt, bỏ trốn. Mặc dù dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất kinh doanh, song theo kết quả điều tra, thu thập thông tin về cung cầu lao động trên địa bàn tỉnh và báo cáo, cập nhật tình hình sản xuất kinh
34
doanh của các doanh nghiệp thì nhu cầu sử dụng lao động tại các dự án, doanh nghiệp vẫn có xu hướng tăng so với năm 2019. Tổng số nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong năm 2020 là gần 90.000 lao động, tăng gần 40.000 lao động so với năm 2019; tổng số nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong năm 2021 là 110.000 người, tăng 122% so với năm 2020.
Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tăng cường công tác quản lý nhà nước về lao động như: Chỉ thị số 10/CTUBND ngày 22/11/2018 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, BHXH đối với các doanh nghiệp; Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 04/5/2018 của UBND tỉnh về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lao động giai đoạn 2018 - 2020; Kế hoạch số 90-KH/TU ngày 31/12/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới,...
Từ năm 2018, UBND tỉnh đã thành lập Tổ công tác cấp tỉnh với sự tham gia của các ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, BHXH tỉnh, Cục Thuế tỉnh nhằm chia sẻ dữ liệu về doanh nghiệp, lao động để xây dựng cơ sở dữ liệu chấp hành pháp luật lao động, BHXH, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
UBND các huyện, thành phố cũng chỉ đạo thành lập Tổ công tác của huyện, Tổ rà soát doanh nghiệp tại UBND các xã, phường, thị trấn. Trên cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp chưa tham gia BHXH do Tổ công tác cấp tỉnh cung cấp, Tổ công tác về lao động, BHXH của các huyện, thành phố đã giao cho Tổ rà soát các xã, phường, thị trấn đến các doanh nghiệp rà soát tình hình hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp. UBND các huyện, thành phố gửi thông báo hành vi vi phạm không tham gia BHXH, BHTN cho người lao động; đồng thời, yêu cầu doanh nghiệp tham gia BHXH, BHTN cho người lao động. Đến hết tháng 12/2020, tổng số người tham gia BHXH bắt
35
buộc: 143.069 người, đạt 92.76% so với kế hoạch; BHXH tự nguyện: 26.806 người, đạt 75,92% so với kế hoạch; BHTN: 93.240 người, đạt 79,29% so kế hoạch.
Như vậy, những năm qua việc thực hiện pháp luật về BHXH, BHTN của các doanh nghiệp, đơn vị và người lao động trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến rõ rệt về nhận thức, số lượng và trách nhiệm của các bên có liên quan. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở LĐTBXH Quảng Nam thường xuyên phối hợp với BHXH tỉnh, UBND các huyện, thành phố tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc đóng, thu nộp kinh phí về BHXH, BHTN đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh