2.4.1 Hình cắt
Hình cắt là hình biểu diễn phần còn lại của vật thể, sau khi đã tưởng tượng dùng một mặt phẳng cắt cắt bỏ phần vật thể giữa mặt phẳng cắt và người quan sát.
2.4.1.1 Phân loại hình cắt
- Hình cắt đứng. Nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng. (B-B Hình 5.13).
- Hình cắt bằng. Nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu bằng. ( A-A Hình 5.13).
- Hình cắt cạnh. Nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh. ( A-A Hình 5.15 ).
- Hình cắt nghiêng. nếu mặt phẳng cắt không song song với mặt phẳng chiếu cơ bản. (Hình 5.14).
2.4.1.2 Quy định về hình cắt
TCVN 7-78 quy định ký hiệu vật liệu trên mặt cắt được vẽ như ( hình 5.20) và cách vẽ như sau:
- Các đường gạch gạch kẻ song song với nhau và nghiêng 450 so với đường bao hoặc đường trục.
- Nếu đường gạch gạch có phương trùng với đường bao hay đường trục chính thì được phép vẽ nghiêng 300 hay 600 (Hình 5.21).
- Các đường gạch gạch trên mọi hình cắt hay mặt cắt của một vật thể phải vẽ thống nhất phương và khoảng cách. Khoảng cách đó cho phép (2 10mm).
- Các đường gạch gạch của hình cắt và mặt phẳng cắt của hai chi tiết kề nhau được vẽ theo phương khác nhau hoặc có khoảng cách khác nhau (Hình 5.21).
40
2.4.1.3 Các quy ước
-Trên các hình cắt các phần tử như nan hoa của vô lăng, thành mỏng, gân chịu lực... được quy định không vẽ ký hiệu vật liệu trên mặt cắt nếu chúng bị cắt dọc (Hình 5.22)
Hình 5.41 Quy ước trên hình cắt
-Với các chi tiết đặc như bu lông, đinh tán, then chốt, trục đặc, tay biên coi như không bị cắt khi mặt phẳng cắt dọc.
-Khi ghép nửa hình chiếu với nửa hình cắt có trục đối xứng thẳng đứng thì nửa hình cắt đặt bên phảị Trong trường hợp trục đối xứng của hình biểu diễn trùng với đường bao của vật thể thì phải dùng nét lượn sóng làm đường phân cách.
-Trong các hình cắt nếu mặt phẳng cắt đồng thời là mặt phẳng xứng của vật thể thì không cần ghi chú gì.
2.4.2 Mặt cắt
2.4.2.1 Khái niệm
Mặt cắt là hình biểu diễn nhận được trên mặt phẳng cắt khi tưởng tượng dùng mặt phẳng này cắt vật thể.
2.4.2.2 Ký hiệu và những quy ước về mặt cắt
Cách ghi chú trên mặt cắt cũng giống như cách ghi chú trên hình cắt, cần có các nét cắt xác định vị trí mặt phẳng cắt, mũi tên chỉ hướng chiếu và chữ ký
hiệu mặt cắt
41
- Mọi trường hợp của mặt cắt đều có ghi chú, trừ trường hợp mặt cắt (mặt cắt chập, mặt cắt rời) là một hình đối xứng, đồng thời trục. đối xứng của nó đắt trùng với vết mặt phẳng cắt hay trùng với đường kéo dài của mặt phẳng cắt (không cần vẽ nét cắt, mũi tên chỉ hướng chiếu và ký hiệu) .
- Trường hợp mặt cắt chập hay mặt cắt rời không có trục đối xứng trùng với vết mặt phẳng cắt hay đường kéo dài của mặt phẳng cắt thì chỉ cần vẽ nét cắt, mũi tên chỉ hướng chiếu mà không cần ghi ký hiệu bằng chữ
Hình 5.43 Mặt cắt chập không đối xứng
- Mặt cắt được đặt đúng theo hướng
mũi tên, cho phép đặt mặt cắt ở vị trí bất kỳ trên bản vẽ. Nếu mặt cắt đã được xoay thì trên chữ ký hiệu có mũi tên cong cũng giống như hình cắt đã được xoay
- Nếu mặt phẳng cắt đi qua trục của đường bao xoay hoặc phần lõm tròn xoay thì đường bao của lỗ hoặc phần lõm đó được vẽ đầy đủ trên mặt cắt (Hình 5.28)
Hình 5.44 Mặt cắt xoay Hình 5.45 Mặt cắt qua chỗ lõm tròn xoay
2.4.3. Hình trích
Hình trích là hình biểu diễn được trích ra từ một hình chiếu hoặc một hình cắt đã có nhằm mô tả phần nhỏ nào đó của vật thể một cách tỉ mỉ, rõ ràng hơn. Muốn vậy nó phải được phóng to lên và được giới hạn bằng nét lượn sóng.
42 II II TL 5:1 Hình 5.46 Hình trích Hình 5.47 Ký hiệu hình trích R3 I
43
Chương 3
Vẽ qui ước các mối ghép cơ khí Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm về các loại mối ghép và cách vẽ quy ước các
mối ghép.
- Đọc và vẽ được bản vẽ của các chi tiết có các mối ghép.
- Trình bày được cấu tạo, ứng dụngcủa các loại bánh răng, lò xo
- Đọc và vẽ được bản vẽ quy ước mối ghép bánh răng, lò xọ
- Rèn luyện tính cẩn thận tỉ mỷ chính xác, chủ động trong học tập.
Nội dung