3.2.1 Mối then
3.2.1.1 Then bằng
Then bằng có loại đầu tròn (A) và đầu vuông (B). Kích thước của then
bằng được quy định theo TCVN 2261 - 77 ký hiệu của then bằng gồm tên gọi,
48
Kiểu B Kiểu A Hình 3.9 Chi tiết then
Ví dụ: Then bằng A18 11 100 TCVN 2261 - 77
Then bằng B18 11 100 TCVN 2261 - 77
Kích thước theo chiều rộng và chiều cao xác định theo đường kính trục và lỗ của chi tiết bị ghép.
Chiều dài l của then được xác định theo chiều dài của lỗ. Khi lắp, hai mặt bên là hai mặt tiếp xúc. Kích thước mặt cắt của then và rãnh then quy định trong
TCVN 2261-77
Hình 3.10 Mối ghép then
3.2.1.2 Then vát
Then vát có kiểu đầu tròn (A), kiểu đầu vuông (B) và kiểu có mấụ Mặt trên của then vát có độ dốc bằng 1:100. Khi lắp, then được đóng chặt vào rãnh của lỗ và trục, mặt trên và mặt dưới của then là các mặt tiếp xúc.
Kích thước của then vát được quy định trong TCVN 2262 - 77
Ký hiệu của then vát gồm: Tên gọi, kích thước chiều rộng, chiều cao, chiều
dài, và số hiệu tiêu chuẩn của then. Ví dụ: Then vát B1811100 TCVN 2262 - 77
49
3.2.1.3 Then bán nguyệt
Hình 3.11 Then bán nguyệt
3.2.2 Mối ghép hàn, đinh tán
3.2.2.1 Mối ghép hàn
Theo TCVN 3746 - 83, mối hàn được vẽ quy ước như. Trên hình chiếu thì đường hàn thấy vẽ bằng nét liền đậm, Đường hàn khuất vẽ bằng nét đứt. Trên hình cắt thì vẽ đường bao tiết diện mối hàn bằng nét rất đậm (1.5S), còn những đường bên trong tiết diện này được vẽ bằng nét liền mảnh.
a) b)
Hình 3.12 Ký hiệu quy ước biểu diễn mối hàn.
Ký hiệu của mối hàn thấy được ghi ở trên đoạn nằm ngang của một đường gióng. Đường này có một nữa mũi tên chỉ vào mối hàn. Nếu mối hàn khuất thì
ký hiệu phải ghi ở phía dưới đoạn nằm ngang đó. Ví dụ: Ký hiệu ⊿5 trên hỗn
hợp hoặc một ký hiệu đầy đủ như sau:
TCVN 1091- 75 C2 - ⊿6 - 100/ 200
Giải thích: TCVN 1091- 75 là tiêu chuẩn về mối hàn hồ quang điện thủ
công. C2 là kiểu mối hàn ghép chồng không vát đầu hai phía ghi trong tiêu
chuẩn ấy, 6mm là chiều cao tiết diện mối hàn, 100/200 chỉ mối hàn đứt quãng có
chiều dài mỗi quãng là 100mm và khoảng cách giữa các quãng là 100mm (Tức
là bước dài là 200mm)
C2_ 6_ 100/200
50
Hàn là mối ghép không tháo được. Muốn tháo rời các chi tiết của mối hàn ta phải phá vỡ mối hàn đó, vì khi hàn người ta dùng phương pháp làm nóng chảy cục bộ kim loại để dính kết các chi tiết lại với nhaụ
Ký hiệu quy ước của mối hàn.
Căn cứ theo hình dạng mép vát của đầu chi tiết đã chuẩn bị để hàn, người ta chia ra nhiều kiểu mối hàn khác nhaụ Kiểu mối hàn được ký hiệu bằng chữ và số và bằng dấu hiệu quy ước.
Các kiểu mối hàn và kích thước cơ bản của mối hàn đã được quy định trong các tiêu chuẩn về mối hàn.
Khi cần biểu diễn hình dạng và kích thước của mối hàn thì trên mặt cắt, đường bao mối hàn được vẽ bằng nét liền đậm và vẽ mép vát đầu các chi tiết
được vẽ bằng nét liền mảnh (Hình 6.29)
Ký hiệu quy ước về mối hàn gồm có: Ký hiệu bằng hình vẽ về kiểu mối hàn, kích thước mặt cắt mối hàn, chiều dài mối hàn, ký hiệu phụ đặc trưng cho vị trí mối hàn, vị trí tương quan của mối hàn.
Ký hiệu mối hàn trên bản vẽ (ISO 2553-1984)
Tên gọi mối hàn Ký hiệu mối hàn
Mối hàn giáp mối gấp mép
Mối hàn giáp mối không vát mép Mối hàn giáp mối vát mép chữ V Mối hàn giáp mối vát mép nửa chữ V Mối hàn giáp mối vát mép chữ Y Mối hàn giáp mối vát mép nửa chữ Y Mối hàn giáp mối vát mép chữ U Mối hàn giáp mối vát mép chữ J Mối hàn chân (đáy)
Mối hàn góc Mối hàn khe
Mối hàn lỗ, mối hàn điểm Mối hàn đường (hàn áp lực)
51
Quy ước ký hiệumối hàn trên bản vẽ
Ký hiệu
phụ Ý nghĩa của ký hiệu phụ
Vị trí ký hiệu phụ
Phía chính Phía phụ
Phần lồi của mối hàn được cắt đi cho bằng với bề mặt kim loại
Mối hàn được gia công để có sự chuyển tiếp đều từ kim loại mối hàn đến kim loại cơ bản
Mối hàn được thực hiện khi lắp ráp
Mối hàn gián đoạn phân bố theo kiểu mắt xích.
Góc nghiêng ký hiệu so với nét gạch ngang của đường
dóng chỉ vị trí hàn là 60o
Mối hàn gián đoạn hay các điểm hàn so le
Mối hàn được thực hiện theo đường chu vi kín.
Đường kính của ký hiệud =
3÷4mm
Mối hàn được thực hiện theo đường chu vi hở.
Ký hiệu này chỉ dùng đối với mối hàn nhìn thấỵ
Kích thước của ký hiệu quy định: Cao từ 3÷5mm
Dài từ 6÷10mm
3.2.2.2 Mối ghép đinh tán
Đinh tán được phân loại dựa vào hình dạng của phần mũ đinh tán có sẵn ở một đầụ Đinh tán thường dùng ba loại: Đinh tán mũ chỏm cầu, đinh tán mũ nửa chìm và đinh tán mũ chìm.
3.3.2.3 Vẽ quy ước
52
Đầu chỏm
cầu
Đầu chìm Đầu nửa chìm
Phía trên Phía dưới Hai phía Phía trên Phía
dưới
Hai phía
Nếu trong mối ghép đinh tán có nhiều đinh tán cùng loại thì cho phép biểu diễn một vài đinh tán. Các đinh tán còn lại chỉ cần đánh dấu vị trí bằng các đường trục, đường tâm.