Cơ sở pháp lý của việc đánh giá công chức

Một phần của tài liệu Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 25 - 29)

1.2. Đánh giá công chức cấp xã

1.2.3. Cơ sở pháp lý của việc đánh giá công chức

Đánh giá công chức là một nội dung quan trọng trong cơng tác quản lý, sử dụng cơng chức. Chính vì thế Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quy định về việc đánh giá đội ngũ công chức cũng như tiêu chuẩn công chức.

Từ năm 1998, Pháp lệnh CB, CC được ban hành trong đã có quy định về “chức danh và tiêu chuẩn CB, CC” (khoản 3 điều 33) [22, tr.19] và về “tổ

chức thực hiện việc quản lý, sử dụng và phân cấp quản lý CB,CC” (khoản 5

điều 33). Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Quyết định số 11/1998/QĐ- TCCP-CCVC, ngày 05/12/1998, Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ cũng đã ban hành quy chế đánh giá công chức hàng năm. Những văn bản vừa nêu đã đặt nền móng cơ sở cho việc thực hiện xây dựng tiêu chuẩn công chức và đánh giá công chức và đã được áp dụng trong một thời gian khá dài.

Tiếp đó, năm 2001, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 136/2001/QĐ-TTg, ngày 17/9/2001 phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 với mục tiêu chung là: “xây dựng

một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ CB,CC có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước” [28, tr.4]. Trong văn bản này có nêu một nội dung cụ thể là:

16

“Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC”. Yêu cầu đặt ra là “sửa đổi,

bổ sung hệ thống ngạch, bậc, các quy định hiện hành về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chức danh CB,CC. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh phù hợp với thực tiễn Việt Nam, với yêu cầu công tác chuyên môn của từng đối tượng, làm căn cứ cho việc đánh giá năng lực của CB, CC...” [28, tr.10].

Sau đó, ngày 29/4/2003 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC nhà nước giai đoạn I (2003 - 2005) với mục tiêu cụ thể: "Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế

xây dựng, quản lý CB, CC nhà nước, quy chế hoạt động công vụ phù họp với yêu cầu, mục tiêu của nền hành chính hiện đại. Xác định tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức cho từng lĩnh vực, từng cấp ở Trung ương, cấp tỉnh - thành phố, quận - huyện và xã - phường, thị trấn; xây dựng chức trách, nhiệm vụ của từng loại công chức; trách nhiệm xây dựng, quản lý công chức của người đứng đầu các cơ quan hành chính và tổ chức sự nghiệp và chế độ chính sách đối với cơng chức..”, “Thực hiện việc bố trí, đánh giá và sử dụng CB,

CCtrên cơ sở các tiêu chuẩn cụ thể...”. Nội dung chủ yếu của chương

trình

này là hồn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh công chức phù hợp với thực tiễn, yêu cầu chuyên môn của từng loại công chức và chế độ tuyển dụng CB, CC, thực hiện quy chế mới về đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với CB, CC. Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ chuyên trách ở cơ sở gồm các chức danh cán bộ chuyên trách về chuyên môn của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn [7, tr.4-11].

Năm 2003, Pháp lệnh CB, CC được sửa đổi, bổ sung. Trên cơ sở Pháp lệnh được sửa đổi, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 114/2003/NĐ-TTg, ngày 10/10/2003 về CB, CC xã, phường, thị trấn, trong đó có những quy định về tiêu chuẩn CB, CC cấp xã và việc quản lý CB, CC cấp xã. Theo đó thì cơng chức cấp xã phải đảm bảo những tiêu chuẩn cụ thể

do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định. Những tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức cấp xã được quy định tại quyết định số 04/2004/QĐ-BNV, ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Đồng thời Bộ Nội vụ cũng đã ban hành Thông tư 03/2004/TT-BNV, ngày 16/01/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định 114/2003/NĐ-CP, trong đó xác định Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện báo cáo thống kê hàng năm về số lượng, chất lượng CB, CC cấp xã theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Cuối năm, CB, CC cấp xã kiểm điểm theo 3 nội dung: phẩm chất chính trị; hồn thành nhiệm vụ được giao; ý thức tổ chức kỷ luật và đạo đức lối sống, để đánh giá, xếp loại CB, CC cấp xã theo 4 loại: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ, hồn thành nhiệm vụ và khơng hoàn thành nhiệm vụ được giao [38, tr.278]. Chúng ta có thể thấy rằng thơng tư 03/2004/TT-BNV này chính là cơ sở pháp lý để thực hiện việc đánh giá công chức cấp xã.

Tiếp tục xác định sự cần thiết phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Bộ máy nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 53/2007/NQ-CP ngày 07/11/2007 trong đó cần thiết phải: “Xác định cụ thể các chức danh công chức xã theo hướng ổn định và chuyên sâu về nghiệp vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã; hồn thiện tiêu chuẩn, chức danh CB, CC; hoàn thiện Quy chế đánh giá, phân loại CB, CC.” [21, tr.4].

Tiếp đó Luật CB, CC 2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010, trong đó trình bày các quy định cụ thể về mục đích, nội dung, trách nhiệm đánh giá cơng chức và phân loại đánh giá công chức. Đồng thời cũng quy định chức vụ, chức danh công chức cấp xã; nghĩa vụ, quyền của cán bộ, bầu cử, tuyển dụng, đánh giá, phân loại cơng chức cấp xã.

18

Sau đó, Quyết định số 286-QĐ/TW ngày 08/02/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về ban hành quy chế đánh giá CB, CC thay thế Quyết định số 50- QĐ/TW, ngày 03/5/1999 của Bộ Chính trị (khố VIII).

Gần đây nhất, Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 của chính phủ quy định về đánh giá, phân loại CB, CC, viên chức được ban hành. Nghị định này có nhiều điểm mới, cụ thể như nếu CB, CC, viên chức hoàn thành khối lượng cơng việc dưới 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả; đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc đánh giá, phân loại CB, CC, viên chức; Nghị định này gắn trách nhiệm, kết quả thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người lãnh đạo, quản lý với kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị do mình lãnh đạo, quản lý, phụ trách; kết quả đánh giá trong 2 năm liên tiếp nếu khơng hồn thành nhiệm vụ sẽ bị miễn nhiệm, thơi làm nhiệm vụ, buộc thơi việc…

Tóm lại, những văn bản nêu trên chính là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện cơng tác đánh giá cơng chức nói chung cũng như đánh giá công chức cơng chức cấp xã nói riêng để phục vụ cho cơng cuộc cải cách nền hành chính và góp phần thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng, bồi dưỡng công chức.

Một phần của tài liệu Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện đakrông, tỉnh quảng trị (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w