3.5.4.1. Tiến hành khảo sát
3.5.4.1.1. Thông tin trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Trong“giai đoạn này, người viết tập trung vào việc thu thập thông tin thiết lập mức trọng yếu của mỗi cuộc kiểm toán, bao gồm:
a. Xác lập mức trọng yếu tổng thể báo cáo tài chính
Tiêu chí và tỷ lệ được sử dụng để xác lập mức trọng yếu và lý do lựa chọn tiêu chí cũng như tỷ lệ này để xác lập mức trọng yếu.
Thông tin tài chính của tiêu chí được sử dụng để xác lập mức trọng yếu.
Mức trọng yếu tổng thể được xác lập, giá trị này được tính toán theo tiêu chí và tỷ lệ đã được xác định ở trên theo công thức:
Mức trọng yếu tổng thể báo cáo tài chính [I] = Tiêu chí [Benchmark] x Tỷ lệ %
b. Xác lập mức trọng yếu thực hiện cho từng khoản mục
Tỷ lệ được sử dụng để phân bổ mức trọng yếu thực hiện cho từng khoản mục và lý do lựa chọn tỷ lệ này.
Mức trọng yếu thực hiện được tính theo công thức:
Mức trọng yếu thực hiện [K] = [I] x Tỷ lệ % [J]
c. Xác định ngưỡng sai sót có thể bỏ qua
Thông thường, ngưỡng sai sót có thể bỏ qua xác định dựa trên tỷ lệ 4% của mức trọng yếu thực hiện hay dựa trên một tỷ lệ khác, nếu lựa chọn tỷ lệ khác phải trình bày lý do vì sao lựa chọn tỷ lệ đó.
3.5.4.1.2. Thông tin trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trong giai đoạn này, người viết tập trung khảo sát việc vận dụng mức trọng yếu cho việc xác định cỡ mẫu trong trường hợp phương pháp lựa chọn phần tử để thử nghiệm là phương pháp chọn mẫu và đánh giá các sai sót phát hiện được, do đó thông tin cần thu thập bao gồm: Phương pháp lựa chọn phần tử được áp dụng (đối với hầu hết các phần hành có thực hiện kiểm tra chi tiết trong cuộc kiểm toán) có phải là phương pháp lấy mẫu kiểm toán hay
không.
Có sử dụng đúng mức trọng yếu đã được xác lập trong giai đoạn lập kế hoạch để xác định cỡ mẫu cần kiểm tra hay không.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu có phát hiện sai sót và các sai sót này có được đánh giá so với ngưỡng sai sót có thể bỏ qua hay không.
3.5.4.1.3. Thông tin trong giai đoạn hoàn thành cuộc kiểm toán
Trong giai đoạn này cần xem xét các sai sót đã được phát hiện có vượt quá mức trọng yếu thực hiện phân bổ cho từng khoản mục và các sai sót chưa được điều chỉnh có vượt mức trọng yếu tổng thể báo cáo tài chính để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán. Các thông tin cần thu thập trong giai đoạn này như sau:
Trưởng nhóm kiểm toán có tổng hợp và trình bày biểu các bút toán điều chỉnh và
yêu cầu đơn vị điều chỉnh hay không.
Đơn vị có đồng ý điều chỉnh theo các bút toán trên không.
Các sai sót không được điều chỉnh có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính
hay không.
Trưởng nhóm kiểm toán có xem xét, đánh giá các vấn đề có khả năng ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính trước khi đưa ra ý kiến kiểm toán hay không (các vấn đề như sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán, giả định hoạt động liên tục của đơn vị,…). Tổng hợp các thông tin thu thập được trong cả ba giai đoạn, người viết đưa ra đánh giá chung về việc kiểm toán viên có tuân thủ và thực hiện theo đúng các hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quy định của công ty A&C về việc thiết lập và vận dụng mức trọng yếu hay không.
Kết quả khảo sát
Bảng dưới đây sẽ trình bày kết quả mà người viết đã thực hiện khảo sát, bao gồm 10 khách hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán của công ty A&C trong năm kế toán 2018. Tuy nhiên, để đảm bảo yêu cầu bảo mật thông tin của khách hàng, người viết sẽ mã hóa tên khách hàng
thành các ký tự S1, S2, T1, T2,... và chỉ trình bày những thông tin cần thiết nhất cho cuộc khảo sát, bao gồm loại hình công ty, hoạt động kinh doanh của công ty và các thông tin cần thu thập như đã trình bày ở phần trên. Để thuận tiện cho việc theo dõi và thống kê, người viết sẽ phân loại và trình bày kết quả khảo sát theo hai nhóm khách hàng trong hai lĩnh vực khác nhau: nhóm khách hàng trong lĩnh vực thương mại –dịch vụ và nhóm khách hàng trong lĩnh vực sản xuất – chế biến. Dưới đây là kết quả khảo sát:
48
NHÓM KHÁCH HÀNG TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT – CHẾ BIẾN
Tên khách
hàng Công ty S1 Công ty S2 Công ty S3 Công ty S4 Công ty S5
Loại hình DN TNHH TNHH TNHH Đại chúng Doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài
Hoạt động kinh
doanh
Sản xuất linh kiện, phụ tùng xe, sản xuất trang thiết bị văn phòng, sản xuất các loại sản phẩm nhựa; sản xuất các chi tiết kim loại,...
Sản xuất các loại máy móc, phụ tùng, linh kiện dùng trong lĩnh vực cơ khí chính
xác,...
Sản xuất bánh ngọt
Sản xuất sợi, khai thác và chế biến lâm sản, gia công
cơ khí, sản xuất phân phối hơi nước, trồng cây lấy củ,...
Sản xuất, gia công linh kiện, phụ tùng xe, khuôn mẫu kim loại, linh kiện đồ gia dụng, dụng cụ hít nhà sắt tự động,...
GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN Tiêu chí được
chọn để ước tính mức trọng yếu
Doanh thu thuần Doanh thu thuần Doanh thu thuần Lợi nhuận trước
thuế
Lợi nhuận trước thuế
Lý do chọn tiêu
chí này
Lợi nhuận không ổn định giữa các năm, doanh thu là chỉ tiêu được các thành viên HĐQT quan tâm.
Đây là chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan
tâm, lợi nhuận trước thuế không ổn định
Công ty mẹ rất quan tâm đến chỉ
tiêu này
Chỉ tiêu lợi nhuận luôn được quan tâm do áp lực từ các cổ đông
Chỉ tiêu được chủ sở hữu
quan tâm
Tỷ lệ % trên tiêu
49
Lý do chọn tỷ lệ
% này
Báo cáo năm trước chấp nhận toàn phần, ngành nghề kinh doanh của đơn vị ít rủi ro, những năm trước kiểm toán không có vấn đề nào quan trọng cần phải điều chỉnh, BGĐ/BQT đơn vị là những người có thâm niên, có năng lực và có tính chính trực cao.
Đảm bảo kiểm soát được rủi ro
+ Hoạt động kinh
doanh không quá
phức tạp. + Kinh nghiệm kiểm toán nhiều năm, đánh giá rủi ro ở mức độ trung
bình.
Hoạt động của đơn vị ổn định và đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ tương đối tốt.
Hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá tốt, Ban quản trị chính trực, nên KTV cho rằng tỷ lệ này là phù hợp với quy mô của đơn vị Mức trọng yếu tổng thể báo cáo tài chính 700.000.000 1.280.000.000 1.700.000.000 17.000.000.000 300.000.000 Tỷ lệ % để xác lập mức trọng yếuthực hiện 75% 75% 75% 75% 75% Mức trọng yếu thực hiện 525.000.000 960.000.000 1.275.000.000 12.750.000.000 225.000.000 Tỷ lệ % để xác định ngưỡng sai sót có thể bỏ qua 4% 4% 4% 4% 4% Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua 21.000.000 38.400.000 51.000.000 510.000.000 9.000.000
50
Phương pháp
lựa chọn phần tử Cả ba phương pháp Cả ba phương pháp
Cả ba phương pháp Cả ba phương pháp Cả ba phương pháp Có sử dụng mức trọng yếu để xác định cỡ mẫu Có Có Có Có Có Có đánh giá các sai sót phát hiện được với ngưỡng sai sót có thể bỏ qua Có Có Có Có Có
GIAI ĐOẠN HOÀN THÀNH CUỘC KIỂM TOÁN Có tổng hợp các bút toán điều chỉnh và yêu cầu đơn vị trình bày Có Có Có Có Có Đơn vị có đồng
ý điều chỉnh Đơn vị đồng ý điều chỉnh
Đơn vị đồng ý điều chỉnh
Chỉ điều chỉnh một
phần Không điều chỉnh Đơn vị đồng ý điều chỉnh Đánh giá ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh đến BCTC Không có Không có Nhỏ hơn mức trọng yếu tổng thể, ý kiến chấp nhận toàn phần Nhỏ hơn mức trọng yếu tổng thể, ý kiến chấp nhận toàn phần Không có
51 Trưởng nhóm có xem xét các vấn đề có khả năng ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC Có Có Có Có Có KẾT LUẬN CHUNG Đơn vị có tuân thủ và thực hiện đúng theo VSA và AAM trong việc xác lập và vận dụng mức trọng yếu Có Có Có Có Có
Bảng 3.6: Kết quả khảo sát nhóm khách hàng trong lĩnh vực sản xuất – chế biến
NHÓM KHÁCH HÀNG TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ
Tên khách hàng Công ty T1 Công ty T2 Công ty T3 Công ty T4 Công ty T5
Loại hình DN Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài TNHH Công ty TNHH hai thành viên tr l ở ên Chi nhánh trực thuộc Tổng Công ty Chi nhánh tập đoàn nhà nước
Hoạt động kinh doanh
Dịch vụ tư vấn kiến trúc, thiết kế, lập kế hoạch cho dự án xây dựng,...
Sửa chữa phương tiện vận tải,...
Kinh doanh lữ hành
quốc tế,... Dịch vụ Viễn thông,...
Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin,...
52 GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN
Tiêu chí được chọn để ước tính mức trọng yếu
Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước thuế Doanh thu thuần Doanh thu thuần
Lý do chọn tiêu chí này
Doanh thu năm nay tăng đáng kể so với các năm trước
Chỉ tiêu được chủ sở hữu quan tâm nhiều nhất
Lợi nhuận là chỉ tiêu được người sử dụng BCTC quan tâm.
Chỉ tiêu ổn định qua các năm và là chỉ tiêu được nhiều người quan tâm
Chỉ tiêu ổn định qua các năm và là chỉ tiêu được nhiều người quan tâm Tỷ lệ % trên tiêu chí được chọn 1% 10% 10% 0,46% 0,50% Lý do chọn tỷ lệ % này Khách hàng đã thực hiện kiểm toán lâu năm, các năm trước không có nhiều sai sót
Khách hàng hoạt động ổn định, Ban lãnh đạo chính trực, hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá tốt, các bút toán điều chỉnh năm trước không nhiều và không lớn
Đơn vị được kiểm toán
qua nhiều năm liền. Ít phát sinh các sai sót.
Thận trọng và KTV không dựa vào thủ tục phân tích
Thận trọng và KTV không dựa vào thủ tục phân tích
Mức trọng yếu tổng
thể báo cáo tài chính 1.160.000.000 850.000.000 1.300.000.000 3.500.000.000 4.300.000.000
Tỷ lệ % để xác lập mức trọng yếu thực hiện
53 Mức trọng yếu thực hiện 870.000.000 637.500.000 975.000.000 2.625.000.000 3.225.000.000 Tỷ lệ % để xác định ngưỡng sai sót có thể bỏ qua 4% 4% 4% 4% 4% Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua 34.800.000 25.500.000 39.000.000 105.000.000 129.000.000
GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN KIỂM TOÁN Phương pháp lựa chọn
phần tử Cả ba phương pháp Cả ba phương pháp Cả ba phương pháp Cả ba phương pháp Cả ba phương pháp
Có sử dụng mức trọng yếu để xác định cỡ mẫu
Có Có Có Có Có
Có đánh giá các sai sót phát hiện được với ngưỡng sai sót có thể bỏ qua
Có Có Có Có Có
GIAI ĐOẠN HOÀN THÀNH CUỘC KIỂM TOÁN Có tổng hợp các bút
toán điều chỉnh và yêu cầu đơn vị trình bày
54 Đơn vị có đồng ý điều chỉnh Đơn vị đồng ý điều chỉnh Đơn vị đồng ý điều chỉnh Chỉ điều chỉnh một phần Đơn vị đồng ý điều chỉnh Đơn vị đồng ý điều chỉnh Đánh giá ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh đến BCTC Không có Không có Nhỏ hơn mức trọng yếu tổng thể, ý kiến chấp nhận toàn phần Không có Không có Trưởng nhóm có xem xét các vấn đề có khả năng ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC Có Có Có Có Có KẾT LUẬN CHUNG Đơn vị có tuân thủ và thực hiện đúng theo VSA và AAM trong việc xác lập và vận dụng mức trọng yếu
Có Có Có Có Có